Bất ngờ loại quả ngon ngọt nhưng có tác dụng tốt cho quá trình điều trị bệnh tiểu đường, người Việt nên ăn thường xuyên hơn
GĐXH - Người bệnh tiểu đường ăn được na bở, loại quả này chứa nhiều vitamin, các khoáng chất cần thiết và mang lại nhiều tác dụng tích cực cho quá trình điều trị bệnh tiểu đường.
Người bệnh tiểu đường có ăn được quả na được không?
Quả na là loại quả giàu dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Thành phần dinh dưỡng của quả na gồm: 72% glucose, 1,73% tinh bột, 14,52% saccharose, 2,7% protid và vitamin C. Trong 100g na bổ sung 64 kcal năng lượng; 82,5g nước;1,6g protein; 14,5g gluxit; 0,8g xenluloza; 35mg canxi; 45mg photpho; 36mg vitamin C và các nhóm vitamin B cần thiết cho sức khỏe.

Ảnh minh họa
Theo nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học và chuyên gia dinh dưỡng xác định quả na rất có lợi cho người bệnh tiểu đường, bởi loại quả ngày có chỉ số đường huyết GI là 54 (thuộc loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp). Chỉ số GL của na là 10, cũng là loại có tải trọng đường huyết thấp. Vì vậy, sử dụng với liều lượng phù hợp vẫn an toàn với bệnh tiểu đường.
Chất xơ, Magie, Kali, Vitamin C trong na giúp người tiểu đường kiểm soát lượng đường trong máu và hỗ trợ sản xuất insulin. Hơn nữa, na chứa nhiều vitamin, các khoáng chất cần thiết và mang lại nhiều tác dụng tích cực cho quá trình điều trị bệnh tiểu đường.
Người bệnh tiểu đường ăn na cần biết điều này
Người bệnh tiểu đường cần khá khắt khe trong việc ăn uống, vì vậy, bệnh nhân tiểu đường ăn na cần chú ý các vấn đề sau:

Ảnh minh họa
Không ăn quá nhiều
Mỗi ngày, bệnh nhân tiểu đường chỉ nên ăn 1 quả tầm 250g và mỗi tuần nên ăn nhiều nhất là 3 lần, không nên ăn quá nhiều một lúc. Lý do là do na chứa lượng lớn đường và sắt, nếu ăn quá nhiều cả hai chất này đều ảnh hưởng xấu tới bệnh nhân tiểu đường.
Không nuốt hạt na
Hạt na nếu bạn sơ ý nuốt phải thì có thể không sao nhưng nếu căn vỡ thì độc tố trong hạt na sẽ phát tác dụng và gây hại cho sức khỏe.
Không ăn khi còn ương
Khi người bệnh tiểu đường ăn quả na ương sẽ gây ra tình trạng khó tiêu và có thể gây táo bón, tình trạng này bệnh nhân tiểu đường nên tránh mắc phải càng nhiều càng tốt.
Thời điểm tốt nhất người bệnh nhân tiểu đường nên ăn na

Ảnh minh họa
Thời điểm tốt nhất để sử dụng là sau bữa sáng và trưa. Bởi thời gian này là lý tưởng nhất để bạn có thể hấp thu chất dinh dưỡng có trong quả na.
Cách ăn na tốt nhất cho người bệnh tiểu đường là ăn trực tiếp. Đây là cách ăn na đơn giản và phổ biến mà chúng ta hay áp dụng.
Ngoài ra, bạn có thể làm sinh tố na để thay đổi khẩu vị. Cách thực hiện cũng khá đơn giản, bạn loại bỏ phần vỏ cùng hạt, cho vào máy xay sinh tố nghiền nhuyễn và bỏ thêm đá là có thể thưởng thức. Bạn cũng có thể ăn na cùng sữa chua không đường sẽ giảm vị ngọt.

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 6 phút trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcRospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcĂn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.