Ăn thịt vịt mùa hè mát bổ nhưng 3 bộ phận khoái khẩu này của vịt tốt nhất không nên ăn để tránh tích bệnh vào người
GĐXH - Trong thịt vịt thì nội tạng vịt, phao câu vịt và phần da dưới cổ vịt... tốt nhất không nên ăn để hạn chế tích bệnh.
Trong các loại gia cầm thì thịt vịt là món ăn vừa rẻ, vừa mát và được nhiều người ưa chuộng. Theo Đông y, thịt vịt có vị ngọt, hơi mặn, tính hàn, tác dụng tư âm, dưỡng vị, lợi thủy tiêu thũng, giải độc.

Ảnh minh họa
Xét về giá trị dinh dưỡng, thịt vịt có giá trị dinh dưỡng rất cao. Trong 100g thịt vịt có đến 25g chất protein, 201 calorie và hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, lipit, protit, phospho, kẽm, magie đồng axit nicotic khỏe, các vitamin B, A, E, K…
Đặc biệt thịt vịt chống lại hiện tượng xơ vữa động mạch bởi trong tiết vịt thường có rất nhiều axit oleic và nhiều thành phần tương tự giống dầu ôliu nên có thể chống lại hiện tượng xơ vữa động mạch.
Ăn thịt vịt có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị lao phổi và ung thư (đang xạ trị, hóa trị).
Ăn thịt vịt có ích cho người thể chất suy nhược, chán ăn, sốt, phù nề, người thể chất yếu sau khi bệnh, đổ mồ hôi ban đêm, lòng bàn tay bàn chân nóng, phụ nữ kinh nguyệt ít,…
Tuy nhiên, theo đông y, thịt vịt có vị tanh, tính hàn mạnh nên không phải ai ăn thịt vịt cũng tốt.

Ảnh minh họa
4 nhóm người được khuyến cáo không nên ăn nhiều thịt vịt
Người mới phẫu thuật
Thịt vịt có vị tanh, tính hàn nên không phù hợp với những người vừa phẫu thuật vì có thể gây sưng tấy, vết mổ khó lành, thậm chí mưng mủ.
Người có hệ tuần hoàn kém
Tình trạng yếu kém của hệ tuần hoàn sau thời gian dài sẽ làm suy yếu các cơ quan khác như hệ tiêu hóa, thận, hệ thống miễn dịch... Trong khi đó, thịt vịt tính lạnh, nếu ăn nhiều thì cơ thể càng dễ bị nhiễm lạnh hơn.
Người thể trạng hàn
Việc ăn nhiều thịt vịt dễ gây lạnh bụng, dẫn đến chán ăn, đau bụng, tiêu chảy hoặc các vấn đề tiêu hóa khác. Bên cạnh đó, người bị ho cũng được khuyến cáo không nên ăn vì sẽ làm tăng khả năng kích ứng, gây ra ho.
Người bị bệnh tim mạch, mỡ máu, gout
Thịt vịt có lượng purin cao, có thể làm tăng lượng axit uric trong cơ thể, khiến triệu chứng bệnh gout nặng lên. Thịt vịt cũng có nhiều mỡ, nếu ăn nhiều sẽ bất lợi cho những người cần hạn chế chất này.

Ảnh minh họa
3 bộ phận của vịt không nên ăn
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi phần thịt ở các vị trí khác nhau sẽ có giá trị dinh dưỡng khác nhau. Phần lườn, bụng chứa nhiều protein và ít cholesterol nhất, còn nội tạng, đùi, cánh, cổ lại chứa rất nhiều cholesterol xấu.
Vì vậy nội tạng vịt tuy có giá trị dinh dưỡng nhưng sẽ nhiều nguy cơ như dư lượng thuốc trong quá trình chăn nuôi, giun sán, vi khuẩn, virus gây hại.
Phao câu vịt cũng không nên ăn vì là nơi tập trung của tuyến dịch bạch huyết, nơi chứa đại thực bào, phao câu giống như kho chứa vi khuẩn.
Ngoài ra, phần dưới da cổ cũng chứa nhiều tuyến dịch bạch huyết, tốt nhất khi pha chế nên loại bỏ, không nên ăn.

Mướp đắng và công dụng tuyệt vời với sức khỏe người sử dụng

Cô gái 18 tuổi mang khối "u quái", chứa toàn da và tóc
Y tế - 10 giờ trướcGĐXH - Nhập viện trong tình trạng mệt mỏi, đau âm ỉ vùng hạ vị, tiểu khó... Sau khi thăm khám, bệnh nhân được chẩn đoán có khối u buống trứng dạng u quái rất nguy hiểm.

Lý do liên tiếp có nạn nhân ngộ độc khi ăn nấm giống đông trùng hạ thảo
Y tế - 11 giờ trướcChưa đầy một tháng, khoảng 10 người đã nhập viện ở nhiều nơi vì nôn ói, đau bụng, yếu cơ sau khi ăn nấm lạ trong vườn. Người bệnh cho biết đã ăn nấm vì tưởng đào được đông trùng hạ thảo.

Cách làm 5 loại nước uống đá xay với trái cây giải nhiệt trong những ngày cực nóng
Sống khỏe - 11 giờ trướcVào một ngày oi ả, không có gì tuyệt vời bằng một ly slushie (loại đồ uống đá xay và trái cây) để giải nhiệt. Thay vì mua ngoài cửa hàng, chúng ta hãy tự làm loại đồ uống hấp dẫn này trong vài phút.

Thông tin mới nhất về vụ 3 bố con bị ngạt trong ô tô tại Hải Phòng
Y tế - 15 giờ trướcGĐXH - Thông tin từ Bệnh viện Trung ương quân đội 108, hiện tại tình trạng của 2 bố con ổn định, tiếp tục được theo dõi và ra viện trong thời gian tới.

Mỗi năm chúng ta 'ăn' ít nhất 50.000 hạt vi nhựa, vậy nó tác động thế nào đến sức khỏe?
Sống khỏe - 15 giờ trướcGiáo sư Ravindra Khaiwal, Khoa Y học Cộng đồng và Trường Y tế Công cộng, Viện Nghiên cứu và Giáo dục Y khoa Sau Đại học (PGIMER), Chandigarh cảnh báo, từ những phần sâu nhất của đại dương đến phổi, vi nhựa dường như đã xâm nhập vào mọi khía cạnh của sự tồn tại của chúng ta.

Mâu thuẫn với gia đình, cô gái 25 tuổi uống thuốc diệt cỏ tự tử
Y tế - 17 giờ trướcGĐXH – Bệnh nhân được đưa đi cấp cứu trong tình trạng bị ngộ độc nặng, nếu không xử trí kịp thời nguy cơ tử vong rất cao.

Giảm đau do viêm khớp có thể áp dụng 7 cách này
Sống khỏe - 20 giờ trướcViêm khớp có thể gây đau, sưng... ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống hàng ngày của người mắc. Có một số cách có thể giúp người bệnh giảm đau.

Xác định được kiểu gene của Enterovirus 71 gây bệnh tay chân miệng nặng
Y tế - 22 giờ trướcTối 5/6, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, kết quả giải trình tự gene của nhóm nghiên cứu Bệnh viện Nhi Đồng 1 và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh đã xác định B5 là kiểu gene (subgenotype) của Enterovirus 71 (EV71) - tác nhân gây bệnh tay chân miệng nặng ở trẻ em vừa được phát hiện quay trở lại qua các trường hợp nặng tại 3 bệnh viện nhi của Thành phố.

Uể oải, mệt mỏi vào mùa hè có thể do thiếu hụt 4 loại vitamin này
Sống khỏe - 23 giờ trướcMột trong những triệu chứng điển hình của việc thiếu hụt vitamin là cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi và uể oải.

Ứng dụng phương pháp giảm béo an toàn và bền vững tại Việt Nam
Sống khỏe - 1 ngày trướcĂn kiêng nghiêm ngặt hay tập luyện "điên cuồng" để ép cân đều có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và làn da. Giảm cân bền vững bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, lối sống, thói quen luyện tập khoa học mới là giải pháp hiệu quả nhất để duy trì cân nặng và cải thiện sức khỏe.

Thông tin mới nhất về vụ 3 bố con bị ngạt trong ô tô tại Hải Phòng
Y tếGĐXH - Thông tin từ Bệnh viện Trung ương quân đội 108, hiện tại tình trạng của 2 bố con ổn định, tiếp tục được theo dõi và ra viện trong thời gian tới.