Bé gái 6 tuổi tự nhét đồ chơi trong 'túi mù' vào vùng kín
GĐXH - Sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định nội soi âm đạo và thực hiện gắp dị vật cho bệnh nhi. Dị vật gắp ra là một đồ chơi trong túi mù, kích thước 13x12mm.
Ngày 9/1, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, mới đây, các bác sĩ đơn vị này đã tiếp nhận và điều trị cho bé gái 6 tuổi nhập viện trong tình trạng đau nhẹ vùng bộ phận sinh dục.
Khai thác bệnh sử được biết, trước khi nhập viện 1 ngày, trẻ đã tự nhét đồ chơi trong túi mù vào vùng kín của mình. Sau đó, trẻ đã cố gắng lấy dị vật ra nhưng không thành công. Ngay sau khi phát hiện ra sự việc, gia đình đã đưa con đến Bệnh viện Nhi Trung ương để thăm khám và điều trị.
ThS.BSNT Nguyễn Tiến Mạnh – Khoa Ngoại Tiết niệu cho biết, khi tiếp nhận bệnh nhi, các bác sĩ đã tiến hành các xét nghiệm cận lâm sàng và siêu âm cho bé. Kết quả siêu âm phát hiện dị vật nằm sát cổ tử cung trong âm đạo của trẻ, có cấu trúc tăng âm kèm bóng cản.
Sau khi hội chẩn, các bác sĩ đã quyết định nội soi âm đạo và thực hiện gắp dị vật ra khỏi âm đạo cho bệnh nhi. Dị vật là một đồ chơi trong túi mù, kích thước 13x12mm.
Sau khi được các bác sĩ lấy dị vật, tình trạng sức khỏe của trẻ ổn định và đã được xuất viện.
Thận trọng khi lựa chọn đồ chơi cho trẻ
Đồ chơi trong túi mù (còn được gọi là "mystery bag" hoặc "blind bag") là một loại túi chứa các đồ vật ngẫu nhiên bằng nhựa có kích thước đa dạng, người dùng không thể biết trước những đồ chứa bên trong. Vì vậy, thời gian gần đây, trào lưu "xé túi mù" thu hút sự quan tâm của giới trẻ, trong đó có trẻ nhỏ.
Theo các bác sĩ, mặc dù đồ chơi túi mù rất phổ biến và được nhiều trẻ yêu thích bởi sự đa dạng và màu sắc bắt mắt nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Những món đồ này thường có kích thước nhỏ gọn, dễ dàng bị trẻ em cho vào miệng, tai, mũi. Đặc biệt, đối với bé gái có thể vô tình đưa các vật thể vào bộ phận sinh dục mà không nhận thức được hậu quả.
Khi đồ chơi bị mắc kẹt trong cơ thể, có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như: gây nhiễm trùng ở bộ phận sinh dục, dẫn đến đau đớn, sưng tấy và chảy mủ.
Từ trường hợp này, BS Mạnh khuyến cáo, để tránh các tai nạn tương tự xảy ra đối với trẻ, các bậc cha mẹ cần giám sát khi trẻ chơi, đảm bảo trẻ chỉ sử dụng những đồ chơi an toàn và phù hợp với độ tuổi; không có các chi tiết nhỏ có thể khiến trẻ vô tình bị nuốt hoặc đưa vào cơ thể.
Bên cạnh đó, dạy trẻ về cơ thể của mình, đặc biệt là những vùng nhạy cảm, để bé có thể tự nhận thức và tránh những hành vi nguy hiểm.
Khi nhận thấy trẻ có tình trạng đau hoặc chảy máu, dịch nhầy bất thường ở vùng kín, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.
Cô gái 26 tuổi qua đời sau 10 năm chống chọi ung thư phổi, thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Cô gái qua đời vì ung thư phổi chủ quan không đi khám khi thấy thường xuyên tức ngực. Cô rất hối hận vì đã bỏ lỡ “thời điểm vàng” trong điều trị bệnh.
Phẫu thuật thành công cho cụ ông 96 tuổi bị ngã tụ máu não
Y tế - 13 giờ trướcGĐXH - Người bệnh 96 tuổi bị ngã đập vùng trán xuống nền đất cứng đã được phẫu thuật thành công lấy khối máu tụ dưới màng cứng.
9 lợi ích của việc sử dụng mật ong với nghệ
Sống khỏe - 14 giờ trướcSự kết hợp của hai thành phần tự nhiên nổi tiếng là nghệ và mật ong sẽ làm gia tăng lợi ích cho sức khỏe…
Bệnh đường hô hấp do hMPV: Phụ huynh không hoang mang, cần nâng cao cảnh giác và phòng bệnh cho trẻ nhỏ
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Chuyên gia y tế thông tin về bệnh viêm đường hô hấp do hMPV giúp phụ huynh nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh để có thể xử trí và đưa con đến bệnh viện thăm khám kịp thời.
Loại củ được ví như 'nhân sâm' có chỉ số đường huyết thấp, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Củ sen có chỉ số đường huyết GI thấp, thích hợp với người bệnh tiểu đường bởi hàm lượng chất xơ trong củ sen cao, giúp hỗ trợ tiêu hóa và tạo cảm giác no hơn, nhờ đó giảm lượng tiêu thụ thực phẩm...
Kịp thời cứu sống người đàn ông bị tai nạn giao thông vỡ lách nghiêm trọng
Y tế - 16 giờ trướcGĐXH - Sau tai nạn, bệnh nhân vị vỡ lách độ IV, ít dịch quanh lách, hình ảnh gãy xương sườn 9,10 bên trái, mất máu nhiều.
Người đàn ông mắc bệnh tiểu đường bất ngờ phải chạy thận suốt đời vì lý do nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Nghĩ "uống thuốc Tây không tốt cho sức khỏe" nên ông bỏ thuốc điều trị bệnh tiểu đường và cũng không tái khám cho đến khi phải nhập viện gấp để chạy thận...
Uống rượu vang có thực sự tốt cho sức khỏe tim mạch?
Sống khỏe - 20 giờ trướcMột nghiên cứu mới cho thấy những người uống lượng nhỏ rượu vang mỗi ngày có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đau tim hoặc đột quỵ.
Lời khuyên cho người bị ù tai để bệnh nhanh cải thiện!
Sống khỏe - 20 giờ trướcXây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, lối sống khoa học và phù hợp sẽ giúp người bị ù tai cải thiện tình trạng bệnh, góp phần nâng cao sức khỏe thể chất. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm những lời khuyên hữu ích cho người bị ù tai nhé!
Làm gì khi quên uống thuốc huyết áp?
Sống khỏe - 21 giờ trướcĐối với người bệnh tăng huyết áp, quên uống thuốc huyết áp rất nguy hiểm, làm tăng nguy cơ tai biến như đau tim, đột quỵ...
WHO thông tin chính thức về tình hình bệnh do virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
Y tếGĐXH – Theo WHO, sự gia tăng số mắc các nhiễm trùng qua đường hô hấp cấp tính ở nhiều quốc gia Bắc bán cầu trong những tuần gần đây đã được dự báo trước với thời điểm này trong năm và không có yếu tố nào bất thường.