Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bị cúm, khi nào dùng Tamiflu? Những ai không nên dùng thuốc này?

Thứ hai, 19:21 10/02/2025 | Sống khỏe

GĐXH – Theo các chuyên gia, Tamiflu không phải là “thần dược” trị cúm. Việc lạm dụng Tamiflu có thể dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe như hiện tượng kháng thuốc này ngày càng tăng.

Phổi tổn thương do tự mua thuốc điều trị cúm A tại nhà

Thời gian gần đây, bà P.T.H. (51 tuổi, Hà Nội) xuất hiện triệu chứng ho nhiều, ho có đờm, đau rát họng, người gai rét, sốt cao kèm theo tình trạng đau rát vùng sau xương ức và khó thở.

Nghĩ là cảm cúm thông thường, bà H tự ra hiệu thuốc mua thuốc cảm cúm về uống. Tuy nhiên, tình trạng không thuyên giảm, vẫn sốt cao kèm mệt nhiều, ăn kém. Trước tình trạng trên, bà được người nhà đưa vào viện cấp cứu ngay trong đêm.

Bị cúm, khi nào dùng Tamiflu? Những ai không nên dùng thuốc này?- Ảnh 1.

Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính phổi phát hiện tổn thương. Ảnh: BVCC.

Tại Bệnh viện Đa khoa Medlatec, bác sĩ chỉ định thực hiện các kỹ thuật cận lâm sàng cần thiết phục vụ chẩn đoán. Trong đó, xét nghiệm cúm A cho kết quả dương tính.

Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính phổi độ phân giải cao cho thấy hình ảnh dày thành phế quản hai phổi kèm tổn thương kính mờ, nốt đặc, dày tổ chức kẽ thùy trên phổi trái.

Bà H được chẩn đoán mắc cúm A kèm theo biến chứng viêm phổi. Hiện tại, bệnh nhân tiếp tục được điều trị và theo dõi tại bệnh viện.

Điều đáng nói, không chỉ bà H gặp họa do tự mua thuốc điều trị cúm, theo các bác sĩ, thực tế, nhiều người có tâm lý chủ quan khi mắc cúm, cho rằng đó là bệnh nhẹ nên không đi khám. Thay vào đó, đa phần có thói quen "tự làm bác sĩ", mua thuốc về điều trị.

Trong đó, với cúm A, không ít người dân khi mắc bệnh đã tự mua Tamiflu về uống mà không có sự chỉ định của bác sĩ. Điều này được cảnh báo tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ đối với sức khỏe người dùng.

Không tự ý mua Tamiflu điều trị cúm

Theo các bác sĩ, bệnh cúm hay còn gọi là cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng virus cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, lây nhanh qua đường hô hấp thông qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc.

80-90% các trường hợp mắc cúm là ở thể nhẹ, có thể tự khỏi. Những trường hợp sốt cao kéo dài, liên tục, tổn thương phổi thì mới cần nhập viện điều trị.

Bị cúm, khi nào dùng Tamiflu? Những ai không nên dùng thuốc này?- Ảnh 2.

Các bác sĩ khuyến cáo, không tự ý mua Tamiflu khi chưa có chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa. Ảnh: TL

PGS.TS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, thuốc kháng virus điều trị cúm là Oseltamivir (Tamiflu) giúp điều trị giảm nhanh triệu chứng. Tuy nhiên cần phải có chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa.

Ngoài thuốc Tamiflu, bác sĩ sẽ dùng nhiều loại thuốc khác để phối hợp điều trị. Những trường hợp mắc cúm nhưng chỉ ho, chảy nước mũi, sốt nhẹ, chụp Xquang phổi không có tổn thương thì chỉ cần điều trị ngoại trú, nâng cao thể trạng để bệnh tự khỏi.

Theo ThS.BS Trần Thu Nguyệt, Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, Tamiflu là thuốc kháng virus nhưng không giống với hầu hết kháng sinh, nó không có khả năng tiêu diệt virus cúm.

Tamiflu là thuốc ức chế men neurominidase của virus cúm. Virus cúm sau khi xâm nhập vào cơ thể, đi vào tế bào và nhân đôi, sau đó men này sẽ giúp virus cúm tách ra, rời khỏi tế bào chủ và đi tìm tế bào mới. Tamiflu ức chế sự nhân lên của virus này, làm giảm sự phát tán của virut cúm trong cơ thể.

Tuy nhiên, Tamiflu chỉ có tác dụng nếu chẩn đoán phát hiện cúm sớm trong 48 giờ đầu, có triệu chứng sốt cao kéo dài, liên tục, tổn thương phổi và theo chỉ định của bác sĩ. Sau 48 giờ, bệnh nhân chủ yếu được điều trị hạ sốt và chăm sóc để phòng biến chứng.

Những người cần điều trị bằng thuốc Tamiflu:

- Bệnh nhân cúm với triệu chứng rõ ràng như sốt cao, kéo dài, liên tục, tổn thương phổi.

- Những người thuộc nhóm dễ bị biến chứng cúm nặng như trẻ em nhỏ hơn 2 tuổi và người già trên 65 tuổi, bệnh nhân có bệnh mãn tính như hen suyễn, bệnh tim, suy giảm miễn dịch…

Lưu ý, Tamiflu cũng gây ra một số tác dụng phụ, thường gặp nhất là có thể gây nôn ói. Ngoài ra có tiêu chảy, nhức đầu, gây độc thận ở những người có bệnh thận.

"Tamiflu không phải là "thần dược" trị cúm. Đáng lo ngại, việc lạm dụng Tamiflu có thể dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe, như hiện tượng kháng thuốc này ngày càng tăng", BS Trần Thu Nguyệt nhấn mạnh.

Những điều cần làm khi cúm mùa gia tăng

Các chuyên gia khuyến cáo, thay vì đợi khi có bệnh mới uống thuốc, người dân có thể chủ động phòng bệnh cúm bằng cách tiêm vaccine cúm mùa hàng năm để tăng cường miễn dịch phòng chống cúm.

Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với xà phòng với nước sạch; vệ sinh mũi, họng hằng ngày bằng nước muối; giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng.

Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết; sử dụng khẩu trang y tế khi cần thiết.

Đặc biệt, người dân không nên tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc kháng virus cúm như thuốc Tamiflu, mà cần phải theo hướng dẫn và có chỉ định của thầy thuốc.

Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời, tránh biến chứng có thể xảy ra.

Chăm sóc trẻ mắc cúm A tại nhà cần làm gì để bệnh nhanh khỏi, tránh gặp biến chứng?Chăm sóc trẻ mắc cúm A tại nhà cần làm gì để bệnh nhanh khỏi, tránh gặp biến chứng?

GĐXH - Khi trẻ mắc cúm, cha mẹ cần tuân thủ chăm sóc trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt, các thuốc được sử dụng cho trẻ phải do bác sĩ chỉ định, cha mẹ không được tự ý mua thuốc dùng cho con.

Cụ ông ở Hà Nội nguy kịch vì mắc cúm, bác sĩ chỉ rõ cách phòng ngừa cho người có nguy cơ cao mắc bệnhCụ ông ở Hà Nội nguy kịch vì mắc cúm, bác sĩ chỉ rõ cách phòng ngừa cho người có nguy cơ cao mắc bệnh

GĐXH - Với người có hệ miễn dịch yếu, người mắc bệnh mạn tính hoặc người cao tuổi, khi mắc cúm, virus sẽ tấn công mạnh vào hệ hô hấp và gây ra những biến chứng nặng nề khiến bệnh nhân có thể phải thở máy, lọc máu, nguy cơ tử vong cao.

3 chị em trong một gia đình ở Hà Nội mắc cúm A, 2 trẻ biến chứng viêm phổi3 chị em trong một gia đình ở Hà Nội mắc cúm A, 2 trẻ biến chứng viêm phổi

GĐXH - Cả 3 trẻ đến viện với các triệu chứng: Sốt cao, dùng thuốc hạ sốt không đáp ứng, ho khan nhiều, đau tức ngực, nhiều dịch mũi...

Bộ Y tế kêu gọi tăng cường phòng, chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấpBộ Y tế kêu gọi tăng cường phòng, chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp

GĐXH - Hiện nay, điều kiện thời tiết mùa Đông - Xuân với khí hậu ẩm thấp là môi trường thuận lợi cho virus phát triển và lây lan, gia tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

N.Mai
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
16+ cách chữa cúm tại nhà hiệu quả, giúp nhanh khỏi bệnh

16+ cách chữa cúm tại nhà hiệu quả, giúp nhanh khỏi bệnh

Bệnh thường gặp - 32 phút trước

GĐXH - Dưới đây là các cách chữa cúm tại nhà thông dụng nhất, giảm nhanh các triệu chứng khó chịu, giúp người bệnh mau phục hồi sức khỏe.

Bưởi có bộ phận là 'thần dược đại bổ', chống lão hóa cực tốt lại ít người biết

Bưởi có bộ phận là 'thần dược đại bổ', chống lão hóa cực tốt lại ít người biết

Sống khỏe - 11 giờ trước

Trong khi tép bưởi thơm ngon và mọng nước được yêu thích, vỏ bưởi thường bị bỏ đi lại ẩn chứa vô vàn lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc. Ít ai biết rằng bưởi đã được sử dụng trong y học cổ truyền như một phương thuốc tự nhiên để chữa bệnh và tăng cường sức khỏe tổng thể.

Thực phẩm rẻ tiền đang bán đầy chợ giúp thải độc gan hiệu quả, người Việt nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Thực phẩm rẻ tiền đang bán đầy chợ giúp thải độc gan hiệu quả, người Việt nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

GĐXH - Thải độc gan bằng nước ép cà rốt sau Tết là một trong những liệu pháp khá an toàn. Để phát huy công dụng hiệu quả, bạn có thể kết hợp cà rốt và các loại hoa quả khác như cam, chanh...

4 thói quen ăn lẩu hại thận

4 thói quen ăn lẩu hại thận

Sống khỏe - 16 giờ trước

Khi thời tiết lạnh, lẩu là lựa chọn đầu tiên của nhiều người. Tuy nhiên, các bác sĩ chỉ ra rằng thành phần của lẩu có thể làm tăng gánh nặng cho thận khi tiêu thụ quá nhiều.

Người đàn ông 51 tuổi da vàng như nghệ thừa nhận sai lầm trong điều trị viêm gan B

Người đàn ông 51 tuổi da vàng như nghệ thừa nhận sai lầm trong điều trị viêm gan B

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán mắc suy gan cấp, xơ gan, viêm gan B mạn tính, hôn mê gan độ 2 và có nguy cơ tiến triển nhanh lên độ 3-4 do tự ý ngừng thuốc điều trị viêm gan B.

Nam thanh niên 18 tuổi vỡ đại tràng, trực tràng do bị bạn dùng vòi hơi xịt vào hậu môn

Nam thanh niên 18 tuổi vỡ đại tràng, trực tràng do bị bạn dùng vòi hơi xịt vào hậu môn

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH - Nam thanh niên 18 tuổi bị bạn làm cùng đùa nghịch dùng máy xịt hơi dí vào hậu môn dẫn đến vỡ đại tràng, trực tràng.

Loạt 'thuốc bổ tự nhiên' dễ tìm, tốt cho người bị cúm, giúp ngừa cả biến chứng

Loạt 'thuốc bổ tự nhiên' dễ tìm, tốt cho người bị cúm, giúp ngừa cả biến chứng

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

Cúm là bệnh truyền nhiễm thường gặp, gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục.

Lợi ích của việc đi bộ mỗi ngày 30 phút

Lợi ích của việc đi bộ mỗi ngày 30 phút

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

Đi bộ là hoạt động thể dục tốt cho sức khoẻ, dưới đây là những lợi ích của việc đi bộ mỗi ngày 30 phút.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn ăn phở gà mỗi ngày?

Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn ăn phở gà mỗi ngày?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Ăn phở gà hằng ngày có thể mang lại cả lợi ích và tác hại, tùy thuộc vào khẩu phần, cách chế biến và tình trạng sức khỏe của từng người.

Biện pháp giảm khó chịu khi uống nhiều rượu

Biện pháp giảm khó chịu khi uống nhiều rượu

Sống khỏe - 1 ngày trước

Cảm giác mệt mỏi, đau đầu, hơi thở đầy mùi rượu... là dấu hiệu của việc uống nhiều rượu, có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vậy có cách nào giảm nhanh sự khó chịu này?

Top