Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bài thuốc hay, bổ dưỡng cho hệ tiêu hóa, tiêu chứng đầy bụng, hỗ trợ bảo vệ sức khỏe mùa dịch bệnh

Thứ tư, 12:34 05/05/2021 | Sống khỏe

GiadinhNet - Một phương thuốc cổ rất tốt khi giao mùa, tùy triệu chứng mà gia giảm thêm một số vị thảo dược để bồi bổ cho trẻ em, người ốm yếu, tiêu hóa kém, cải thiện hệ tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng, bảo vệ tốt cơ thể trước mùa dịch bệnh nắng nóng.

Giao mùa là thời điểm bắt đầu cho mùa dịch bệnh nắng nóng, những cơn mưa bất chợt, nóng lạnh thất thường nên vi rút, vi khuẩn gây bệnh bùng phát, trong đó có các vi khuẩn gây hại cho đường tiêu hóa, chứng đầy bụng, khó tiêu, ăn không ngon cũng gia tăng.

Để không bị bệnh rối loạn tiêu hóa "hỏi thăm", ngoài ngăn chặn mối nguy hại bằng cách thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, ăn chín uống sôi... cần bổ sung thảo dược tăng sức đề kháng cho hệ tiêu hóa.

Bài thuốc hay, bổ dưỡng cho hệ tiêu hóa, tiêu chứng đầy bụng, bảo vệ sức khỏe mùa dịch bệnh - Ảnh 2.

Giao mùa nhiều người bị đầy bụng, không muốn ăn. Ảnh minh họa.


Trong sách Đông y cổ có phương thuốc (bài thuốc) Sâm linh Bạch truật tán rất hay, nguyên phương như sau:

Nguyên liệu

- Nhân sâm 12g

- Sơn dược (củ mài sao cám gạo) 12g

- Bạch truật (sao cám gạo)10g

- Bạch linh (tẩm sữa sao) 12g

- Ý dĩ nhân (sao vàng)12g

- Biển đậu (sao vàng)10g

- Liên nhục (hạt sen sao) 10g

- Cát cánh (sao vàng) 8g

- Sa nhân (sao chín)20g

- Chích cam thảo (cam thảo tẩm mật sao) 6g


Bài thuốc hay, bổ dưỡng cho hệ tiêu hóa, tiêu chứng đầy bụng, bảo vệ sức khỏe mùa dịch bệnh - Ảnh 3.

Rối loạn tiêu hóa, chán ăn làm cơ thể mỏi mệt. Ảnh minh họa.


Cách dùng:

Tất cả các vị thuốc sau khi đã sao tẩm, hoặc sao chín thì tán thành bột mịn, cho vào lọ thủy tinh để dùng dần.

Mỗi lần uống: Người lớn dùng 10 - 15g/lần. Trẻ em 6-10g/lần hòa với nước sôi uống khi đói. Mỗi ngày dùng 2-3 lần.

Công dụng của bài thuốc:

- Bổ trung ích khí, kiện tỳ, thẩm thấp, chỉ tả, trị tỳ vị hư nhược, ăn ít, đại tiện lỏng, hoặc thổ, hoặc tả, tay chân yếu.

- Người gầy, bụng ngực căng tức hoặc đầy chướng, buồn bực, sắc mặt vàng, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi hồng nhạt, mạch tế hoãn hoặc hư hoãn.

- Trị các chứng ǎn uống không ngon miệng, đặc biệt là trẻ em biếng ăn, chậm lớn, còi xương. Hoặc người lớn tiêu hóa kém, bị bệnh đại tràng, bệnh đường ruột, tiêu chảy mạn tính, thể lực giảm sút sau khi ốm dậy, người mệt mỏi rã rời (ở người gầy), người sắc mặt xanh nhợt, người không muốn ǎn và có chiều hướng bị tiêu chảy thường xuyên, người đau dạ dày, đặc biệt người bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng, ho đờm... dùng rất hiệu quả.


Bài thuốc hay, bổ dưỡng cho hệ tiêu hóa, tiêu chứng đầy bụng, bảo vệ sức khỏe mùa dịch bệnh - Ảnh 4.

Nhiều người lớn cũng bị rối loạn tiêu hóa. Ảnh minh họa.


Phân tích bài thuốc:

Bài thuốc "Sâm linh Bạch truật tán" là bài thuốc cổ phương có xuất xứ từ đời nhà Tống (Trung Quốc 960 – 1279), cơ sở từ bài Tứ quân tử thang gia giảm mà thành. Bài thuốc có thêm các vị Hoài sơn, Biển đậu, Liên tử, Ý dĩ nhân, Sa nhân, Cát cánh nhằm điều bổ tỳ vị, khí hư.

- Chủ dược là Tứ quân (gồm có Nhân sâm, Bạch linh, Bạch truật, Cam thảo) là những vị dược thảo có tác dụng bình bổ tỳ - vị - khí.

- Phối ngũ với Biển đậu, Ý dĩ nhân, Sơn dược cam nhạt; Liên nhục cam sáp, phụ giúp Bạch truật vừa có thể kiện tỳ, lại có thể thẩm thấp mà chỉ tả.

- Thêm cái cay ôn, thơm mùi hương của Sa nhân phụ tá cho Tứ quân thúc đẩy sự vận hóa của trung tiêu, làm cho khí cơ trên thông dưới chỉ được tả.

- Cát cánh có tác dụng dẫn thuốc vào kinh thủ thái âm phế, tới được thượng tiêu để ích phế.

Các vị thuốc này phối ngũ với nhau có tác dụng bổ hư, trừ thấp, hành trệ, điều khí, hòa cả tỳ lẫn vị, vì lợi ích đó mà mọi chứng đều hết.

Ngoài ra còn điều trị ho do khí hư đàm (đờm) nhiều, hoặc là do khí hư, công năng vận hóa thủy cốc của tỳ không mạnh sinh ra đàm, hoặc bị ngoại cảm mà ho thêm nặng có thể dùng bài này.

Chỉ cần nắm rõ thì có thể từ bản phương này mà gia giảm để tiến hành điều trị. Ví như Sơn dược ngoài bổ tỳ khí ra, còn có thể cố sáp tỳ tân, hay tự dưỡng tỳ âm - nhưng đầu tiên là bổ tỳ khí.

Với Bạch truật có khác biệt vì có thể ích khí, kiện tỳ.

Thêm Hoài sơn có thể tự dưỡng tỳ âm.

Ngoài dùng Biển đậu, Hoài sơn, còn có Ý dĩ nhân - chủ yếu để bổ tỳ khí, thông điều thủy đạo, khứ thấp thì trong phương thuốc trên còn có:

- Vị Liên nhục, có tác dụng bổ tỳ dưỡng tâm, lại có thể chỉ tả, lại có thể điều trị tâm hoảng do tỳ khí hư dẫn đến tâm khí bất túc tạo thành.

- Vị Liên tử còn có thể sáp tinh, qua bổ tâm còn có thể giao thông tâm thận.

- Nếu trung tiêu hư hàn nặng thì có thể gia giảm Đậu khấu nhân, nhẹ dùng Sa nhân, kiện vị đơn thuần dùng Sa nhân, thấp trọc khốn trung tiêu dùng Đậu khấu nhân…

Phương thuốc này còn gia giàm thêm một số vị để bồi bổ chủ yếu cho trẻ em, người ốm yếu, tiêu hóa kém, cải thiện hệ tiêu hóa lúc giao mùa, giúp bạn củng cố hệ miễn dịch, bảo vệ tốt cơ thể trong mùa dịch bệnh.


Bài thuốc hay, bổ dưỡng cho hệ tiêu hóa, tiêu chứng đầy bụng, bảo vệ sức khỏe mùa dịch bệnh - Ảnh 5.

Rối loạn tiêu hóa, đầy bụng làm cả người lớn, trẻ em rất khó chịu, không ăn uống được. Ảnh minh họa.


Ngoài ra để phòng ngừa dịch bệnh, hạn chế rối loạn tiêu hóa khi giao mùa người dân cần chú ý:

- Thường xuyên vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh; Năng rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, trước khi chế biến món ăn, và sau khi đi vệ sinh; Đảm bảo vệ sinh nhà cửa và môi trường xung quanh sạch sẽ, thoáng mát.

- Không đổ rác thải, phân xuống ao, hồ.

- Chọn mua thực phẩm an toàn, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không sử dụng thực phẩm hết hạn. Ưu tiên rau, củ quả.

- Sử dụng nước sạch. Thực hiện nguyên tắc ăn chín, uống sôi, không uống nước lã, không ăn thực phẩm chưa được chế biến và chưa nấu chín như: gỏi cá, tiết canh…

Ths. BS Hoàng Kỳ

Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Nội


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Lòng lợn có thể gây nguy hiểm nếu chế biến và ăn theo cách này

Lòng lợn có thể gây nguy hiểm nếu chế biến và ăn theo cách này

Sống khỏe - 2 giờ trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, nếu vô tình ăn phải nội tạng của lợn bệnh, nhất là lòng chưa được nấu chín, nguy cơ nhiễm liên cầu lợn, ký sinh trùng hoàn toàn có thể xảy ra, gây hại cho người dùng.

Dấu hiệu đường huyết tăng cao vào ban đêm, người bệnh tiểu đường có dấu hiệu này cần cảnh giác

Dấu hiệu đường huyết tăng cao vào ban đêm, người bệnh tiểu đường có dấu hiệu này cần cảnh giác

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên nắm rõ dấu hiệu tăng đường huyết vào ban đêm để có biện pháp kịp thời phòng tránh biến chứng.

Trầm cảm ở tuổi vị thành niên: 'Ngòi nổ' âm thầm hủy hoại tâm hồn trẻ

Trầm cảm ở tuổi vị thành niên: 'Ngòi nổ' âm thầm hủy hoại tâm hồn trẻ

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH - Trầm cảm ở tuổi vị thành niên luôn để lại những hệ lụy đau lòng. Câu chuyện từ 2 ca lâm sàng tại bệnh viện được các chuyên gia phân tích, cảnh báo thực sự đáng suy ngẫm.

Đi khám zona thần kinh, người phụ nữ ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện khối u tim khổng lồ

Đi khám zona thần kinh, người phụ nữ ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện khối u tim khổng lồ

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Bị zona thần kinh vùng thành ngực và đau nhiều ở khu vực bị zona, người bệnh đi khám thì phát hiện khối u nhầy khổng lồ, nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Men gan thấp nguy hiểm không? Người có dấu hiệu này cần cảnh giác

Men gan thấp nguy hiểm không? Người có dấu hiệu này cần cảnh giác

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Bác sĩ cho biết men gan cao hay men gan thấp đều có thể cảnh báo bệnh gan tiến triển nặng và chức năng gan suy giảm.

Cách tăng tác dụng của hoa đu đủ đực trị bệnh

Cách tăng tác dụng của hoa đu đủ đực trị bệnh

Sống khỏe - 7 giờ trước

Hoa đu đủ đực có nhiều hoạt tính thực vật phong phú, được sử dụng chữa bệnh từ rất lâu. Bên cạnh đó, khi kết hợp loại hoa này với các dược liệu có cùng công dụng sẽ làm tăng tác dụng trị bệnh như ung thư, bệnh hô hấp hay bệnh tiết niệu...

Mắc tay chân miệng, bé gái 14 tháng tuổi ở Hà Nội phải lọc máu liên tục

Mắc tay chân miệng, bé gái 14 tháng tuổi ở Hà Nội phải lọc máu liên tục

Y tế - 9 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhi được đưa đến viện trong tình trạng có nhiều vết loét trong vòm họng, nốt phỏng nước rải rác vùng mông kèm tình trạng suy hô hấp, suy tuần hoàn.

Bé 14 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh, bất ngờ bị liệt 2 chân từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bé 14 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh, bất ngờ bị liệt 2 chân từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Trước khi vào viện 3 ngày vì mắc bệnh viêm tủy ngang hiếm gặp, bé 14 tuổi bất ngờ xuất hiện cảm giác tê bì ở chân, tình trạng này nhanh chóng lan rộng khiến em không thể cử động...

Tại sao uống vitamin, chất bổ sung cần ghi nhớ quy tắc 30 phút?

Tại sao uống vitamin, chất bổ sung cần ghi nhớ quy tắc 30 phút?

Sống khỏe - 12 giờ trước

Những người uống vitamin, thực phẩm bổ sung hàng ngày vào mỗi buổi sáng đang bỏ qua một quy tắc quan trọng, có thể âm thầm làm giảm lợi ích của các chất dinh dưỡng quan trọng này mà không hề hay biết...

Hiểu về viêm amidan mạn tính và giải pháp cải thiện từ thảo dược

Hiểu về viêm amidan mạn tính và giải pháp cải thiện từ thảo dược

Sống khỏe - 12 giờ trước

Viêm amidan mạn tính là giai đoạn chuyển tiếp của viêm amidan cấp tính. Các triệu chứng viêm amidan mạn tính thường kéo dài dai dẳng và gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và công việc của người mắc. Vậy đâu là giải pháp đối phó với tình trạng này hiệu quả?

Top