Ăn lẩu bằng bếp than, chàng trai bỗng ngất xỉu, nguyên nhân thực sự khiến ai cũng bất ngờ
Ăn lẩu bằng bếp than, chàng trai bỗng ngất xỉu, nguyên nhân thực sự khiến ai cũng bất ngờ
Tiểu Điền, 28 tuổi ở Tứ Xuyên, đã mời cô gái mình thích đến nhà để ăn lẩu cá dưa chua (đặt trên bếp than), nhân tiện để bày tỏ tình cảm của mình, kết quả là bị cô gái khước từ. Tâm trạng của Tiểu Điền gần như bị suy sụp, sau đó cậu gọi điện thoại cho một người bạn đến cùng uống rượu.

Khi người bạn đến đã thấy Tiểu Điền nằm trên sàn nhà với các dấu hiệu của người bị ngộ độc.
Người bạn 1 tiếng sau mới đến, đã phát hiện Tiểu Điền đang nằm trên sàn nhà, ý thức rơi vào trạng thái mơ hồ, toàn thân đầy mùi rượu, hơi thở kém, Tiểu Điền nôn ói rất nhiều trên sàn nhà, bếp than đặt nồi lẩu vẫn chưa tắt.
Người bạn của Tiểu Điền vội vàng gọi xe cấp cứu đưa cậu đến Bệnh viện Hoa Tây thuộc Đại học Tứ Xuyên để cấp cứu. Cơ bản các bác sĩ nghĩ rằng, Tiểu Điền là do bị ngộ độc rượu cấp tính hoặc ngộ độc carbon monoxide, nhưng sau một số xét nghiệm, chính xác Tiểu Điền bị ngộ độc nitrite.

Tiểu Điền bị ngộ độc nitrite do ăn lẩu.
Chúng ta thường nghe nói rằng "nitrite là chất gây ung thư" và "món ăn qua đêm có nitrite không thể ăn" ... Vậy nitrite là gì? Ngộ độc nitrite là gì? Tại sao ăn lẩu gây ngộ độc nitrite?
Nitrite là gì?
Nitrite là một loại hợp chất vô cơ chứa nitơ có mặt khắp nơi trong tự nhiên. Nó có thể được sử dụng làm phụ gia thực phẩm trong các sản phẩm thịt và thường được sử dụng để chống phân hủy, làm tăng màu sắc và tăng hương vị. Bình thường chỉ cần sử dụng đúng theo phạm vi tiêu chuẩn quốc gia quy định thì không gây nguy cơ bị ngộ độc. Tuy nhiên, nếu một lượng lớn nitrite được hấp thụ vào cơ thể trong một thời gian ngắn rất dễ gây ngộ độc cấp tính..

Biểu hiện của ngộ độc nitrite thường là buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu...
Khi lượng tiêu thụ đạt 0,2-0,5g, nó có thể gây ngộ độc. Khi lượng nitrite ăn vượt quá 3g, nó có thể gây tử vong. Ngộ độc nitrite thường khởi phát rất nhanh, sau khi vào cơ thể từ 1-3 tiếng là phát bệnh. Đặc điểm khi bị ngộ độc biểu hiện là ban xuất huyết, và các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, tức ngực, khó thở, đánh trống ngực, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy. Môi, móng tay và da toàn thân, xuất huyết màng nhầy. Trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh mất ý thức, khó chịu bất an, hôn mê, suy hô hấp và tử vong.
Ăn lẩu có thể gây ngộ độc nitrite không?
Trên tờ Tân Hoa Xã của Trung Quốc từng đăng tải thông tin rằng nước lẩu có chứa lượng nitrite nhất định, nếu nước lẩu đun quá lâu sẽ sản sinh ra nitrite dễ gây ung thư. Trong số tất cả các loại canh lẩu, canh dưa chua có tỷ lệ nitrite cao nhất (Tiểu Điền trong trường hợp trên lựa chọn lẩu cá dưa chua), tiếp theo lẩu hải sản, lẩu nước canh xương có mức tăng nitrite tương đối ít.

Các loại thực phẩm chứa nhiều nitrite cùng cho vào nồi lẩu sau khi ăn lượng lớn sẽ khiến cơ thể bị ngộ độc.
Tuy nhiên theo các chuyên gia nước lẩu có thể không chứa sẵn nitrite mà do các nguyên liệu để làm nước lẩu hay các thực phẩm nhúng lẩu không đảm bảo an toàn, có chứa nitrite mới gây ngộ độc. Chỉ cần các loại thực phẩm bỏ vào nồi lẩu không có vấn đề về chất lượng, vậy vẫn rất an toàn.
Những thực phẩm nào chứa nhiều nitrite cần tránh?
Một số loại quả, rau xanh… được bón nhiều phân hóa học hoặc trồng ở các nguồn đất, nước bị ô nhiềm thường chứa nhiều nitrite. Các loại rau này khi nấu chín và để trong một thời gian dài, dưới tác dụng của vi khuẩn, nitrite trong rau vẫn giữ nguyên nên gây ra ngộ độc nếu ăn nhiều.

Thực phẩm dưa muối chưa kĩ cũng chứa nhiều nitrite.
Các loại rau cải dùng để muối dưa cũng thường có nitrit. Khi chưa muối thì hàm lượng này tường đối thấp, nhưng khi đem muối trong vài ngày đầu thì hàm lượng nitrit tăng lên do quá trình vi sinh khử nitrat thành nitrit. Chất này sẽ giảm dần và mất hẳn khi dưa có vị chua và màu vàng đẹp. Nhưng nếu để dưa bị khú (dưa để quá lâu) thì hàm lượng này lại tăng cao. Trong trường hợp của Tiểu Điền, có thể cậu đã sử dụng dưa bị khú hoặc dưa còn xanh chưa chín nên mới dẫn tới ngộ độc.
Bên cạnh đó, các loại thực phẩm chế biến sẵn như lạp xưởng, nem chua, xúc xích, thịt hun khói, thịt và cá đông lạnh… là những nhóm nguy cơ cao dễ gây ngộ độc nitrit, nitrat. Vì vậy những ai đang xem những món trên là khoái khẩu nên sử dụng một cách hợp lý để an toàn cho sức khỏe. Bạn nên chọn mua sản phẩm của các hãng thực phẩm có uy tín và chất lượng để hạn chế những rủi ro.
Theo Khám phá

Kỳ tích y học Việt Nam: Lần đầu thực hiện thành công ghép tim nhân tạo bán phần
Y tế - 26 phút trướcGĐXH - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa thực hiện thành công ca ghép tim nhân tạo bán phần thế hệ thứ 3 lần đầu tiên tại Việt Nam.

4 triệu chứng mỡ nội tạng dư thừa và 4 thực phẩm là khắc tinh của mỡ
Sống khỏe - 42 phút trướcGĐXH - Những người có mỡ ở bụng thường có lượng mỡ nội tạng quá nhiều, có thể dẫn đến hàng loạt các bệnh như huyết áp cao, đột quỵ và tiểu đường.

Nên uống mấy viên Omega 3 mỗi ngày để mang lợi ích cho sức khỏe?
Sống khỏe - 3 giờ trướcGĐXH - Omega 3 là một loại axit béo thiết yếu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên nên uống mấy viên mỗi ngày để không gặp tác phụ ngoài ý muốn?

8 lợi ích sức khỏe của cà tím có thể bạn chưa biết
Sống khỏe - 4 giờ trướcĂn cà tím hàng ngày có lợi cho sức khỏe vì đây là nguồn vitamin, chất xơ, nasumin và acid chlorogenic dồi dào.

Thường xuyên ăn thực phẩm giàu vitamin C giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Sống khỏe - 9 giờ trướcMột nghiên cứu mới cho thấy vitamin C từ sản phẩm tươi - không phải thực phẩm bổ sung - có thể giúp bảo vệ những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 khỏi bệnh tim, định hình lại cách chúng ta suy nghĩ về chế độ ăn uống và phòng ngừa bệnh mạn tính.

Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Để xác định bạn có bị tiểu đường hay không, bác sĩ sẽ dựa trên các chỉ số xét nghiệm về đường huyết cùng với những dấu hiệu cảnh báo bệnh.

Bài thuốc trị bệnh từ lá lốt
Sống khỏe - 10 giờ trướcLá lốt không chỉ là gia vị thơm ngon trong ẩm thực Việt Nam, mà còn là vị thuốc nam có nhiều công dụng trong điều trị bệnh lý khác nhau.

Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn, khuyến cáo nhóm người cần đặc biệt lưu ý khi mắc sởi
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH – Hiện nay, bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn, đặc biệt là nhóm người có bệnh nền hoặc miễn dịch suy giảm. Điều đáng nói, nhiều người lớn chủ quan cho rằng sởi chỉ là bệnh nhẹ, sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, thực tế bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong nếu không điều trị kịp thời.

2 người phụ nữ trẻ liên tiếp bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Hai nữ bệnh nhân trẻ tuổi bị đột quỵ do huyết khối xoang tĩnh mạch não đều trong độ tuổi sinh sản và có sử dụng thuốc tránh thai đường uống kéo dài.

Người phụ nữ 35 tuổi ở Vĩnh Phúc bất ngờ phát hiện u màng não kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ phát hiện khối u màng não đường kính 40mm có tiền sử đau đầu âm ỉ, chóng mặt kéo dài, dù đã điều trị nội khoa nhưng không thuyên giảm...

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp tính do rượu cho biết có tiền sử uống rượu bia thường xuyên nhiều năm nay.