Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bé trai 7 tháng tuổi suy hô hấp cấp tiến triển do biến chứng cúm A

Thứ tư, 14:08 12/02/2025 | Y tế

GĐXH - Theo các bác sĩ, hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển là một trong những biến chứng nặng của cúm A, tính chất diễn biến phức tạp, tỷ lệ tử vong cao lên tới 40-70%.

Ngày 12/2, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ cho biết, tại đây vừa điều trị thành công, cứu sống một bé trai 7 tháng tuổi bị suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) do biến chứng cúm A.

Bệnh nhi là Đ.B.A (trú tại Tam Nông, Phú Thọ), được chuyển đến từ Trung tâm y tế huyện với chẩn đoán suy hô hấp, viêm phổi, cúm A dương tính. Thông tin từ gia đình cho biết, trẻ đã diễn biến bệnh 4 ngày tại nhà với các triệu chứng như sốt cao, ho khò khè, xuất tiết nhiều đờm dãi.

Sau 4 ngày trẻ được điều trị tại nhà nhưng tình trạng không thuyên giảm, đồng thời xuất hiện thêm triệu chứng khó thở nên được gia đình đưa tới khám tại Trung tâm Y tế huyện. Tại đây, trẻ được hỗ trợ thở máy áp lực dương liên tục (CPAP) nhưng không đỡ, tình trạng khó thở tăng lên nên được đặt ống nội khí quản và chuyển đến Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ.

Bé trai 7 tháng tuổi suy hô hấp cấp tiến triển do biến chứng cúm A - Ảnh 1.

Bệnh nhi được thở máy theo chiến lược thông khí bảo vệ phổi kết hợp các biện pháp hỗ trợ như thông khí nằm sấp; chống viêm; giãn cơ. Ảnh: BVCC.

Sau khi thăm khám, trẻ được chẩn đoán mắc hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS), viêm phổi nặng trên bệnh nhân cúm A. Bệnh nhi ngay lập tức được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt và được thở máy theo chiến lược thông khí bảo vệ phổi kết hợp các biện pháp hỗ trợ như thông khí nằm sấp; chống viêm; giãn cơ.

Theo BSNT. Nguyễn Võ Lộc – Phó Trưởng khoa phụ trách Khoa Hồi sức tích cực – chống độc, Bệnh viện Sản Nhi Phú Thọ, các biện pháp thông khí hỗ trợ trong điều trị ARDS với mục đích tránh căng giãn phế nang quá mức và tránh xẹp phổi. Đặc biệt thông khí nằm sấp là một phương pháp mới, chưa được áp dụng rộng rãi đối với các trường hợp ARDS nặng ở trẻ em.

Ưu điểm của phương pháp này là giúp cải thiện trao đổi khí, huy động các phế nang bị xẹp vùng lưng, cải thiện dẫn lưu tư thế, đồng thời giúp tái phân bố tưới máu, hạn chế các vùng phổi bị phù nề.

Với phác đồ điều trị tích cực, kết hợp điều trị kháng sinh và vật lý trị liệu hô hấp, tình trạng suy hô hấp của trẻ được cải thiện rõ rệt. Sau 18 ngày điều trị, sức khỏe trẻ ổn định và được cho xuất viện.

BS Lộc cho biết, hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) là một trong những biến chứng nặng của cúm A, tính chất diễn biến phức tạp, tỷ lệ tử vong cao lên tới 40-70%. Đây là hội chứng bệnh lý tổn thương cấp tính các phế nang mao mạch phổi, đặc trưng bởi tình trạng suy hô hấp diễn biến nhanh. Trong nhiều trường hợp, ARDS làm cho lượng oxy trong máu sụt giảm nghiêm trọng, gây suy đa cơ quan dẫn tới tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Thời gian gần đây, theo ghi nhận tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ, số lượng trẻ nhập viện do cúm A có xu hướng tăng lên, trong đó có nhiều trẻ nhập viện trong tình trạng rất nặng, biến chứng viêm phổi, viêm cơ tim, phù não, tổn thương gan nặng,…

Vì vậy bác sĩ khuyến cáo, khi trẻ mắc cúm, bố mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần chú ý giữ ấm cho trẻ, giữ vệ sinh cá nhân bằng cách sát khuẩn, rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi ra ngoài, hạn chế tiếp xúc với người nghi mắc cúm và chủ động đưa trẻ đi tiêm vaccine phòng bệnh đúng, đủ lịch.

Bị cúm, khi nào dùng Tamiflu? Những ai không nên dùng thuốc này?Bị cúm, khi nào dùng Tamiflu? Những ai không nên dùng thuốc này?

GĐXH – Theo các chuyên gia, Tamiflu không phải là “thần dược” trị cúm. Việc lạm dụng Tamiflu có thể dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe như hiện tượng kháng thuốc này ngày càng tăng.

Chăm sóc trẻ mắc cúm A tại nhà cần làm gì để bệnh nhanh khỏi, tránh gặp biến chứng?Chăm sóc trẻ mắc cúm A tại nhà cần làm gì để bệnh nhanh khỏi, tránh gặp biến chứng?

GĐXH - Khi trẻ mắc cúm, cha mẹ cần tuân thủ chăm sóc trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt, các thuốc được sử dụng cho trẻ phải do bác sĩ chỉ định, cha mẹ không được tự ý mua thuốc dùng cho con.

3 chị em trong một gia đình ở Hà Nội mắc cúm A, 2 trẻ biến chứng viêm phổi3 chị em trong một gia đình ở Hà Nội mắc cúm A, 2 trẻ biến chứng viêm phổi

GĐXH - Cả 3 trẻ đến viện với các triệu chứng: Sốt cao, dùng thuốc hạ sốt không đáp ứng, ho khan nhiều, đau tức ngực, nhiều dịch mũi...

N.Mai
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
10 thông điệp về bệnh sởi nhất định không được bỏ qua!

10 thông điệp về bệnh sởi nhất định không được bỏ qua!

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em do các biến chứng viêm phổi, viêm não, tiêu chảy nặng và suy dinh dưỡng.

Con trai 8 tuổi nghịch dại, bố 51 tuổi đau đớn vì bị vỡ đôi tinh hoàn

Con trai 8 tuổi nghịch dại, bố 51 tuổi đau đớn vì bị vỡ đôi tinh hoàn

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH - Trong lúc đang ngủ, người đàn ông này bị con trai 8 tuổi dùng đồ chơi bằng gỗ đập vào bìu. Ông được đưa đến viện trong tình trạng sưng đau, bầm tím vùng bẹn bìu bên trái.

Triển khai tiêm bù cho trẻ chưa được tiêm đủ mũi vắc xin chứa thành phần sởi

Triển khai tiêm bù cho trẻ chưa được tiêm đủ mũi vắc xin chứa thành phần sởi

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH - Bộ Y tế ban hành và triển khai Kế hoạch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 2 để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh sởi.

5 khuyến cáo phòng, chống bệnh sởi

5 khuyến cáo phòng, chống bệnh sởi

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH - Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh. Để phòng chống bệnh sởi, Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế) đưa ra 5 khuyến cáo.

4 phút đẩy băng ca chạy trên đường, ép tim cấp cứu thanh niên bị điện giật ngưng thở

4 phút đẩy băng ca chạy trên đường, ép tim cấp cứu thanh niên bị điện giật ngưng thở

Y tế - 3 giờ trước

Mạng xã hội chia sẻ clip các lực lượng đã đẩy băng ca y tế chạy cả đoạn đường dài kèm ép tim liên tục để cứu sống một nam thanh niên bị điện giật ngưng thở, ngưng tim.

Ngã từ độ cao 4 mét, người phụ nữ mất hoàn toàn khả năng vận động

Ngã từ độ cao 4 mét, người phụ nữ mất hoàn toàn khả năng vận động

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH – Sau cú ngã mạnh, chị Y bị chấn thương nặng, đau dữ dội phần cột sống lưng, mất vận động nên được người nhà đưa đi cấp cứu.

Gần 10.000 nhân viên công tác xã hội hoạt động tại các bệnh viện, cơ sở y tế trên cả nước

Gần 10.000 nhân viên công tác xã hội hoạt động tại các bệnh viện, cơ sở y tế trên cả nước

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH - Ngày 20/03, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị Công tác xã hội (CTXH) trong ngành y tế năm 2025 “Phối hợp liên ngành trong phát triển hoạt động CTXH ngành Y tế” tại thành phố Đà Nẵng.

Người phụ nữ ở Hà Nội đi cấp cứu với bàn tay bị kẹt trong máy xay thịt

Người phụ nữ ở Hà Nội đi cấp cứu với bàn tay bị kẹt trong máy xay thịt

Y tế - 6 giờ trước

GĐXH - Các bác sĩ cho biết, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tỉnh táo nhưng bị sốc do đau, bàn tay phải vẫn bị kẹt trong máy xay thịt.

Hà Nội triển khai quản lý chi phí Khám chữa bệnh BHYT và quy định chức năng, nhiệm vụ của 2 Trung tâm Y tế

Hà Nội triển khai quản lý chi phí Khám chữa bệnh BHYT và quy định chức năng, nhiệm vụ của 2 Trung tâm Y tế

Y tế - 6 giờ trước

GĐXH - UBND TP Hà Nội vừa có công văn về việc thực hiện dự toán chi khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2025 theo Quyết định số 472/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Ca phẫu thuật 5 tiếng đồng hồ cho cô gái trẻ mắc bệnh 'xương hóa đá'

Ca phẫu thuật 5 tiếng đồng hồ cho cô gái trẻ mắc bệnh 'xương hóa đá'

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật chấn thương chỉnh hình và y học thể thao, Bệnh viện E đã thực hiện phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo thành công cho một nữ người bệnh (28 tuổi, ở Bắc Giang) mắc căn bệnh cực hiếm gặp "xương hóa đá".

Top