Ăn các loại đậu giúp kiểm soát đường huyết
GiadinhNet – Các loại đậu này mùa hè có tác dụng giải nhiệt rất tốt, với những người mắc bệnh tiểu đường lợi ích còn tăng gấp đôi vì giúp kiểm soát đường huyết.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các loại hạt như đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ… rất tốt cho sức khỏe vì cung cấp chất đạm, chất xơ ăn kiêng, chất chống oxy hóa và vi chất dinh dưỡng cao.
Trong khi đó, chỉ số về đường huyết của đậu lại thấp, chất gây dị ứng thấp, không chứa chất gluten, không biến đổi gen. Vào ngày nắng nóng, dùng các loại đậu này nấu nước ăn giải nhiệt rất tốt. Không những vậy, các loại đậu này có tác dụng giải độc và hỗ trợ chữa bệnh nếu biết kết hợp.

Các loại đậu này giải nhiệt tốt trong mùa hè, với người đái tháo đường giúp kiểm soát đường huyết rất tốt. Ảnh minh họa
TS. Lương Y Phùng Tuấn Giang – Chủ tịch Tổ chức quốc tế chữa bệnh bằng liệu pháp tự nhiên, chủ nhiệm Thọ Xuân Đường cho biết, tỷ lệ mắc và tỉ lệ tử vong do các biến chứng của bệnh đái tháo đường ngày càng tăng.
Hiện phương pháp điều trị gồm thay đổi lối sống, chế độ ăn và dùng thuốc hạ đường huyết, insuline. Việc dùng thuốc hạ đường huyết thường gây ra một số tác dụng không mong muốn như ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, biến chứng hạ đường huyết, nhiễm toan Lactic… Bởi vậy xu hướng mới trong điều trị đái tháo đường đó là sử dụng các liệu pháp thiên nhiên và thay đổi lối sống.
Trên bệnh nhân đái tháo đường thường có các rối loạn chuyển hóa khác kèm theo, đặc biệt là chuyển hóa lipid. Điều này khiến bệnh nhân đái tháo đường dễ mắc các biến chứng về mạch máu. Các loại đậu ngoài việc kiểm soát đường huyết sau ăn còn có tác dụng làm giảm cholesterol và triglyceride trong máu, giúp mạch máu lưu thông, hạn chế tổn thương và giảm sự hình thành các mảng xơ vữa, điều hòa huyết áp.
Bệnh nhân đái tháo đường có sự rối loạn chuyển hóa chức năng gan thận suy giảm, nội môi mất cân bằng, tích tụ nhiều chất độc hại, mà các loại đậu lại có tác dụng rất tốt trong việc giải độc.
Dưới đây là một số loại đậu tốt trong mùa hè, với người tiểu đường càng có lợi hơn:
* Đậu đen
Trong đậu đen có chứ 53,3% carbohydrate, 24,4% protein, 1,7% lipid, các vitamin nhóm A, B, C và giàu các nguyên tố vô cơ như Ca, P, Fe… Đặc biệt là giàu chấ xơ tác dụng ngăn chặn lượng glucose, lipid trong máu tăng cao sau ăn nên chúng rất thích hợp với người bệnh đái tháo đường, giảm thiểu nguy cơ táo bón, rối loạn tiêu hóa. Các vitamin, enzyme còn làm lưu thông mạch máu hạn chế mắc và giảm các biến chứng thần kinh, vi mạch, mạch máu lớn trên bệnh nhân đái tháo đường.
Theo y học cổ truyền, đậu đen tính hơi ấm, vị ngọt, quy kinh thận, có tác dụng trừ thấp giải độc, bổ thận, bổ huyết, bồi bổ cơ thể. Nó rất tốt cho bệnh nhân đái tháo đường thể thận âm hư, thận dương, khi âm lưỡng hư hay tân dịch khuy tổn.
Với bệnh nhân đái tháo đường có thể sử dụng đậu đen bằng cách: Ngâm 50g đậu đen trong 2 – 4h, sau đó ăn sống cả vỏ. Ăn trước bữa ăn trưa và tối 30 phút. Sau đó sử dụng bữa ăn bình thường. Hoặc đậu đen rang qua đun lấy nước uống hàng ngày…
* Đậu xanh
Trong đậu xanh có chứa 14% nước, 24,3% protein, 2,4$ lipid, 53,10% glucid, giàu acid amin cùng các chất vi lượng và vitamin A, B1, B2, PP, C.
Lượng chất xơ hòa tan có trong đậu xanh giúp làm giảm sự hấp thu các chất béo thừa, nhất là cholesterol. Đồng thời nó giúp ổn định lượng đường máu sau bữa ăn nên tốt cho bệnh nhân đái tháo đường. Nhờ đó bệnh nhân kiểm soát được cân nặng, mỡ máu, đường máu giảm thiểu các biến chứng xảy ra.
Ngoài ra, các flavonoid ở vỏ đậu xanh còn có tác dụng tốt lên hệ miễn dịch giúp tăng cường miễn dịch và giảm đề kháng insulin.
Theo YHCT, đậu xanh có vị ngọt, tính mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ phiền nhiệt, điều hòa ngũ tạng. Vỏ đậu xanh có vị ngọt, tính mát, không độc giải nhiệt tốt.
* Đậu ván trắng
Cũng như các loại đậu khác, đậu ván trắng cũng có những enzyme, NO tự nhiên tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa các biến chứng của bệnh đái tháo đường. Theo YHCT, bạch biển đậu có vị ngọt, tính ấm có tác dụng kiện tỳ, nthoong lợi tam tiêu, thăng thanh giáng trọc, chỉ khát chỉ tả.
* Đậu đỏ
Là loại đậu giàu chất dinh dưỡng chứa làm lượng cao các chất: glucid, protein, chất xơ, chất béo không bão hòa và các vitamin… Các chất trong đậu đỏ có tác dụng giải độc rất tốt, đồng thời tăng loại bỏ chất cặn bã, chất độc tồn tại trong thành ruột, loại bỏ chất béo dư thừa. Do đó nó có những công dụng đối với người đáo tháo đường như giảm cân, ngăn ngừa bệnh tim mạch, kiểm soát đường máu và mỡ máu sau săn, cung cấp lượng kali cơ thể bị thiếu hụt do tiểu nhiều, ổn định huyết áo, cải thiện chức năng thận.
Chú ý: Việc sử dụng các loại đậu cho bệnh nhân đái tháo đường cách sử dụng tốt nhất đó là ngâm 50g hạt đậu trong nước 2 – 4 giờ. Sau đó ăn cả nhân cả vỏ, nguyên tắc khi ăn đó là: ăn sống, nhai kỹ, nuốt chậm. Nên ăn ngày 2 lần trước bữa ăn trưa và tối 30 phút. Đậu khô có chứa nhiều purine có thể tăng acid uric trong máu, không nên dùng quá nhiều.
P.Thuận

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao
Sống khỏe - 14 giờ trướcMagiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp
Sống khỏe - 14 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong
Sống khỏe - 22 giờ trướcLiên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 23 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgười mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.