Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bé 14 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh, bất ngờ bị liệt 2 chân từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Thứ ba, 11:00 15/04/2025 | Bệnh thường gặp

GĐXH - Trước khi vào viện 3 ngày vì mắc bệnh viêm tủy ngang hiếm gặp, bé 14 tuổi bất ngờ xuất hiện cảm giác tê bì ở chân, tình trạng này nhanh chóng lan rộng khiến em không thể cử động...

Cậu bé bị viêm tủy nặng, có nguy cơ phải cắt cụt tay do làm điều này mỗi ngày: Thói quen tai hại nhiều người mắc phảiCậu bé bị viêm tủy nặng, có nguy cơ phải cắt cụt tay do làm điều này mỗi ngày: Thói quen tai hại nhiều người mắc phải

Ngay cả những người trưởng thành cũng mắc phải thói quen xấu này mà không biết nó đang hủy hoại sức khỏe của bạn.

Bệnh viêm tủy ngang là một trong những bệnh lý hiếm gặp nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ nghiêm trọng, có thể gây liệt vĩnh viễn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Theo thông tin từ BVĐK tỉnh Phú Thọ, trường hợp của em Đ.B.H (14 tuổi, trú tại Thanh Sơn, Phú Thọ) là một trong những trường hợp như vậy.

Đ.B.H là một cậu bé thông minh, hoạt bát, tiền sử khỏe mạnh. Trước khi vào viện 3 ngày, em bất ngờ xuất hiện cảm giác tê bì ở chân. Tình trạng này nhanh chóng lan rộng khiến em không thể cử động hai chân, mất cảm giác từ ngực trở xuống, không thể tự đi lại và không tự đi tiểu được. Thấy tình trạng bệnh diễn tiến quá nhanh, gia đình đã đưa em đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ thăm khám và điều trị.

Bé 14 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh, bất ngờ bị liệt 2 chân từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua- Ảnh 2.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC

Người bệnh nhập viện trong tình trạng tỉnh, không sốt, liệt hai chi dưới, cơ lực 2/5. Rối loạn cảm giác từ ngang mức cột sống D10 xuống hai chân, kèm theo bí tiểu. Nhận thấy tình trạng nghiêm trọng, các bác sĩ đã tiến hành chọc dịch não tủy và chụp cộng hưởng từ cột sống có thuốc, làm điện cơ, kết quả chẩn đoán xác định người bệnh mắc viêm tủy ngang từ đốt sống C3 đến D7.

Người bệnh nhanh chóng được thực hiện phác đồ điều trị tích cực, bao gồm lọc máu hấp phụ, thay huyết tương và sử dụng corticoid liều cao. Đây là phương pháp điều trị hiệu quả nhằm loại bỏ các tác nhân gây viêm và hạn chế tổn thương tủy sống.

Sau 12 ngày điều trị, người bệnh đã có những chuyển biến tích cực: cơ lực hai chi dưới cải thiện lên 4/5, có thể tự đi lại, cảm giác chi dưới dần trở lại bình thường, không còn rối loạn tiểu tiện. Hiện tại, sau quá trình tập phục hồi chức năng, sức khỏe người bệnh đã ổn định, có thể đi lại, vận động bình thường và được ra viện.

Bệnh viêm tủy ngang là gì?

Theo TS. BS. Hà Thị Bích Vân – Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, viêm tủy ngang là một bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến tủy sống và có thể dẫn đến hậu quả nặng nề nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bệnh thường khởi phát đột ngột, diễn tiến nhanh chóng. Nếu người bệnh không được điều trị sớm, tổn thương tủy sống có thể tiến triển nghiêm trọng, dẫn đến liệt hoàn toàn hai chi dưới, mất cảm giác, rối loạn chức năng cơ vòng gây bí tiểu, thậm chí có thể suy hô hấp nếu viêm lan lên các đốt sống cao hơn.

Bé 14 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh, bất ngờ bị liệt 2 chân từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua- Ảnh 3.

Hình ảnh phim chụp cộng hưởng từ cho thấy người bệnh bị viêm tủy từ cột sống C3 đến D7. Ảnh: BVCC

Dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm tủy ngang 

Bệnh viêm tủy ngang có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như nhiễm virus, rối loạn miễn dịch hoặc bệnh lý tự miễn… Biểu hiện ban đầu thường là tê bì, yếu cơ, rối loạn cảm giác và rối loạn cơ tròn. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây liệt vĩnh viễn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Qua đây, TS.BS. Hà Thị Bích Vân khuyến cáo, khi xuất hiện các triệu chứng bất thường như tê bì chân tay, yếu cơ, khó khăn trong đi lại hoặc rối loạn tiểu tiện, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra.

Như trường hợp người bệnh H, em đã được gia đình đưa đến Bệnh viện ngay sau khi bệnh khởi phát 3 ngày, được chẩn đoán và điều trị kịp thời nên người bệnh đã có thể phục hồi gần như hoàn toàn, tiếp tục cuộc sống bình thường mà không để lại di chứng.

Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe cũng như ngăn ngừa các biến chứng, ngay khi phát hiện những dấu hiệu liên quan đến hệ thần kinh, đặc biệt là những dấu hiệu của viêm tủy ngang, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và có biện pháp điều trị phù hợp ngay từ giai đoạn đầu.

Tưởng đau dây thần kinh tọa, bệnh nhân 64 tuổi có nguy cơ cắt bỏ chân do viêm tủy xươngTưởng đau dây thần kinh tọa, bệnh nhân 64 tuổi có nguy cơ cắt bỏ chân do viêm tủy xương

Nhập viện trong tình trạng sốt cao, khóc vì quá đau đớn từ đùi trái và không thể tự đi lại được, bác P.T. Hồng (64 tuổi – Hà Nội) cho biết, nếu nhập viện muộn thêm mấy ngày có thể bác đã không giữ được một bên chân.

Khi nào cần điều trị viêm tủy răng?Khi nào cần điều trị viêm tủy răng?

Tôi bị sâu răng đã lan xuống viêm tủy răng. Nghe nói trường hợp như tôi cần phải điều trị viêm tủy răng. Mong được bác sĩ giải thích kỹ hơn về phương pháp điều trị này. Nguyễn Thị Bích (Hà Nội)

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Dấu hiệu đường huyết tăng cao vào ban đêm, người bệnh tiểu đường có dấu hiệu này cần cảnh giác

Dấu hiệu đường huyết tăng cao vào ban đêm, người bệnh tiểu đường có dấu hiệu này cần cảnh giác

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên nắm rõ dấu hiệu tăng đường huyết vào ban đêm để có biện pháp kịp thời phòng tránh biến chứng.

Đi khám zona thần kinh, người phụ nữ ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện khối u tim khổng lồ

Đi khám zona thần kinh, người phụ nữ ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện khối u tim khổng lồ

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Bị zona thần kinh vùng thành ngực và đau nhiều ở khu vực bị zona, người bệnh đi khám thì phát hiện khối u nhầy khổng lồ, nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Men gan thấp nguy hiểm không? Người có dấu hiệu này cần cảnh giác

Men gan thấp nguy hiểm không? Người có dấu hiệu này cần cảnh giác

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Bác sĩ cho biết men gan cao hay men gan thấp đều có thể cảnh báo bệnh gan tiến triển nặng và chức năng gan suy giảm.

4 dấu hiệu khi đi bộ báo động cơ thể bạn có cục máu đông

4 dấu hiệu khi đi bộ báo động cơ thể bạn có cục máu đông

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Nếu thấy một trong 4 dấu hiệu này khi đang đi bộ, bạn cần chú ý để kiểm tra sức khỏe, không được chủ quan.

4 thói quen buổi sáng tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên làm để ngừa biến chứng

4 thói quen buổi sáng tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên làm để ngừa biến chứng

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Uống nước ấm, ăn một bữa sáng giàu protein và chất xơ, giảm căng thẳng sau khi thức dậy... có thể giúp ổn định lượng đường huyết ở người bệnh tiểu đường.

Đã có người lớn tử vong do sởi, Bộ Y tế đưa ra 5 khuyến cáo cho nhóm nguy cơ cao

Đã có người lớn tử vong do sởi, Bộ Y tế đưa ra 5 khuyến cáo cho nhóm nguy cơ cao

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Để tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh sởi nhằm hạn chế các trường hợp nặng tử vong, Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo phòng, chống bệnh sởi với nhóm có nguy cơ cao diễn biến nặng liên quan đến sởi.

Ngực to bất thường, cô gái 22 tuổi ở Hà Nội đi khám vì lo sợ mắc ung thư vú

Ngực to bất thường, cô gái 22 tuổi ở Hà Nội đi khám vì lo sợ mắc ung thư vú

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Vú có dấu hiệu bất thường, thiếu cân đối quá mức giữa hai bên rất có thể do sự xuất hiện của khối u đang âm thầm phát triển trong tuyến vú.

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiêu đường cần điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên... Đây là những điều cần thiết, bất kể bạn mắc bệnh tiểu đường loại nào.

Người đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ thoát di chứng đột quỵ sau 3 tháng kiêng trì làm việc này

Người đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ thoát di chứng đột quỵ sau 3 tháng kiêng trì làm việc này

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Sau 3 tháng kiên trì tập luyện phục hồi chức năng theo đúng phác đồ điều trị, người đàn ông bị đột quỵ đã hồi phục toàn thân, đã bắt đầu tập đi và độc lập trong sinh hoạt hàng ngày.

Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường?

Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường?

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Để xác định bạn có bị tiểu đường hay không, bác sĩ sẽ dựa trên các chỉ số xét nghiệm về đường huyết cùng với những dấu hiệu cảnh báo bệnh.

Top