Ai hay uống mật ong buổi sáng nhất định phải tránh sai lầm này
GĐXH - Mật ong cung cấp nhiều năng lượng, tương đương với các thực phẩm khác. Tuy nhiên, nếu chỉ uống mật ong mà không ăn thì đây là cách ăn kiêng không khoa học.

Trong mật ong có chứa hỗn hợp các loại đường và các thành phần dinh dưỡng khác. Chủ yếu gồm cacbonhydrat, nước, vitamin, chất chống oxy hóa, lượng calo,… Chính vì vậy, nhiều người có thói quen không ăn sáng, chỉ uống mật ong pha nước ấm để thanh lọc cơ thể, giảm cân.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, mật ong cung cấp nhiều năng lượng, tương đương với các thực phẩm khác. Tuy nhiên, nếu chỉ uống mật ong mà không bổ sung thực phẩm khác thì đây là cách ăn kiêng không khoa học.

Ảnh minh họa
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng - Trưởng khoa Khám tư vấn dinh dưỡng người lớn, Viện dinh dưỡng Quốc, gia mật ong có lượng đường khá cao. Theo bảng thành phần thực phẩm Việt Nam, trong 100 gram mật ong có 81,3 g đường, khi vào cơ thể sẽ nhanh chóng được tiêu hóa, khiến lượng đường tăng đột biến, sau đó lại giảm nhanh, khiến cơ thể tăng cảm giác đói. Từ đó, bạn có xu hướng ăn nhiều hơn, dễ tăng cân.
Vì vậy, mọi người có thể uống nước ấm pha mật ong vào buổi sáng giúp bảo vệ dạ dày, đánh thức hệ tiêu hóa hoạt động, nhưng sau đó vẫn cần ăn sáng. Nếu không ăn, cơ thể sẽ thừa đường, thiếu nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như tinh bột, chất béo, protein hay chất xơ, ảnh hưởng tới sức khỏe về sau.
Ngoài ra, khi dùng mật ong cần tránh 4 sai lầm dưới đây:
Không dùng quá nhiều
Mật ong tốt nhưng bất kỳ thực phẩm nào cũng có hai mặt của nó, vì thế chúng ta không nên lạm dụng. Các khuyến nghị đều cho rằng một người nên dùng 5 ml mật ong một lần, pha loãng với tỷ lệ 150 ml nước ấm. Không nên dùng quá đà vì có thể gây tăng cân nhanh, làm giảm huyết áp và đặc biệt gây hại cho răng miệng. Đồng thời hạn chế các sản phẩm chứa đường như bánh kẹo, nước ngọt.

Ảnh minh họa
Không pha mật ong bằng nước nóng
Mặc dù mật ong ở dạng thô có thể là một nguồn tuyệt vời cho sức khỏe và làn da, nhưng mật ong pha bằng nước nóng lại cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Theo chuyên gia Ayurvedic, Tiến sĩ Sudha Asokan (đến từ Delhi, Ấn Độ), việc sử dụng nước nóng trên 60 độ C pha mật ong sẽ làm tăng đáng kể hydroxymethyl furfuraldehyde (HMF) - đây là một chất gây ung thư trong tự nhiên. Hoặc, việc pha mật ong với nước nóng có thể sẽ làm mất đi các enzym và chất dinh dưỡng thiết yếu của nó. Cách uống mật ong tốt nhất là với nước nguội hoặc nước ấm 30-40 độ C.
Không uống mật ong ngay khi ngủ dậy
Uống nước mật ong vào buổi sáng rất tốt nhưng điều đó không có nghĩa rằng nước mật ong là "cốc nước đầu tiên" trong ngày của bạn. Bởi lúc này bụng còn trống không, nếu bạn vội vàng uống nước mật ong ngay sẽ làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa, đối với người không dung nạp đường fructose còn có thể gây đau bụng, tiêu chảy.
Cách sử dụng nước mật ong đúng nhất đó là ngủ dậy, nghỉ ngơi vài phút rồi uống một cốc nước ấm; chờ vài phút sau mới uống nước mật ong pha loãng một cách từ từ hoặc có thể sử dụng chung với bữa sáng.
Không uống khi lượng đường trong máu cao
Nước mật ong rất tốt nhưng không phù hợp với người tiểu đường. Lý do là vì mật ong có chứa đường sucrose, fructose có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao quá nhanh. Nếu bệnh nhân tiểu đường, đường huyết cao sử dụng mật ong vào thời điểm đói bụng thì sẽ vô cùng nguy hiểm.


Người đàn ông 65 tuổi co giật, cứng hàm sau cú ngã đập tay vào thanh gỗ
Sống khỏe - 4 giờ trướcGĐXH - Sau khi bị ngã rách tay, chảy máu, bệnh nhân tự rửa vết thương, sát khuẩn bằng Betadine, không khâu vết thương, không tiêm dự phòng uốn ván.

3 học sinh gặp họa khi chơi trò chơi dân gian dịp nghỉ hè, chuyên gia cảnh báo điều bố mẹ cần đặc biệt lưu ý
Sống khỏe - 5 giờ trướcGĐXH – Nghỉ hè là lúc trẻ nhỏ có nhiều thời gian vui chơi, giải trí. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm tiềm ẩn nhiều nguy cơ trẻ gặp tai nạn, trong đó có điện giật.

Bé 13 tuổi bất ngờ đột quỵ, hôn mê sâu khi đang tập văn nghệ ở trường
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcGĐXH - Bé 13 tuổi được cứu sống ngoạn mục sau khi bị đột quỵ do dị dạng mạch máu não vỡ, đây là căn bệnh hiếm gặp, có nguy cơ tử vong cao ở trẻ em nếu không được xử lý kịp thời.

Người đàn ông 59 tuổi ở Phú Thọ bị sét đánh toàn thân tím tái, ngừng tuần hoàn
Y tế - 7 giờ trướcGĐXH - Khoảng 30 phút trước khi nhập viện, người bệnh đi làm ngoài đồng thì bất ngờ bị sét đánh và bất tỉnh tại chỗ.

5 lưu ý khi chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết tại nhà an toàn và hiệu quả
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Cần lưu ý, có những người bị sốt xuất huyết không có triệu chứng rõ ràng, đến viện muộn khi đã sốc, suy đa tạng... có thể dẫn đến tử vong.

Liên tiếp 2 người đàn ông bị đột quỵ nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Cả 2 bệnh nhân đột quỵ đều có dấu hiệu tương tự như: đột ngột xuất hiện đau đầu, chóng mặt, nôn ói, yếu nửa người trái, nói khó...

Những kháng sinh nào không nên uống cùng vitamin C?
Y tế - 14 giờ trướcVitamin C là một vitamin thiết yếu với nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nó có thể tương tác bất lợi với một số loại kháng sinh...

3 loại thực phẩm giàu chất xơ giúp giảm căng thẳng hiệu quả
Sống khỏe - 15 giờ trướcChế độ ăn bổ sung thêm 3 loại thực phẩm giàu chất xơ này có thể giúp giảm mức độ căng thẳng hiệu quả, không chỉ vì chúng chứa chất dinh dưỡng lành mạnh mà còn hỗ trợ sự phát triển của các loại vi khuẩn đường ruột có lợi.

Sốt xuất huyết đã không còn theo chu kỳ, chuyên gia cảnh báo không thể chủ quan
Sống khỏe - 1 ngày trướcSKĐS - Sốt xuất huyết Dengue đang có xu hướng gia tăng và diễn biến khó lường, đòi hỏi sự chung tay của toàn xã hội để chủ động phòng ngừa, giảm thiểu biến chứng và hướng tới mục tiêu không còn ca tử vong vào năm 2030 của Tổ chức Y tế thế giới.

Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng nội soi cắt nang ống mật chủ lớn cho bệnh nhi 10 tuổi
Sống khỏe - 1 ngày trướcBệnh viện Trẻ em thành phố Hải Phòng tiếp nhận ca bệnh nhi 10 tuổi bị nang ống mật chủ kích thước lớn và phẫu thuật nội soi thành công, tránh biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Liên tiếp 2 người đàn ông bị đột quỵ nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Cả 2 bệnh nhân đột quỵ đều có dấu hiệu tương tự như: đột ngột xuất hiện đau đầu, chóng mặt, nôn ói, yếu nửa người trái, nói khó...