Bất ngờ 6 loại trái cây nhà nào cũng ăn này đem hấp chín tốt hơn ăn tươi, nhất là vào mùa thu
GĐXH - Có một số loại trái cây ăn sống vốn đã tốt, nhưng khi nấu chín lên còn nhiều lợi ích hơn, giúp phòng ngừa nhiều bệnh nguy hiểm. Điểm chung của 6 loại trái cây này là có tính hàn.
Trái cây giúp chúng ta bổ sung vitamin và khoáng chất. Nhưng điều bất ngờ là không phải ai cũng ăn được trái cây tươi vì một số vấn đề sức khỏe hoặc liên quan đến khẩu vị. Theo tiến sỹ Mahammad Juber tại Đại học Khoa học Y tế (Ấn Độ), một số người có lá lách và dạ dày không khỏe, cơ thể yếu nên ăn trái cây sẽ khó tiêu hóa, thậm chí gây tiêu chảy. Điều này có thể thấy rõ khi ăn cam, táo và bưởi, nhất là những trái cây có tính hàn.
Vì thế, mỗi khi đường ruột của bạn không được khỏe trong khi bạn lại thèm ăn các loại trái cây dưới đây. Hoặc các bạn phải ăn để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, các bạn hãy đem hấp chín chúng nhé.
Đa phần thực phẩm nấu quá nhiệt sẽ bị mất vitamin, tuy nhiên 6 loại trái cây sau lại trở nên tốt hơn nhiều khi nấu chín. Ăn chín chúng vừa dễ tiêu hóa lại giúp nuôi dưỡng nội tạng và phòng ngừa các bệnh nguy hiểm. Trẻ nhỏ hay người lớn đều ăn được.
6 loại trái cây đem hấp chín tốt hơn ăn tươi
1. Trái cây nấu chín: Bưởi hấp chín giúp vết thương nhanh lành, phòng nhiễm trùng máu
Bưởi hấp chín có khả năng thúc đẩy quá trình lành vết thương nhanh chóng, ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng máu khi bị thương. Những ai hay bị nóng trong người, những người dễ nổi cáu, ăn bưởi có thể làm giảm cơn tức giận và giảm các vết loét ở miệng. Chưa kể chúng còn bồi bổ dạ dày, bổ phổi, bổ huyết và dưỡng huyết cực tốt.
Trong bưởi có một chất sinh học mang tên corticoside có tác dụng làm giảm độ nhớt của máu, giảm sự hình thành các cục máu đông, ngăn ngừa những bệnh về mạch máu như tai biến… Do đó, bưởi nấu chín cũng tốt cho người mắc bệnh tiểu đường vì chúng sở hữu các hoạt chất tương tự như insulin.
Cách ăn bưởi tốt nhất là cắt bưởi tươi, bỏ vỏ, bỏ hạt, hấp với mật ong rồi ăn.
Bưởi chứa nhiều nguyên tố vi lượng tự nhiên, ít calo và ít đường. Trong bưởi có rất nhiều nước, 100 gam bưởi có khoảng 80% là nước. Vì thế vào mùa đông hanh khô, bạn có thể cho trẻ ăn bưởi để bổ sung nước. Nếu trẻ không thích bưởi vì có vị hơi đắng và chua, bạn có thể làm trà bưởi mật ong cho trẻ. Tuy nhiên, lưu ý không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi nhé.
Cách làm trà bưởi mật ong:
Chuẩn bị 1 quả bưởi, 250 gam mật ong, 100 gam đường phèn, 5 gam muối. Rửa sạch bưởi và ngâm trong nước khoảng 60 độ trong 10 phút. Gọt vỏ bưởi và tách lấy phần cùi trắng, đem băm nhỏ, chần qua nước nóng trong 10 phút.
Sau đó cho vỏ và cùi bưởi vào nồi, đun trên lửa lớn rồi chuyển sang lửa nhỏ và đun đến khi keo lại. Khi nguội thì cho thêm mật ong và thêm nước để uống.
2. Táo hấp ngừa tiêu chảy
Táo là loại trái cây có giá trị dinh dưỡng cao nhưng có tính lạnh, người có thể chất yếu, tì vị hư hàn không những không dễ tiêu hóa, hấp thụ mà còn có thể gây tiêu chảy.
Táo hấp không chỉ có thể làm giảm độ lạnh mà còn có tác dụng chống tiêu chảy rất tốt. Do táo chứa nhiều pectin giúp làm mềm phân và có tác dụng nhuận tràng. Pectin nấu chín có thể hấp thụ vi khuẩn và chất độc, giúp ngăn chặn tiêu chảy. Hơn nữa, việc hấp táo lên ăn có lợi hơn cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ.
Cách hấp táo: Vỏ táo cũng rất giàu axit tannic và pectin, được phân bố ở phần cùi gần vỏ. Vì vậy, khi hấp táo không nên gọt vỏ táo để tránh làm mất đi chất dinh dưỡng. Trường hợp này các bạn có thể dùng cả quả táo nguyên vỏ để hấp như hấp chín thức ăn thông thường.
Với những trẻ nhỏ chưa ăn được táo cả miếng, cha mẹ có thể rửa sạch táo, gọt vỏ, cắt thành từng miếng cho vào nồi hấp chín. Khi táo nguội bớt thì dùng thìa nghiền nát. Món táo hấp nghiền nhuyễn rất thích hợp cho các bé ăn dặm.
Xem thêm cách làm bánh táo cho trẻ TẠI ĐÂY. .
3. Cam hấp để giảm ho
Khi thời tiết chuyển lạnh, nhiều gia đình cảm thấy lo lắng khi cho trẻ ăn trái cây, nhất là cam vì sợ sẽ bị lạnh, ảnh hưởng không tốt tới dạ dày. Trường hợp này cam tươi đem hấp chín giúp nuôi dưỡng dạ dày, giảm ho, làm ẩm phổi, nâng cao sức đề kháng cho trẻ, ngay cả người lớn cũng có thể sử dụng.
Hấp cam là cách chữa ho thông dụng nhất trong mùa thu, nhưng thích hợp với chứng ho nóng do khí trệ và huyết ứ hoặc phổi khô, chứ không thích hợp với chứng ho do ngoại cảm phong hàn.
Cách làm cam hấp để giảm ho:
Các bạn rửa sạch cam rồi ngâm nước muối loãng khoảng 20 phút. Dùng dao cắt bỏ một đầu của quả cam để tạo thành hình như chiếc cốc. Dùng đũa chọc vài lỗ trên phần thịt cam rồi đậy phần vỏ cam vừa cắt lên. Cho cam vào bát và hấp cách thủy trong vòng 15 phút, sau khi hấp chín thì bỏ vỏ cam ăn cùi, tốt nhất nên uống phần nước cốt dưới đáy bát.
4. Lê luộc dưỡng phổi
Mùa thu là mùa tốt nhất để dưỡng phổi. Ăn nhiều lê có thể làm ẩm phổi và thanh nhiệt, dưỡng âm. Theo sách Bản thảo cương mục – cuốn từ điển bách khoa của Trung Quốc về dược vật học do thầy thuốc Lý Thời Trân biên soạn ghi lại: "Lê có thể làm ẩm phổi và trừ đờm, khử hỏa và trừ nhiệt, có thể kiểm soát ho và làm dịu cơn khát". Lê hấp có tác dụng giảm ho và long đờm mạnh hơnĐặc biệt thích hợp cho những người bị hen suyễn, bệnh phổi mãn tính và ho mãn tính.
Ngoài ra, lê có vị ngọt thanh, nhiều nước, giòn nên nhiều trẻ nhỏ thích ăn. Việc cho trẻ nhỏ ăn lê vào mùa đông rất có lợi.
Cách luộc lê:/hấp lê: trong quá trình hấp có thể cho thêm các loại thực phẩm phù hợp khác để tăng tác dụng giảm ho, long đờm.
Tuy nhiên, lê có tính lạnh, sau khi luộc lê thì tính lạnh giảm đi, có tác dụng làm khô ẩm, trừ hỏa tốt hơn. Một số người thích gọt bỏ vỏ lê khi nấu mà không biết rằng vỏ lê là phần tốt nhất để giữ ẩm cho phổi và giảm ho.
Trước khi luộc lê các bạn nên rửa sạch, cắt thành từng miếng và luộc, có thể thêm ít đường phèn, nấu trong 10 phút. Cho trẻ ăn khi còn ấm.
5. Mía hấp giúp giảm đau họng, chống sâu răng
Đường trong mía có thể dưỡng huyết, tính lạnh của mía có thể thanh nhiệt, thích hợp với người hạ đường huyết, tim yếu, đau họng và phân khô.
Mía có nhiều chất xơ nên giúp loại bỏ chất bẩn còn sót lại trong miệng và kẽ răng. Từ đó cải thiện khả năng tự làm sạch và chống sâu răng.
Những người bụng yếu, lạnh bụng ăn mía hấp chín giúp khử bớt tính hàn, không bị ảnh hưởng đường ruột. Hơn nữa, vị của mía hấp cũng rất đậm vị, ngon miệng.
Cách hấp mía: Gọt vỏ và cắt mía thành từng đoạn, thêm một lượng đường phèn thích hợp rồi hấp cùng, ăn mía hấp rất có lợi cho sức khỏe.
6. Chuối hấp tốt cho người thể trạng yếu, hay bị lạnh
Chuối có vị ngọt, tính lạnh, có thể thanh nhiệt và dưỡng ẩm cho đường ruột, thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, hỗ trợ phụ nữ bị động thai do nhiệt. Đặc biệt, dùng chuối hột hầm đường phèn có tác dụng chữa ho mãn tính.
Ăn chuối sau khi hấp không chỉ ngon mà còn thích hợp với những người có thể trạng yếu, hay bị lạnh.
Cách làm chuối hấp: Bạn cắt chuối thành từng miếng vừa ăn, cho vào bát hấp cách thủy đến khi chín. Có thể hấp chuối với đường phèn hoặc cùng với các loại trái cây khác. Nếu dùng chuối hột, bạn nhớ ngâm nước khoảng 15 phút trước khi hấp nhé.
Miếng pizza bạn thích bộc lộ 'sự thật thú vị'
Ẩm thực 360 - 14 giờ trướcGĐXH - Miếng pizza bạn thích bộc lộ vấn đề đang khiến bạn stress và khó chịu gần đây.
Cô bé 11 tuổi nấu ăn cho cả gia đình khiến hội chị em 'muối mặt' với tài năng này
Ăn - 16 giờ trướcVới tài năng nấu nướng của mình bé gái 11 tuổi không chỉ khiến dân tình ngỡ ngàng mà còn thi nhau bào “xin vía”.
Cách làm cơm rang coca vừa lạ vừa ngon
Ăn - 20 giờ trướcCơm rang coca có lẽ là cái tên lạ tai với nhiều người nhưng ít ai từng ăn thử lại chê không ngon; cả nguyên liệu và cách làm đều rất đơn giản.
Tìm thấy hợp chất chống ung thư có trong món ăn quen thuộc này của người Việt
Ăn - 1 ngày trướcGĐXH - Isoflavone là hợp chất phổ biến trong nhiều món ăn truyền thống của người Á Đông, đặc biệt là các món chế biến từ đậu nành.
Món ngon mùa Đông bổ, rẻ: Loại trứng nhỏ xíu chỉ hơn 1000k/quả nhưng bổ hơn trứng gà, ngày lạnh làm những món này ngon tuyệt lại dễ làm
Ăn - 1 ngày trướcGĐXH - Loại trứng này tuy nhỏ hơn trứng gà, giá chưa tới 1000 đồng/quả nhưng rất bổ dưỡng. Ngày lạnh, bạn có thể tham khảo cách chế biến món ngon dưới đây, tạo nên các món ăn tốt cho bệnh mất ngủ hay quên, cao huyết áp…
Bữa tối mà nấu 3 món tuy đơn giản nhưng ngon miệng và bổ dưỡng này sẽ cho thấy tâm huyết và tình yêu thương của bạn
Ăn - 1 ngày trướcTrong cuộc sống bận rộn, việc chuẩn bị bữa tối cho gia đình một cách chu đáo chính là một loại hạnh phúc và một cách thể hiện tình yêu thương.
Quế Vân cho viên đá vào nồi cơm khiến cộng đồng mạng tranh cãi
Mẹo nấu nướng - 1 ngày trướcGĐXH - Cách làm của cô nhận được nhiều bình luận trái chiều từ cộng đồng mạng. Nhiều người tỏ ra ngạc nhiên trước việc Quế Vân cho viên đá vào nồi cơm.
Cách làm cá kèo kho nghệ cực đơn giản
Ăn - 1 ngày trướcCá kèo kho nghệ là món ăn dân dã, dễ chế biến được nhiều gia đình yêu thích, món ăn này vô cùng hao cơm.
Khám phá phong vị đặc sắc trong thực đơn cỗ cưới tại miền Nam
Ăn - 1 ngày trướcGĐXH - Thực đơn cưới miền Nam là sự kết hợp hoàn hảo của các món ăn đậm chất truyền thống, mang đến hương vị quê hương thân thuộc và tạo không khí ấm cúng. Các món đám cưới miền Nam không chỉ ngon miệng mà còn gắn kết mọi người trong ngày trọng đại.
Chưa bao giờ làm trứng gà ngâm tương lại dễ như thế, dắt túi 2 mẹo nhỏ, làm mẻ trứng nào cũng thơm ngon, nịnh mắt
Ăn - 2 ngày trướcChuẩn bị sẵn cơm nóng thôi nào vì món trứng gà ngâm tương thơm ngon, đậm đà này sẽ là món ăn kèm "ruột" của bạn cho bữa sáng, bữa trưa và bữa tối! Nếu bạn chưa bao giờ thử công thức trứng gà ngâm tương này, bạn thực sự đã bỏ lỡ một món ngon tuyệt vời.
Tìm thấy hợp chất chống ung thư có trong món ăn quen thuộc này của người Việt
ĂnGĐXH - Isoflavone là hợp chất phổ biến trong nhiều món ăn truyền thống của người Á Đông, đặc biệt là các món chế biến từ đậu nành.