Loại quả thanh mát có chỉ số đường huyết thấp, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
GĐXH - Người bệnh tiểu đường kết hợp dưa chuột trong bữa ăn góp phần kiểm soát đường huyết tốt hơn và giảm nguy cơ kháng insulin.
Người bệnh tiểu đường ăn dưa chuột có tốt không?
Dưa chuột có chỉ số đường huyết là 15, với chỉ số đường huyết này thì dưa chuột trở thành loại thực phẩm có chỉ số GI tương đối thấp, thích hợp với người bệnh tiểu đường.
Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) xếp dưa chuột vào nhóm các loại rau không chứa tinh bột. Một nghiên cứu năm 2011 của trường Đại học Newcastle chỉ ra rằng chế độ dinh dưỡng có lượng calo thấp với các loại rau không chứa tinh bột có thể giúp cải thiện hiệu quả tình trạng bệnh tiểu đường tuýp 2.
Hiện nay, dưa chuột xuất hiện nhiều trong thực đơn giảm cân. Nhưng trên thực tế, khi kết hợp dưa chuột vào chế độ ăn uống thì rất có lợi cho người cần kiểm soát đường huyết. Bữa ăn có dưa chuột được cho là góp phần kiểm soát đường huyết tốt hơn và giảm nguy cơ kháng insulin
Dưa chuột chứa các hợp chất ức chế sự phân hủy carbohydrate thành đường đơn. Vì vậy dưa chuột có thể giúp ngăn ngừa đường huyết tăng đột biến sau bữa ăn.

Ảnh minh họa
4 lợi ích của dưa chuột đối với người bệnh tiểu đường
Giàu chất dinh dưỡng
Quả dưa chuột có nhiều hợp chất sinh học có tác dụng chống bệnh tiểu đường. Quả dưa chuột bao gồm cucurbitacins, vitexin, orientin, cucumerin A và B, apigenin và isoscoparin glucoside, giúp ngăn ngừa một số bệnh, bao gồm cả bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, quả dưa chuột còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như chất xơ, protein, vitamin (B, C, K), đồng, magiê, kali, phốt pho và biotin. Những chất dinh dưỡng này có lợi cho bệnh tiểu đường và cải thiện sức khỏe tổng thể.
Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Chỉ số đường huyết (GI) là con số thể hiện mức độ đường huyết của cơ thể tăng nhanh hay chậm sau khi ăn thực phẩm. Thực phẩm nào đó có chỉ số GI thấp, sẽ làm tăng lượng đường trong máu từ từ, do đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Chỉ số đường huyết của dưa chuột thấp hơn nhiều loại trái cây và rau quả khác.
Giúp chống viêm
Bệnh tiểu đường là một bệnh viêm mãn tính. Lượng glucose cao làm tăng mức độ của các cytokine gây viêm, dẫn đến tình trạng kháng insulin có hại cho bệnh tiểu đường.
Dưa chuột giúp kiểm soát tình trạng tăng đường huyết và cải thiện độ nhạy insulin ở những người bị béo phì, giảm chất béo nội tạng nên có thể kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả. Thêm vào đó, đặc tính chống viêm của dưa chuột còn sử dụng như một phương thuốc hiệu quả để ngăn ngừa và quản lý bệnh tiểu đường.

Ảnh minh họa.
Ngừa biến chứng bệnh tiểu đường
Cơ thể tạo ra quá nhiều gốc tự do sẽ làm suy giảm hệ thống miễn dịch, gây ra sự tiến triển của các bệnh mãn tính như tiểu đường. Thường xuyên tiêu thụ các thực phẩm chứa đầy chất chống oxy hóa tự nhiên như dưa chuột sẽ góp phần làm giảm căng thẳng oxy hóa và giảm căng thẳng carbonyl ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.
Ăn dưa chuột bao nhiêu là đủ?
- Trung bình mỗi ngày bạn nên ăn tối đa 400g dưa chuột để đảm bảo cơ thể không bị đầy hơi, khó tiêu và ngộ độc.
- Không dùng dưa chuột thay thế bữa ăn chính mà cần phải kết hợp với các thực phẩm giàu protein như: Ức gà, thịt bò, trứng, cá,… để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.
- Nên đa dạng các món ăn từ dưa chuột như: Ăn trực tiếp, làm dưa góp, làm detox hay nước ép để sử dụng mỗi ngày.
6 nhóm người nên hạn chế ăn dưa chuột

Ảnh minh họa.
Người bị đầy bụng, lạnh bụng
Theo Đông y, dưa chuột có tính lạnh nên không thích hợp cho người bị đầy bụng hay lạnh bụng.
Theo y học hiện đại, chất cucurbitacin trong dưa chuột rất khó tiêu, đặc biệt là với những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm. Tình trạng khó tiêu làm bạn bị đầy hơi và phù nề do cơ thể đang cố loại thải độc tố bằng cách tống đẩy lượng khí gas tích tụ bên trong ra ngoài.
Người bị rối loạn tiêu hóa
Đối với những người bị rối loạn chức năng tiêu hóa, ăn nhiều dưa chuột làm cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Vì dưa chuột có tính lạnh, nên nếu ăn nhiều thì khí lạnh sẽ tích tụ trong cơ thể.
Người bị đau dạ dày
Lượng vitamin C dồi dào trong dưa chuột không tốt với người bị đau dạ dày. Khi tiêu thụ quá nhiều chúng sẽ khiến dạ dày tiết dịch vị và co thắt nhiều hơn. Vì vậy, ăn nhiều dưa chuột sẽ làm tăng các cơn đau thượng vị cũng như tình trạng viêm loét niêm mạc.
Người mắc bệnh thận
Dưa chuột có tính lạnh nên nếu ăn nhiều dễ đi tiểu nhiều, thậm chí với người thận yếu còn có thể bị són tiểu. Không những thế, hạt dưa chuột còn chứa cucurbitin và dầu béo có đặc tính lợi tiểu nhẹ. Vì vậy ăn nhiều dưa chuột sẽ gây ra tình trạng lợi tiểu, có thể dẫn đến mất nước và mất cân bằng điện giải.
Người hay bị ngộ độc
Ngày nay, nhiều nơi trồng dưa chuột phun thuốc kích thích và trừ sâu nên vẫn còn hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật trên quả dưa. Khi ăn rất dễ gây ngộ độc nếu bạn mua phải dưa chuột bị phun nhiều thuốc.
Phụ nữ đang mang thai
Phụ nữ đang mang thai không nên ăn quá nhiều dưa chuột vì có thể gây ra một số tình trạng khó chịu như đi tiểu nhiều hơn, đầy hơi, khó tiêu hoặc bị đau bụng do dư thừa chất xơ.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcĂn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Dù phát hiện mắc bệnh tiểu đường đã lâu, nhưng do điều kiện cũng như hiểu biết hạn hẹp, ông đã bỏ qua mọi cảnh báo.

Đưa vợ đi khám viêm họng, bác sĩ 43 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư tuyến giáp
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Theo lời khuyên của vợ, Anh K.R (43 tuổi, Việt kiều Mỹ) đi khám tổng quát và phát hiện ung thư tuyến giáp thùy phải, u lan rộng, kích thước 6cm.

Xuất hiện vệt đen trong móng tay nghi ung thư da, bé 10 tuổi đi khám bất ngờ nhận tin vui
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bé Hải, 10 tuổi, xuất hiện một vệt đen bất thường trong móng tay cái bên trái, người nhà lo ung thư, xong bác sĩ sinh thiết xác định nốt ruồi lành tính.

Lên mạng tìm thầy chữa ung thư gan, người đàn ông 37 tuổi ở Hà Nội qua đời trong sự đau xót của người thân
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bác sĩ cho biết đây là một trường hợp cực kỳ đáng tiếc. Ung thư gan dù là bệnh nguy hiểm nhưng nếu tuân thủ điều trị theo các bác sĩ, cơ hội kéo dài thời gian sống vẫn rất tốt.

Đo đường huyết tại nhà cần làm điều này để có kết quả tốt nhất
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đo đường huyết tại nhà giúp bạn nhận biết sớm các biến chứng tiềm ẩn của tiểu đường, như đường huyết cao hoặc thấp quá mức để tránh những vấn đề nghiêm trọng.

10 thực phẩm rẻ tiền, bổ thận đang bán đầy chợ Việt, người bệnh thận nên ăn để phòng biến chứng
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người mắc bệnh thận, bên cạnh việc điều trị, điều chỉnh chế độ sinh hoạt hợp lý thì dinh dưỡng cũng góp phần quan trọng giúp cải thiện và hỗ trợ chức năng thận.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.