Bé 7 tháng tuổi bị bỏng nặng do bố mẹ bất cẩn, bác sĩ khuyến cáo sơ cứu bỏng tuyệt đối không làm điều này
GiadinhNet - Nếu chẳng may bị bỏng thì việc sơ cứu ban đầu là hết sức quan trọng. Yêu cầu phải thật bình tĩnh, trang bị kiến thức xử lý bỏng và tuyệt đối không tự ý đắp thuốc theo kinh nghiệm dân gian.

Thông tin từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng cho biết, bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị 2 trường hợp trẻ bị bỏng nặng do bất cẩn của gia đình.
Trường hợp thứ nhất là bé Phùng N.H. 7 tháng tuổi, dân tộc Mông trú tại Lũng Đẩy, Quốc Toản, Quảng Hòa bị bỏng do ngã vào lửa khi đang chơi. Cháu được chẩn đoán bị bỏng độ 2,3 diện tích khoảng 40%.
Trường hợp thứ hai là bé Lý. T. Đ 26 tháng tuổi, dân tộc Mông trú tại Táy Dưới, Thượng Thôn, Hà Quảng, cũng được đưa đến nhập viện do ngã vào chậu nước sôi khiến cháu bị bỏng độ 3,4 ở vùng đầu, mặt, cổ, ngực, 2 cánh tay. Diện tích bỏng khoảng 60%.
2 cháu đã được cấp cứu và được các bác sỹ chỉ định chuyển tuyến để điều trị tiếp. Với tình trạng của hai bé cần phải điều trị lâu dài và chi phí rất lớn.

Các bác sỹ đang xử trí vết bỏng cho bệnh nhi. Ảnh: BVCC
Theo các bác sĩ, bỏng là tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ em. Trẻ thường rất hiếu động, tò mò khám phá thế giới, nhưng chưa hiểu hết những nguy hiểm rình rập, vì vậy các bố mẹ phải đặc biệt lưu tâm.
Bỏng không chỉ gây đau đớn, để lại di chứng về chức năng và thẩm mỹ của cơ thể mà còn có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.
Các bác sĩ khuyến cáo, việc sơ cứu cho trẻ phải bình tĩnh và xử trí đúng cách. Qua trường hợp trên các bác sỹ đưa ra những lời khuyên như sau:
- Việc sơ cứu ban đầu tại nhà hết sức quan trọng để hạn chế độ sâu của bỏng, mức độ nặng toàn thân và tránh tình trạng bội nhiễm.
- Đối với trẻ bỏng do nước sôi, bỏng hơi nóng: ngay khi trẻ bị bỏng cần ngâm bộ phận bị bỏng (tay, chân) vào trong nước sạch, mát (từ 16 đến 20 độ C, tốt nhất trong 30 phút đầu sau khi bị bỏng).
- Nếu trẻ bị bỏng vùng mặt thì dùng khăn ướt mềm đắp vào mặt, nếu diện bỏng rộng thì cần chú ý giữ ấm cho trẻ ở những phần không bị bỏng. Việc này có tác dụng giảm độ sâu của bỏng và làm giảm cảm giác đau đớn cho trẻ, sau đó nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế có điều trị bỏng để được điều trị kịp thời.
- Tuyệt đối không tự ý đắp thuốc theo kinh nghiệm dân gian.

Ảnh minh hoạ
- Để phòng tránh cho con em, mọi người cần nâng cao cảnh giác, không lơ là chủ quan khi nhà có con nhỏ, thường xuyên để ý đến con trẻ khi đang chơi đùa. Sắp xếp đồ dùng nguy hiểm trong nhà gọn gàng tránh tầm tay của trẻ. Cha mẹ không nên cho trẻ chơi đùa ở nơi đang nấu ăn hoặc các nơi gần nguồn điện, dây dẫn điện, ổ cắm điện…
- Đối với những trẻ đã nhận thức được, cha mẹ cần trang bị cho các em những kiến thức, kỹ năng cơ bản để tự bảo vệ bản thân.
- Ngoài ra, các bậc phụ huynh và người chăm sóc trẻ cũng nên học kỹ thuật sơ cứu với một số tai nạn thương tích thường gặp để có thể sơ cứu ban đầu đúng cách trong những trường hợp không may mắc phải, nhằm hạn chế tổn thương cho trẻ.

Khói đen bốc lên nghi ngút tại cây xăng khiến 1 chiếc ô tô bị thiêu rụi...

Lời cảnh báo từ vụ nam thanh niên nguy kịch do áo mưa cuốn vào bánh xe và những sự cố không thể coi thường
Sống khỏe - 1 giờ trướcGiadinhNet - Các chuyên gia khuyến cáo, để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão, người dân cần lựa chọn loại áo mưa phù hợp và sử dụng áo mưa đúng cách, tránh tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.

5 thói quen nên hình thành trước khi đi ngủ nếu muốn cải thiện giấc ngủ, ngăn chặn nguy cơ lão hóa sớm
Sống khỏe - 3 giờ trướcToàn là những thói quen "nhỏ mà có võ" nhưng lại giúp sức khỏe của bạn tốt lên từng ngày đấy!

Truy tìm 'thủ phạm' khiến cô gái có biểu hiện tâm thần, nói nhảm rồi hôn mê
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcTừ những triệu chứng ban đầu như đau đầu, sốt cao, tê bì, cô gái 22 tuổi quê Thanh Hóa bỗng có biểu hiện tâm thần, nói nhảm, kích động rồi co giật, hôn mê.

Đã nhiễm biến thể cũ của Omicron, có mắc lại chủng mới BA.4, BA.5?
Y tế - 4 giờ trướcKhả năng miễn dịch của vắc-xin hay sau khi mắc Covid-19 sẽ giảm sau 4 đến 6 tháng, trong khi người đã nhiễm biến thể phụ BA.1, BA.2 vẫn có thể mắc lại BA.4, BA.5.

Ngày 6/7: Có 913 ca COVID-19 mới; số khỏi bệnh gấp 8 lần
Y tế - 4 giờ trướcSKĐS - Bản tin dịch COVID-19 ngày 6/7 của Bộ Y tế cho biết có 913 ca mắc mới. Trong ngày có hơn 7.600 bệnh nhân khỏi, cao gấp 8 lần số mắc mới.

6 nhóm thực phẩm không nên khởi đầu vào bữa sáng vì sẽ tàn phá nội tạng của bạn
Sống khỏe - 5 giờ trướcGiadinhNet - Bữa sáng là bữa cơ thể hấp thụ tốt nhất nên cần đầy đủ chất dinh dưỡng, không ăn uống bừa bãi nếu không bộ phận bị ảnh hưởng nhiều nhất chính là cơ quan tiêu hóa của bạn.

Người phụ nữ rất nữ tính nhưng có tinh hoàn
Y tế - 6 giờ trướcGiấy khai sinh là nữ, giọng nói, thân hình nữ nhưng bệnh nhân lại có tinh hoàn ở hai bên bẹn, không có hình hài cơ quan sinh dục nữ, không có âm đạo.

Chạy bộ buổi sáng hay đi bộ buổi tối, phương pháp tập luyện nào tốt hơn? Sự thật có thể làm bạn bất ngờ
Sống khỏe - 7 giờ trướcChạy hoặc đi bộ là bài tập thể chất phổ biến, được nhiều người lựa chọn để tập luyện thường xuyên. Loại hình tập thể dục đơn giản này không chỉ giúp cải thiện lưu thông máu mà còn giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Vô tình thay áo cho con gái lớp 1, mẹ giật mình khi ngực con phát triển nhanh chóng
Sống khỏe - 8 giờ trướcTrẻ gái dậy thì sớm thường không rõ nguyên nhân và dấu hiệu đầu tiên khẳng định con bạn có dậy thì sớm hay không là tuyến vú phát triển.

Ăn theo chế độ kiềm hoá giúp tiêu diệt tế bào ung thư?
Sống khỏe - 10 giờ trướcMột số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những tế bào ung thư sẽ phát triển mạnh hơn trong môi trường axit, kiềm hoá bữa ăn sẽ giúp tiêu diệt tế bào ung thư.

3 loại thực phẩm này dần dần 'rút ruột' xương, không muốn gây loãng xương thì cố gắng đụng vào càng ít càng tốt
Bệnh thường gặpGiadinhNet - Biến chứng nghiêm trọng nhất là gãy xương do loãng xương, thường gặp nhất là gãy cột sống, gãy xương hông và gãy xương cổ tay.