5 thời điểm trong ngày được khuyến cáo không nên uống nước cam
GiadinhNet - Để nước cam mang lại hiệu quả tích cực cho sức khỏe thì việc tìm hiểu uống nước cam lúc nào tốt nhất và lúc nào không nên nhất cần được hiểu biết một cách đầy đủ.
Nước cam là nguồn cung cấp vitamin C đậm đặc, đây là một loại vitamin tan trong nước, vừa là chất chống oxy hóa mạnh lại vừa đóng vai trò trong việc cải thiện chức năng miễn dịch. Hơn thế, vitamin C rất tốt cho quá trình thanh lọc cơ thể, ngăn chặn quá trình oxy hóa, làm đẹp da. Bên cạnh đó, vitamin C còn thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương và sức khỏe nướu răng.
Ngoài ra, nước cam cũng chứa kali, giúp điều chỉnh huyết áp, ngăn ngừa mất xương và bảo vệ chống lại bệnh tim và đột quỵ…

Ảnh minh họa
Để nước cam mang lại hiệu quả tích cực cho sức khỏe thì việc tìm hiểu uống nước cam lúc nào tốt nhất cần được hiểu biết đầy đủ. Nhiều người thường có thói quen uống không kiểm soát và tùy hứng thưởng thức nước cam. Điều này không mang lại tác dụng tốt cho cơ thể mà còn khiến bạn gặp rắc rối như đầy bụng, tiêu chảy, đi tiểu đêm,…
Thời điểm uống nước cam tốt nhất
Thời điểm thích hợp nhất để uống nước cam là khi bạn không cảm thấy no cũng không quá đói. Thường thì nó sẽ là khoảng 1-2 giờ sau khi ăn. Lúc này dạ dày của bạn vừa tiêu hóa hết lượng thức ăn và đã sẵn sàng cho nhiệm vụ mới.
Nhiều bà nội trợ có thói quen sau khi ép/vắt cam đều sử dụng ngay vì họ cho rằng lúc này cam mới thực sự tươi và ngon nhất. Tuy nhiên, trên thực tế đây là quan điểm rất sai lầm. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nước cam sau khi ép lấy nước nên để ngăn mát một lúc sau đó mới sử dụng sẽ giúp cơ thể hấp thụ nhiều chất chống oxy hóa hơn nước ép tươi.
5 thời điểm trong ngày được khuyên không nên uống nước cam

Thời điểm uống nước cam tốt nhất là sau ăn từ 1-2 tiếng. Ảnh minh họa
Trước khi ăn sáng
Theo The Health Site, bạn nên tránh ăn các loại trái cây họ cam quýt vào buổi sáng, đặc biệt là khi chưa ăn sáng vì nó làm tăng độ pH của cơ thể. Thay vào đó, hãy ăn các loại trái cây giàu chất xơ và đường như táo, chuối, lựu hay lê.
Sau khi ăn bữa chính
Nước cam uống khi đói gây hại dạ dày, nhưng sau ăn no thì lượng đường trong máu tăng khá cao, nếu bạn uống thêm một cốc nước cam nữa, lượng đường trong cơ thể có thể tăng lên gấp đôi. Ngoài ra, uống nước cam ngay sau ăn sẽ làm cho đường lên men, gây sình hơi, tức bụng rất khó chịu.
Buổi tối
Nước cam được biết đến có tác dụng sinh tân dịch và lợi tiểu, tốt cho thận, tuy nhiên khi uống vào buổi tối sẽ dễ gây đi tiểu đêm làm mất ngủ. Ngoài ra, trước khi đi ngủ, nếu bạn uống nước cam, nước bọt không tiết nhiều như khi bạn còn thức, lượng a xít còn bám trên răng sẽ tấn công và làm hổng lớp men răng của bạn.
Trước khi đánh răng
Acid trong nước cam bám lên bề mặt của men răng và dưới tác dụng chà xát của bàn chải có thể làm cho men răng của bạn bị tổn thương nếu bạn thường xuyên ăn và uống nước cam trước khi đánh răng.
Để răng được bền đẹp, sau khi uống nước cam bạn nên súc miệng để loại trừ sự bám dính của acid trên răng, ngăn chặn sự ăn mòn của acid với men răng của bạn.
Giữa buổi tập nặng
Khi luyện tập năng, cơ thể mất một lượng nước lớn, và có xảy ra sự mất cân bằng điện giải, vì vậy việc bổ sung nước lúc này cần chú ý vì dễ gây mệt mỏi hơn. Thay vì một nước cam lúc này bạn nên sử dụng chanh muối để cân bẳng điện giải trong cơ thể.
Mời bạn đọc xem video đang được nhiều người quan tâm!
3 kiểu gia đình độc hại khiến trẻ dễ trầm cảm

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 1 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 1 giờ trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao
Sống khỏe - 20 giờ trướcMagiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp
Sống khỏe - 20 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong
Sống khỏe - 1 ngày trướcLiên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặpGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.