Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ban chỉ đạo 389 quốc gia đề nghị tăng cường kiểm tra hoạt động nhập khẩu và kinh doanh cá tầm

Thứ ba, 14:26 09/03/2021 | Sản phẩm - Dịch vụ

GiadinhNet - Ban chỉ đạo 389 quốc gia vừa chỉ đạo tiếp tục tăng cường kiểm soát hoạt động nhập khẩu cá tầm từ Trung Quốc sau các thông tin về cá tầm giá rẻ ồ ạt về Việt Nam thời gian qua.

Văn bản do ông Đinh Tiến Dũng, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) nêu rõ: Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình về việc xử lý thông tin báo chí nêu về nhập khẩu và kinh doanh cá tầm; căn cứ vào Văn bản của Uỷ ban Kinh tế - Quốc hội Khoá XIV về việc trả lời kiến nghị của Hiệp hội Phát triển cá nước lạnh tỉnh Lâm Đồng, Ban chỉ đạo 389 quốc gia yêu cầu các Bộ: Tài chính, Công an, Công thương, NN&PTNT, Quốc phòng và Ban Chỉ đạo 389 các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Hà Giang, Lào Cai cùng các địa phương có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra chặt chẽ việc các doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu cá tầm từ Trung Quốc vào Việt Nam bảo đảm đúng quy định của pháp luật.

Tăng cường công tác quản lý, kiểm soát trong thị trường nội địa (nhất là các trung tâm tiêu thụ lớn tại Hà Nội và TP HCM) để đấu tranh, ngăn chặn, xử lý đối với các hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh, buôn bán mặt hàng cá tầm (như vi phạm về nguồn gốc, xuất xứ, giấy phép, sở hữu trí tuệ; kiểm dịch, an toàn vệ sinh thực phẩm, gian lận thương mại...).

Bên cạnh đó, giao Bộ NN&PTNT công bố rộng rãi danh sách các loại cá tầm được phép nhập khẩu để các cơ quan chức năng thuận lợi trong việc thực hiện và kiểm tra, kiểm soát.

Ban chỉ đạo 389 quốc gia đề nghị tăng cường kiểm tra hoạt động nhập khẩu và kinh doanh cá tầm - Ảnh 2.

Mỗi năm, hàng ngàn tấn cá tầm Trung Quốc được nhập khẩu vào thị trường Việt Nam một cách dễ dàng. Ảnh: Cao Tuân

Trước đó, cộng đồng các doanh nghiệp, hộ nuôi cá tầm Việt Nam đã có đơn kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ về việc trong thời gian qua, cá tầm Trung Quốc nhập chính ngạch và nhập lậu vào Việt Nam đã gây ra những hệ lụy không nhỏ đến ngành nuôi cá tầm trong nước và ảnh hưởng đến chất lượng của cá tầm Việt Nam. Đặc biệt, chất lượng cá tầm Trung Quốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, không được kiểm tra, kiểm định đang có nguy cơ gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Về lâu dài, những lỗ hổng trong việc nhập khẩu cá tầm từ Trung Quốc có thể sẽ giết chết ngành nuôi cá tầm trong nước.

Trong tháng 1 và tháng 2/2021, Bộ NN&PTNT và Tổng cục Hải quan cũng lần lượt có công văn về việc kiểm soát hoạt động nhập khẩu cá tầm.

Tuy nhiên, theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, lượng cá tầm Trung Quốc nhập về Việt Nam qua 2 Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn) và Kim Thành (Lào Cai) trong 2 tháng đầu năm nay đã đạt 812 tấn. Con số này gần bằng tổng sản lượng của năm 2020.

Ban chỉ đạo 389 quốc gia đề nghị tăng cường kiểm tra hoạt động nhập khẩu và kinh doanh cá tầm - Ảnh 3.

Cá tầm Trung Quốc bày bán với giá rẻ khắp các chợ đầu mối.

Chi cục Hải quan Cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) cũng thông tin, trong tháng 1/2021, đơn vị này đã phát hiện lô cá tầm Trung Quốc của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thủy hải sản Thanh Tú khai báo trên tờ hải quan nhập khẩu không đúng với số lượng cá tầm Trung Quốc nhập về. Số lượng hàng thừa được xác định lên đến 850 kg.

Các số liệu từ Hải quan cung cấp cũng cho thấy, doanh nghiệp nhập khẩu cá tầm Trung Quốc về Việt Nam tiêu thụ lớn trong nhiều năm qua là Công ty TNHH Thủy sản Sỹ Hưng và Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thủy hải sản Thanh Tú (cùng địa chỉ đăng ký ở số 1, ngõ 562 đường Lĩnh Nam, tổ 19, phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội đều do bà Nguyễn Thị Thư là đại diện pháp luật).

Theo thống kê của cơ quan quản lý CITES Việt Nam, trong thời gian từ ngày 23/7/2020 đến 8/2/2021 các doanh nghiệp đã nhập khẩu số lượng 2988 tấn cá tầm Trung Quốc về Việt Nam. Trong đó, có nhiều doanh nghiệp vẫn nhập khẩu cá tầm trong thời gian không được phép theo Chỉ thị số 05 ngày 28/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ (yêu cầu cấm nhập khẩu động vật hoang dã vào Việt Nam).

Ban chỉ đạo 389 quốc gia đề nghị tăng cường kiểm tra hoạt động nhập khẩu và kinh doanh cá tầm - Ảnh 4.

Trái ngược với những chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và các bộ, ban, ngành liên quan, số lượng cá tầm Trung Quốc nhập khẩu về Việt Nam vẫn tăng vọt.

Được biết, đến nay Cơ quan quản lý CITES Việt Nam chỉ cấp phép cho nhập khẩu dòng cá tầm Xibêri của Trung Quốc - nằm trong danh mục các loài thủy sản sống được phép nhập khẩu vào Việt Nam. Tuy nhiên, từ ghi nhận của báo chí và qua kiểm tra của Bộ NN&PTNT, nhiều mẫu cá tầm thương phẩm tại chợ Yên Sở (Hà Nội) và chợ Bình Điền (TPHCM) có hình thái không phù hợp với loài cá tầm được phép kinh doanh tại Việt Nam. Ngoài ra, có một số loài cá tầm nhập khẩu dùng làm thực phẩm lưu thông trên thị trường chưa rõ nguồn gốc, không thực hiện kiểm dịch có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, môi trường và sản xuất cá tầm tại Việt Nam.

Điều này cho thấy có khả năng những người nhập khẩu cá tầm Trung Quốc về tiêu thụ ở Việt Nam không đúng với giấy phép hoặc có tình trạng nhập lậu qua đường tiểu ngạch.

Còn theo khảo sát của nhóm chuyên gia thủy sản của Nga hiện đang làm việc tại Việt Nam, loài cá tầm nhập khẩu từ Trung Quốc đang bày bán với số lượng lớn tại chợ đầu mối phía Nam có hình thái không giống cá tầm Xibêri (Acipenser baerii) trong giấy phép thông quan. Bởi lẽ giống cá này là dòng thuần chủng, rất yếu và không thể sống trong thời gian dài và quãng đường vận chuyển xa từ Trung Quốc về các tỉnh phía Bắc rồi sau đó chuyển vào thị trường trong miền Nam.

"Đây có thể là dòng ngoại lai giữa cá tầm Trung Hoa và cá tầm Kaluga (không thuộc danh mục được Tổng cục Thủy sản đồng ý cho phép nhập). Do vậy, ban ngành chức năng cần phải có một cuộc rà soát tổng thế, đánh giá chất lượng, kiểm dịch, kiểm tra giống loài để tăng cường công tác quản lý nhằm tránh những rủi ro lây lan bệnh tật cũng như gây hại đến nền sản xuất cá tầm trong nước", vị chuyên gia chia sẻ.

Báo Gia đình & Xã hội sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Cao Tuân

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thị trường đất nền xuất hiện 2 nhóm “cá mập” liên tục đi gom hàng

Thị trường đất nền xuất hiện 2 nhóm “cá mập” liên tục đi gom hàng

Bảo vệ người tiêu dùng - 7 giờ trước

Các “cá mập” có tài chính sẽ định hướng mua sỉ số lượng lớn đất nền, hoặc mua lại những dự án mà chủ đầu tư đang ngộp tài chính, buộc phải giảm giá bán lại.

Bất động sản phân khúc nhà riêng giá từ 2-4 tỷ đồng được săn đón như thế nào tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh?

Bất động sản phân khúc nhà riêng giá từ 2-4 tỷ đồng được săn đón như thế nào tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh?

Sản phẩm - Dịch vụ - 11 giờ trước

GĐXH - Thời gian qua, giá bất động sản có nhiều biến động. Theo thống kê, phân khúc nhà riêng giá từ 2-4 tỷ là loại hình bất động sản có biến động lượt quan tâm tăng mạnh nhất.

Việc nên làm sau khi rút tiền tại ngân hàng: Lời khuyên từ nhân viên ngân hàng lâu năm

Việc nên làm sau khi rút tiền tại ngân hàng: Lời khuyên từ nhân viên ngân hàng lâu năm

Bảo vệ người tiêu dùng - 11 giờ trước

GĐXH - Khi rút tiền tại cây ATM hay tại quầy giao dịch, khách hàng không nên rời đi ngay để tránh mất tiền oan.

Giá vàng hôm nay 4/5: SJC lập đỉnh mới, vàng nhẫn Bảo Tín Minh Châu, Doji, PNJ tiếp đà tăng dù thế giới giảm

Giá vàng hôm nay 4/5: SJC lập đỉnh mới, vàng nhẫn Bảo Tín Minh Châu, Doji, PNJ tiếp đà tăng dù thế giới giảm

Giá cả thị trường - 13 giờ trước

GĐXH - Giá vàng hôm nay trong nước vàng miếng SJC tiếp tục tăng lên sát mốc kỷ lục 86 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cũng tăng dù thế giới giảm.

Du lịch biển miền Trung: Lo ngay ngáy sau những ngày đầu bội thu

Du lịch biển miền Trung: Lo ngay ngáy sau những ngày đầu bội thu

Sản phẩm - Dịch vụ - 13 giờ trước

GĐXH - Các điểm du lịch ở Nghệ An đều thông báo những con số ấn tượng về lượng khách và doanh thu đến tham quan, vui chơi trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Nhưng liệu du lịch địa phương này trong thời gian tới có hứa hẹn những mùa bội thu?

Kiến nghị bắt buộc không dùng tiền mặt giao dịch vàng để kiểm soát thuế

Kiến nghị bắt buộc không dùng tiền mặt giao dịch vàng để kiểm soát thuế

Bảo vệ người tiêu dùng - 14 giờ trước

GĐXH - Tổng cục Thuế vừa kiến nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, trình cấp thẩm quyền quy định bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt đối với các giao dịch kinh doanh vàng. Đồng thời quy định cơ chế kiểm soát các giao dịch này.

Giá iPhone 11, iPhone 12, iPhone 13 đang rẻ giật mình, có loại chỉ 8 triệu đồng trang bị vẫn ngang cơ iPhone 15

Giá iPhone 11, iPhone 12, iPhone 13 đang rẻ giật mình, có loại chỉ 8 triệu đồng trang bị vẫn ngang cơ iPhone 15

Giá cả thị trường - 15 giờ trước

GĐXH - Giá iPhone 11, iPhone 12, iPhone 13 đang khiến người mua xôn xao bởi giảm khủng mà hiệu năng vẫn xịn sò.

Chi tiết xe ga cao cấp trang bị hơn hẳn Air Blade, ngang SH 350i mà giá lại cực mềm

Chi tiết xe ga cao cấp trang bị hơn hẳn Air Blade, ngang SH 350i mà giá lại cực mềm

Giá cả thị trường - 16 giờ trước

GĐXH - Xe ga cao cấp hoàn toàn mới của Yamaha có thể ‘soán ngôi’ Honda SH bằng loạt trang bị cực hiện đại cùng mức giá phải chăng.

Giá cà phê lập kỷ lục chưa từng có, cây giống cũng ‘nhảy múa’ theo

Giá cà phê lập kỷ lục chưa từng có, cây giống cũng ‘nhảy múa’ theo

Giá cả thị trường - 17 giờ trước

Cà phê thiết lập mức giá cao kỷ lục chưa từng có đã kích thích nhu cầu tái canh vườn cây. Giá cây giống cũng tăng mạnh, thậm chí gấp đôi so với năm ngoái.

Thảm họa làm đẹp khi đến nhầm chỗ (bài 2): Chuyên gia đầu ngành về phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ nói gì về sụn sinh học lạnh Seogsun của ChangWon?

Thảm họa làm đẹp khi đến nhầm chỗ (bài 2): Chuyên gia đầu ngành về phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ nói gì về sụn sinh học lạnh Seogsun của ChangWon?

Bảo vệ người tiêu dùng - 17 giờ trước

GĐXH - Liên quan đến sản phẩm sụn sinh học lạnh Seogsun được nhắc đến tại Viện Thẩm mỹ Quốc tế ChangWon (22A-22B Đại Cổ Việt, Hà Nội), phóng viên Chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức khỏe và Đời sống) đã có cuộc trao đổi với GS.TS.BS Trần Thiết Sơn - giáo sư đầu ngành trong lĩnh vực Phẫu thuật Tạo hình Việt Nam.

Top