Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nông dân nuôi cá tầm Việt “cầu cứu” Thủ tướng xem xét việc nhập khẩu cá tầm Trung Quốc

Thứ năm, 16:47 31/12/2020 | Sản phẩm - Dịch vụ

GiadinhNet - Đại diện cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã cùng với các hộ nông dân nuôi cá tầm ở Việt Nam vừa có đơn kiến nghị "cầu cứu" Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc xem xét các vấn đề liên quan đến việc nhập cá tầm từ Trung Quốc.

Đề nghị xử lý việc nhập lậu, thẩm lậu cá tầm từ Trung Quốc

Theo nội dung đơn kiến nghị của cộng đồng nuôi cá tầm Việt gửi Thủ tướng, trong thời gian qua, cá tầm Trung Quốc nhập chính ngạch và nhập lậu vào Việt Nam đã gây ra những hệ lụy không nhỏ đến ngành nuôi cá tầm trong nước và ảnh hưởng đến chất lượng của cá tầm Việt Nam. Đặc biệt, chất lượng cá tầm Trung Quốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, không được kiểm tra, kiểm định đang có nguy cơ gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Về lâu dài, những lỗ hổng trong việc nhập khẩu cá tầm từ Trung Quốc có thể sẽ giết chết ngành nuôi cá tầm trong nước.

Qua thống kê, cá tầm Trung Quốc được nhập khẩu qua đường chính ngạch và nhập lậu một cách ồ ạt với số lượng lớn dùng làm thực phẩm. Số lượng năm 2018 là 1.164 tấn, năm 2019 là 1.849 tấn, tạm tính năm 2020 là trên 1.000 tấn.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, các đối tượng cá nước lạnh được phép nuôi tại Việt Nam từ những năm 2005 gồm: cá tầm Xibêri (Acipenser baerii), cá tầm Beluga (Huso huso), cá tầm Nga (Acipenser gueldenstaedtii), cá tầm Sterlet (Acipenser ruthenus), cá tầm Trung Hoa (Acipenser sinensis), cá tầm lai (lai giữa 2 loài Acipenser ruthenus và Huso huso). Đây là những loài đã được Bộ NN&PTNT đưa vào danh mục sản xuất thông thường và được kiểm tra chặt chẽ nguồn gốc từ cơ quan CITES Việt Nam và các cơ quan quản lý chuyên ngành.

Nông dân nuôi cá tầm Việt “cầu cứu” Thủ tướng xem xét việc nhập khẩu cá tầm Trung Quốc - Ảnh 2.

Một xe tải chở hơn 10 tấn cá tầm nhập khẩu Trung Quốc với giá khai báo hải quan là 103.486 đồng/kg chuẩn bị đưa về thị trường nội địa tiêu thụ.

"Việc nhập khẩu cá tầm sống làm thực phẩm không có trong danh mục sản xuất thông thường mà phải có giấy phép của cơ quan quản lý chuyên ngành. Chúng tôi được biết Tổng cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT chưa cấp phép nhập khẩu cá tầm sống làm thực phẩm ngoài danh mục được sản xuất thông thường. Tuy nhiên cá tầm nhập khẩu từ Trung Quốc được nhập về có nhiều giống cá lai không nằm trong danh mục sản xuất thông thường nói trên mà thuộc nhiều dòng lai khác nhau của cá tầm Amur (Acipenser schrenckii), cá tầm Kaluga (Huso dauricus), cá tầm Xibêri (Acipenser baerii)… không được kê trong danh mục cho phép", văn bản "cầu cứu" Thủ tướng nêu rõ.

Cũng theo cộng đồng nuôi cá tầm ở Việt Nam, bên cạnh việc nhập lậu, thẩm lậu, các tổ chức, cá nhân còn lợi dụng chính sách cho phép nhập khẩu cá tầm từ Trung Quốc để nâng khống khối lượng, cá tầm Trung Quốc ngoài danh mục được bày bán tràn lan trong các chợ đầu mối, các trung tâm đô thị, trà trộn vào cá tầm Việt Nam khiến người tiêu dùng bị đánh lừa…

Đơn kiến nghị của cộng đồng nuôi cá tầm Việt Nam thể hiện, nghề nuôi cá tầm ở Việt Nam được hình thành và phát triển từ năm 2005, với sự giúp đỡ của Chính phủ, các bộ, ban, nghành và sự quan tâm của chính quyền địa phương, sự nỗ lực nghiên cứu của các nhà khoa học, các doanh nghiệp đã phát triển thành một nghề nuôi có tiềm năng phát triển tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao. 

Sản lượng cá tầm năm 2020 của cả nước đạt trên 3.700 tấn, chiếm hơn 11,5% tổng sản lượng cá tầm toàn thế giới, giá trị kinh tế đạt trên 500 tỷ đồng, tăng trưởng sản xuất trong giai đoạn 2007-2020 đạt trung bình 68,75%/năm, không những góp phần tăng doanh thu cho ngân sách nhà nước mà còn góp phần an sinh xã hội, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho hàng vạn lao động, đặc biệt là ở khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Tính đến nay mô hình nuôi cá tầm đã có mặt tại hơn 25 tỉnh thành trên cả nước với sự đóng góp của hơn 300 công ty, hợp tác xã, hộ nuôi trồng...

Nông dân nuôi cá tầm Việt “cầu cứu” Thủ tướng xem xét việc nhập khẩu cá tầm Trung Quốc - Ảnh 3.

Cá tầm nhập khẩu từ Trung Quốc bày bán với giá rẻ tại chợ hải sản phía Nam.

Tuy nhiên, những thành tựu, tiềm năng phát triển của cá tầm Việt Nam đang bị những lỗ hổng trong việc nhập khẩu, nhập lậu cá tầm Trung Quốc đe dọa và đứng trước nguy cơ bị bóp chết. Chính vì vậy, đại diện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nuôi cá tầm trên cả nước kính đề nghị Thủ tướng xem xét, có ý kiến chỉ đạo Bộ Công thương, Bộ NN&PTNT, Bộ Công an kiểm tra, rà soát, làm rõ vấn đề có hay không việc quản lý lỏng lẻo, lợi dụng kẽ hở pháp luật để việc thẩm lậu cá tầm không rõ nguồn gốc từ Trung Quốc và vấn đề nhập khẩu cá tầm từ Trung Quốc không nằm trong danh mục loài được cấp phép.

Kiểm tra, rà soát, đánh giá lại các kẽ hở, nguy cơ từ việc nhập khẩu cá tầm Trung Quốc, thành lập hội đồng khoa học thực hiện thẩm định kiểm tra rà soát các loài cá tầm hiện đang nhập khẩu về Việt Nam có đúng quy định pháp luật hiện hành hay không? Siết chặt kiểm tra việc nhập khẩu các lô hàng cá tầm tại các cửa khẩu giao thương với Trung Quốc, đặc biệt là các cửa khẩu thường xuyên nhập khẩu cá tầm như Hữu Nghị, Lào Cai, Móng Cái, Chi Ma, Tà Lùng, Thanh Thủy… bảo đảm thực hiện đúng trình tự thủ tục theo quy định hiện hành. 

Tổng cục Quản lý Thị trường thực hiện sát sao công tác quản lý, nhằm tránh việc trà trộn nguồn gốc hoặc tiêu thụ cá tầm nhập khẩu từ Trung Quốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, phòng chống và xử lý các hành vi kinh doanh cá tầm nhập lậu, hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hành vi gian lận thương mại theo quy định pháp luật, đặc biệt là tại các đầu mối giao thương lớn như TP Hà Nội (chợ đầu mối Yên Sở) và TP.HCM (chợ đầu mối Bình Điền).

Nông dân nuôi cá tầm Việt “cầu cứu” Thủ tướng xem xét việc nhập khẩu cá tầm Trung Quốc - Ảnh 4.

Cá tầm Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam một cách dễ dàng.

"Chúng tôi xin kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an, Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (389) điều tra, làm rõ, xử lý việc nhập lậu, thẩm lậu cá tầm từ Trung Quốc", đơn kiến nghị nêu.

Mong muốn minh bạch hoá nguồn gốc để bảo hộ sản xuất trong nước

Kể từ năm 2018 đến nay, trước sự đe dọa từ cá tầm Trung Quốc giá rẻ, chất lượng thấp, hàng loạt doanh nghiệp nuôi cá tầm tại Lâm Đồng, Kon Tum, Lào Cai, Cao Bằng, Yên Bái... có nguy cơ phá sản. Nhiều trang trại buộc phải để hoang phế, nước đọng cạn đáy...

Ông Nguyễn Xuân Điệp, Giám đốc Công ty TNHH Cá tầm Suối Đại Dương cho biết: "Chúng tôi không hiểu sao mấy năm nay cá tầm Trung Quốc được nhập khẩu vào Việt Nam với số lượng lớn và giá thành bán ra thị trường rẻ như thế. Trong khi đó, cá tầm Việt Nam đều nuôi tại các thủy điện, suối hồ có nguồn nước tự nhiên, thức ăn cao cấp cung cấp với thành phần chủ yếu là bột cá biển. Chính vì thế, giá thành cá tầm nuôi ở Việt Nam tuy cao nhưng lại được đánh giá có mùi vị và chất lượng như cá tầm ngoài tự nhiên.

Nếu như trước đây cá tầm Việt Nam xuất tại trang trại với giá 160.000 đồng/kg thì cá tầm Trung Quốc nhập khẩu luôn bán ở thị trường thấp hơn vài chục nghìn/kg. Khi chúng tôi hạ giá xuống 140.000 đồng/kg để cạnh tranh thì cá tầm Trung Quốc lại hạ tiếp xuống 130.000 đồng rồi 120.000 đồng/kg. Nói chung mình có chấp nhận lỗ, hạ giá xuống để bán thì cũng không thể cạnh tranh được với cá tầm Trung Quốc nuôi công nghiệp, giá thành rẻ như hiện nay".

Nông dân nuôi cá tầm Việt “cầu cứu” Thủ tướng xem xét việc nhập khẩu cá tầm Trung Quốc - Ảnh 5.

Với những nỗ lực nhằm khai thác tiềm năng các thủy vực nước lạnh, cá tầm được nhiều địa phương xem như một trong những đối tượng nuôi quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Ông Điệp cũng bày tỏ sự lo lắng khi gần chục trang trại nuôi cá tầm ở Lâm Đồng và Khánh Hoà của công ty với hàng chục lao động có nguy cơ thất nghiệp hoặc phải chuyển sang mô hình chăn nuôi khác để cầm cự.

Ông Hà Trần Quyền, Giám đốc Công ty TNHH MTV Cá tầm Việt Nam – Bắc Giang cũng chia sẻ, những năm trước, các trang trại cá tầm của công ty đặt tại các tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn, Thái Nguyên hoạt động rất tốt, số lượng lao động địa phương thường xuyên lên đến hàng chục người. Tuy nhiên đến thời điểm này do cá tầm Trung Quốc nhập khẩu số lượng lớn về Việt Nam với giá rẻ, công ty chỉ còn vài người làm việc để cầm chừng. Như trang trại ở Thái Nguyên có 7 bể nuôi nhưng chỉ duy trì được 2 bể, các bể khác phải bỏ trống, cạn nước…

"Cá tầm Trung Quốc họ nuôi công nghiệp theo mô hình khép kín, 12 tháng đã được xuất bán. Trong khi đó cá tầm Việt Nam nuôi dựa theo điều kiện tự nhiên và phải trên 15 tháng mới được thu hoạch thương phẩm. Đây là lý do khiến cá tầm Việt Nam sạch, ngon, giàu chất dinh dưỡng và giá thành luôn cao hơn Trung Quốc. Thế nhưng cũng vì lợi nhuận, nhiều thương lái đã nhập cá tầm Trung Quốc với giá rẻ sau đó gắn mác cá tầm Việt Nam để bán ra thị trường. Điều này gây nguy hại và ảnh hưởng vô cùng lớn đến các doanh nghiệp cá tầm Việt Nam. Một số trang trại đã chấp nhận hạ giá, bán lỗ để cạnh tranh nhằm bảo vệ thương hiệu cá tầm Việt nhưng cũng chỉ được một thời gian. Về lâu dài doanh nghiệp nào không trường vốn thì không thể trụ được, buộc phải phá sản trong ấm ức", ông Quyền ngậm ngùi.

Nông dân nuôi cá tầm Việt “cầu cứu” Thủ tướng xem xét việc nhập khẩu cá tầm Trung Quốc - Ảnh 6.

Tuy nhiên các chủ hồ cá tầm Việt Nam đang lao đao vì cá tầm Trung Quốc giá rẻ.

Còn tại Sơn La, nơi có hồ thuỷ điện với dòng nước lạnh phù hợp để nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là gây dựng thương hiệu cá tầm Việt cũng đang rơi vào tình cảnh điêu đứng. Theo ông Dương Văn Biểng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Sơn La, vài năm trước các hợp tác xã xây dựng mô hình cá tầm trên lòng hồ thủy điện rất hiệu quả. Người dân địa phương có thu nhập, kinh tế địa phương cũng dần dà phát triển, an ninh xã hội tốt.

"Thế nhưng, vài năm nay từ khi cá tầm Trung Quốc được nhập khẩu ồ ạt về Việt Nam với giá rẻ, các trang trại nuôi cá tầm ở Sơn la không thể cạnh tranh được dành phải dừng lại. Ở huyện Quỳnh Nhai hàng loạt mô hình nuôi cá tầm bị bỏ hoang, nước đọng cạn đáy vì người nông dân và doanh nghiệp không thể cố gắng thêm nữa. Hiện nay toàn tỉnh chỉ còn duy nhất công ty Cá tầm Việt Nam còn nuôi cá trên vùng lòng hồ sông Đà và duy trì được công việc cho khoảng 20 lao động địa phương", ông Biểng chia sẻ.

Tại tỉnh Yên Bái, với tiềm năng về diện tích mặt nước và điều kiện tự nhiên phù hợp, việc phát triển nuôi cá nước lạnh đã đạt được những kết quả nhất định, đến năm 2020 diện tích đưa vào nuôi đạt trên 32.000 m3. Tuy nhiên, theo báo cáo của Sở N&PTNT tỉnh này, do có tình trạng cá tầm nhập lậu từ Trung Quốc vào rất rẻ nên thị trường trong nước không thể cạnh tranh được.

Nông dân nuôi cá tầm Việt “cầu cứu” Thủ tướng xem xét việc nhập khẩu cá tầm Trung Quốc - Ảnh 7.

Nhiều hồ nuôi chấp nhận bỏ hoang, dừng kinh doanh do không thể cạnh tranh với cá tầm Trung Quốc giá rẻ.

Tương tự là các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang,  Lào Cai... và các địa phương nuôi cá tầm ở khu vực miền núi phía Bắc đều "kêu cứu". Cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân nuôi cá tầm Việt Nam mong muốn minh bạch hoá việc truy xuất nguồn gốc để bảo hộ sản xuất trong nước. Đặc biệt, Nhà nước cần có cơ chế khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực mới và có tiềm năng kinh tế lớn như nuôi cá tầm.

Quan trọng nhất, từ những câu chuyện thực tế nêu trên, Chính phủ cần xây dựng những đề án chiến lược bảo hộ sản xuất để sản phẩm có được lợi thế cạnh tranh trên chính trường quốc tế. Đối với những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, nhập nhèm về nguồn gốc xuất xứ và chất lượng cần có giải pháp quyết liệt...

Chi cục Hải quan Cửa khẩu Hữu Nghị (thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) vừa ra quyết định xử phạt đối với Công ty TNHH Đầu tư và xuất nhập khẩu An Hưng (địa chỉ đăng ký: Số 4C, ngõ 230 Quan Nhân, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội) về hành vi khai báo trên tờ hải quan nhập khẩu không đúng với số lượng cá tầm Trung Quốc nhập về. Tang vật vi phạm được định giá lên đến 4.000 kg cá tầm Trung Quốc.

Ông Nguyễn Hữu Minh, Chi cục Phó Hải quan CK Hữu nghị cho biết: "Theo Thông tư của Bộ NN&PTNT, cá tầm là sản phẩm nông nghiệp thuộc mặt hàng miễn thuế nên thay vì buôn lậu như trước đây, doanh nghiệp đã cố tình sử dụng các thủ đoạn để qua mặt cơ quan chức năng".

Trong khi đó, theo lãnh đạo Chi cục Hải quan Lào Cai, đơn vị này cũng nhiều lần bắt giữ các lô hàng cá tầm Trung Quốc không rõ nguồn gốc xuất xứ. Do cá tầm Việt Nam và cá tầm Trung Quốc khó phân biệt bằng mắt thường nên từng có tình trạng một số tiểu thương nhập cá tầm giá rẻ của Trung Quốc về rồi thả xuống các hồ nuôi cá tầm ở Việt Nam để "rửa nguồn" sau đó đưa đi tiêu thụ.

Báo Gia đình & Xã hội sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Cao Tuân

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mạnh dạn đầu tư nuôi con 'hiền như đất', anh nông dân nhẹ nhàng kiếm 2 tỷ đồng/năm

Mạnh dạn đầu tư nuôi con 'hiền như đất', anh nông dân nhẹ nhàng kiếm 2 tỷ đồng/năm

Xu hướng - 8 giờ trước

Mỗi ngày, anh nông dân này mất 2 tiếng vào buổi sáng, tối để thay nước và cho loài vật quen thuộc này ăn, nhờ đó mỗi năm xuất bán thu về 2 tỷ đồng rất nhẹ nhàng.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Hai, ngày 25/11/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Hai, ngày 25/11/2024

Sản phẩm - Dịch vụ - 10 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Hai ngày 25/11/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB như thế nào? Mời độc giả cập nhật kết quả ngay dưới đây.

Diễn biến giá nhà riêng lẻ tại Hoài Đức, Hà Nội những tháng cuối năm 2024

Diễn biến giá nhà riêng lẻ tại Hoài Đức, Hà Nội những tháng cuối năm 2024

Giá cả thị trường - 12 giờ trước

GĐXH - Ghi nhận tại thời điểm cuối tháng 11/2024, giá nhà riêng lẻ tại huyện Hoài Đức đang ở mức khá cao.

Ngân hàng lãi suất đang cao nhất khi gửi tiền 6 tháng: Có 2 tỉ đồng nhận tiền lãi ra sao?

Ngân hàng lãi suất đang cao nhất khi gửi tiền 6 tháng: Có 2 tỉ đồng nhận tiền lãi ra sao?

Giá cả thị trường - 12 giờ trước

GĐXH - Với gần 30 ngân hàng trong hệ thống, mức lãi suất tiết kiệm 6 tháng đang dao động từ 3 - 5,6%/năm.

Lịch cúp điện Bến Tre từ 25/11 - 1/12/2024: Cúp điện 10 tiếng/ngày hàng loạt khu dân cư và tuyến đường

Lịch cúp điện Bến Tre từ 25/11 - 1/12/2024: Cúp điện 10 tiếng/ngày hàng loạt khu dân cư và tuyến đường

Sản phẩm - Dịch vụ - 13 giờ trước

GĐXH – Theo thông báo lịch cúp điện của Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC), tuần này nhiều khu dân cư thuộc Bến Tre sẽ mất điện cả ngày.

Thương mại điện tử sẽ đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số?

Thương mại điện tử sẽ đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số?

Giá cả thị trường - 14 giờ trước

GĐXH - Tại buổi Tọa đàm "Thương mại điện tử - Đưa hàng Việt vươn mình trong kỷ nguyên số" vừa diễn ra tại Hà Nội, ông Lê Đức Anh - Giám đốc Trung tâm Tin học và Công nghệ số (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương) đã chia sẻ về chương trình "Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday".

Từ 2025, người dân 'đỡ mệt' với các thủ tục nhận hoàn thuế thu nhập cá nhân

Từ 2025, người dân 'đỡ mệt' với các thủ tục nhận hoàn thuế thu nhập cá nhân

Bảo vệ người tiêu dùng - 14 giờ trước

GĐXH - Theo Tổng cục Thuế, ngành thuế sẽ nâng cấp ứng dụng, tự động hỗ trợ việc quyết toán, hoàn thuế thu nhập cá nhân cho người nộp. Dự kiến, việc này sẽ triển khai từ đầu năm 2025, tức là trước kỳ quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2024.

Lịch cúp điện Cần Thơ từ 25/11 - 1/12/2024: Nhiều khu dân cư sáng sớm đã không còn điện để dùng

Lịch cúp điện Cần Thơ từ 25/11 - 1/12/2024: Nhiều khu dân cư sáng sớm đã không còn điện để dùng

Sản phẩm - Dịch vụ - 15 giờ trước

GĐXH – Theo thông báo lịch cúp điện của Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC), tuần này nhiều khu vực thuộc Cần Thơ sẽ mất điện cả ngày.

Xe ga 125cc giá 40 triệu đồng ở Việt Nam đẹp như SH Mode, rẻ hơn Lead, chỉ ngang Vision

Xe ga 125cc giá 40 triệu đồng ở Việt Nam đẹp như SH Mode, rẻ hơn Lead, chỉ ngang Vision

Giá cả thị trường - 16 giờ trước

GĐXH - Xe ga 125cc mới của Yamaha đã chính thức được mở bán tại các đại lý Việt Nam, xe sở hữu thiết kế xịn sò như Honda SH Mode và Lead, giá cực rẻ chỉ từ 40 triệu đồng.

Lịch cúp điện Bình Dương từ ngày 25/11 - 1/12/2024: Cúp điện 12 tiếng/ngày nhiều khu dân cư và công ty để sửa chữa

Lịch cúp điện Bình Dương từ ngày 25/11 - 1/12/2024: Cúp điện 12 tiếng/ngày nhiều khu dân cư và công ty để sửa chữa

Sản phẩm - Dịch vụ - 16 giờ trước

GĐXH – Theo lịch cúp điện của Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) thông báo, tuần này nhiều khu vực thuộc Bình Dương sẽ mất điện cả ngày.

Top