Người đàn ông 60 tuổi bất ngờ đau đớn vì thoái hóa khớp do mắc sai lầm này trong lúc đi bộ tập thể dục
GĐXH - Thoái hoá khớp có liên quan đến tuổi tác, tuy nhiên việc đi bộ tập thể dục với cường độ cao, gây áp lực lên các khớp là nguyên nhân chính khiến khớp gối của ông Minh nhanh bị thoái hoá.

Đi bộ tập thể dục sai cách, người đàn ông bị thoái hóa khớp gối
Để kiểm soát bệnh mỡ máu cao, phòng ngừa bệnh tim mạch, ông Minh (60 tuổi, Trung Quốc) đã thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống, vận động nhiều hơn bằng cách đi bộ tập thể dục.
Theo ông Minh, đi bộ là bài tập dễ dàng cho người cao tuổi. Ông quyết định chọn đi bộ 10.000 bước/ngày. Sau thời gian dài kiên trì như vậy, ông Minh giảm được 5kg, mỡ máu được kiểm soát. Ông vô cùng hài lòng với kết quả này nên vẫn tiếp tục đi bộ, tập thể dục thể thao hàng ngày.

Ảnh minh họa
Tuy nhiên, gần đây ông Minh thường xuyên bị đau đầu gối, cổ chân khiến ông khó di chuyển nên đến viện khám. Sau khi chụp chiếu và làm các xét nghiệm, bác sĩ kết luận ông bị đau do thoái hoá khớp.
Bác sĩ giải thích thoái hoá khớp có liên quan đến tuổi tác, tuy nhiên nguyên nhân chính là do ông Minh đã lớn tuổi nhưng tập thể dục với cường độ cao, gây áp lực lên các khớp và khiến khớp nhanh thoái hoá.
Bác sĩ cho biết, việc vận động thường xuyên là tốt nhưng cần cân nhắc thể trạng, sức khoẻ, tuổi tác để lựa chọn bộ môn, tần suất phù hợp, tránh gây các chấn thương khiến sức khỏe suy giảm.
Người bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ tập thể dục không?
Thoái hóa khớp gối gây tổn thương sụn và xương, đôi lúc còn kèm theo viêm khớp và suy giảm dịch nhầy trong khớp, dẫn đến sưng khớp và đau nhức. Khi người bệnh vận động sẽ làm tăng ma sát giữa các đầu xương gây đau nhức, khó chịu. Đó là lý do nhiều người bệnh e ngại các hoạt động như đi bộ hay chạy bộ.
Tuy nhiên, theo lời khuyên từ các chuyên gia y tế, việc tránh vận động hoàn toàn có thể khiến khớp gối mất dần độ linh hoạt, lưu thông máu kém hiệu quả và làm co cứng nhiều bộ phận khác như cơ, gân, dây chằng. Điều này không những làm tăng cảm giác đau nhức mà còn làm bệnh tiến triển nhanh hơn.
Trái lại, vận động đều đặn, đi bộ đúng cách không chỉ giúp giảm thiểu cảm giác đau mà còn duy trì sự linh hoạt, cải thiện chức năng của khớp gối. Vậy nên, duy trì thói quen đi bộ là một phần không thể thiếu trong quá trình điều trị và cải thiện tình trạng thoái hóa khớp gối.

Ảnh minh họa
Người bị thoái hóa khớp đi bộ tập thể dục cần biết điều này
- Khởi động trước khi tập luyện: Bạn nên dành 5 - 10 phút để thực hiện các động tác khởi động. Bước này giúp làm nóng cơ thể, thư giãn cơ bắp và khớp gối, giảm thiểu nguy cơ chấn thương khi vận động. Khi kết thúc buổi tập luyện, hãy nhẹ nhàng xoa bóp và vận động khớp gối để giúp cơ thư giãn.
- Đi bộ đúng kỹ thuật: Người bị thoái hóa khớp gối nên đi chậm rãi và sải bước vừa phải. Khi đi nên giữ tư thế nhìn thẳng về phía trước, cằm song song với mặt đất, toàn thân thư giãn, tay vung nhẹ nhàng. Chân tiếp đất từ gót chân, sau đó là toàn bộ bàn chân và cuối cùng là mũi chân.
- Cường độ tập luyện phù hợp: Khi bắt đầu tập luyện bạn không nên đi bộ quá 60 phút mỗi ngày và lựa chọn thời điểm bạn cảm thấy thoải mái nhất để tập luyện. Có thể bắt đầu bằng cách đi bộ ngắn, khoảng 5 – 10 phút mỗi lần và nghỉ ngơi giữa các đoạn đường. Dần dần, khi đã quen, hãy cố gắng tăng cường thời gian và quãng đường đi bộ để nâng cao hiệu quả tập luyện.
- Lựa chọn thời điểm thích hợp: Đi bộ vào sáng sớm và buổi tối đều mang lại những lợi ích riêng biệt. Buổi sáng giúp khởi động xương khớp và cải thiện tập trung, đồng thời giảm tần suất và cường độ đau. Đi bộ buổi tối hỗ trợ điều hòa cơ thể và cải thiện giấc ngủ, giúp ngăn ngừa tình trạng cứng khớp vào sáng hôm sau.
- Dừng tập khi cảm thấy đau: Trong quá trình đi bộ, nếu bạn cảm thấy đau nhiều ở khớp gối, hãy tạm ngừng và không nên cố gắng đi tiếp. Điều này giúp tránh làm tổn thương thêm khớp.

Người đàn ông 47 tuổi đang khỏe mạnh bất ngờ nhồi máu cơ tim cấp từ dấu hiệu bất ngờ này
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim cấp có biểu hiện đau vùng thượng vị kèm đau tức ngực thoáng qua. Tuy nhiên anh cho rằng mình bị trào ngược dạ dày, nên tự ý mua thuốc uống mà không đi khám.

Người đàn ông 64 tuổi bị hoại tử túi mật vì nhầm lẫn với dấu hiệu này
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Khoảng hai tháng nay, ông đau bụng từng cơn, thỉnh thoảng nôn ói... Ông chỉ nghĩ mình do viêm dạ dày mà không nghĩ đến do sỏi túi mật.

Người đàn ông 44 tuổi ở Hạ Long bị nhồi máu cơ tim cấp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Nhồi máu cơ tim cấp không ST chênh – một trong những thể bệnh dễ bị bỏ sót nhưng tiềm ẩn nguy cơ tử vong cao nếu không được chẩn đoán và can thiệp kịp thời.

Người phụ nữ 63 tuổi ở Hà Nội bất ngờ phát hiện ung thư trực tràng: Đây là dấu hiệu nhiều người gặp phải nhưng bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư trực tràng có biểu hiện rối loạn đại tiện, phân có lúc táo bón, có lúc lỏng... nhưng không đi khám.

Bé 12 tuổi chia sẻ nguyên nhân mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp: Đây là lý do chính!
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhi bị lồi xương ức có lồng ngực lồi rõ, nhô cao như "ức gà" khiến em thường xuyên mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp...

Người phụ nữ 42 tuổi bất ngờ phải cắt gan điều trị sỏi từ dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân bị sỏi đường mật nhập viện trong tình trạng đau bụng vùng thượng vị, nôn ói và sốt lạnh run kéo dài 2 ngày.

Người phụ nữ 56 tuổi may mắn cắt bỏ ung thư đại trực tràng nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Trong lần kiểm tra sức khỏe định kỳ, bác sĩ cho biết tình trạng ung thư của người bệnh đang ở giai đoạn tiến triển nên cần phẫu thuật cắt bỏ càng sớm càng tốt.

Người phụ nữ 43 tuổi nuốt nghẹn, sụt cân, đi khám may mắn không phải ung thư mà do bệnh lý này
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Sau khi đi khám vì triệu chứng nuốt nghẹn, đầy bụng và nôn ói dai dẳng, chị T. được phát hiện bị co thắt tâm vị - một bệnh lý rối loạn vận động thực quản, khiến thức ăn khó di chuyển xuống dạ dày.

Cô gái 23 tuổi suýt liệt chân vì điều trị thoát vị đĩa đệm sai cách
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Cô gái bị thoát vị đĩa đệm nhập viện trong tình trạng đau dữ dội, tê cứng vùng mông, đùi phải, mất cảm giác đi tiểu, phải rặn mới ra nước tiểu...

Nên ăn ớt chuông sống hay nấu chín để có lợi cho sức khỏe?
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcỚt chuông sống hay được xào, nấu chín tốt hơn cho sức khỏe luôn là băn khoăn của nhiều người. Tìm hiểu ưu nhược điểm của cả hai cách ăn để chọn phương pháp ăn ớt chuông thông minh và hiệu quả nhất cho sức khỏe.

Người phụ nữ 63 tuổi ở Hà Nội bất ngờ phát hiện ung thư trực tràng: Đây là dấu hiệu nhiều người gặp phải nhưng bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư trực tràng có biểu hiện rối loạn đại tiện, phân có lúc táo bón, có lúc lỏng... nhưng không đi khám.