Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bé gái sốt cao, nổi ban toàn thân từ căn bệnh hay gặp mùa đông xuân, bác sĩ khuyến cáo cách phòng ngừa

Chủ nhật, 16:12 02/03/2025 | Sống khỏe

GĐXH - Theo các bác sĩ, biểu hiện của bệnh sởi khá giống với các bệnh lý của đường hô hấp nói chung. Do đó, đa phần các gia đình thường chỉ phát hiện khi trẻ đã phát ban ra. Trong giai đoạn này, tình trạng bệnh ở trẻ có thể tiến triển khá nhanh.

Mới đây, bé gái N.L.D.C (14 tuổi, ở Hà Nội) đến Phòng khám Đa khoa Medlatec khám với triệu chứng sốt cao, phát ban đỏ khắp người. Tại đây, qua thăm khám, các bác sĩ nhận thấy, bệnh nhi có tình trạng sốt cao, chảy dịch mũi, ban đỏ dát sẩn, mọc theo trình tự sau gáy, trán, mặt cổ lan dần đến thân mình và tứ chi.

Khai thác bệnh sử được biết, 2 ngày trước khi đi khám, bé có triệu chứng sốt cao 39 độ, ớn lạnh, khoảng cách 8-10 giờ/cơn kèm theo đau rát họng, sau đó xuất hiện ban đỏ dát sẩn rải rác vùng sau tai và mặt rồi lan ra toàn thân.

Bệnh nhi đã được gia đình đưa đi khám tại một phòng khám tư, test cúm 5 tác nhân âm tính và được chẩn đoán viêm họng cấp do liên cầu, kê đơn thuốc điều trị ngoại trú.

Bé gái sốt cao, nổi ban toàn thân từ căn bệnh hay gặp mùa đông xuân, bác sĩ khuyến cáo cách phòng ngừa- Ảnh 1.

Tình trạng ban nổi toàn thân của bệnh nhi.

Đến ngày thứ 3, bệnh nhi sốt cao hơn 41 độ, người mệt mỏi, phát ban vùng mặt nên tiếp tục đưa con đi khám.

Tại đây, các bác sĩ nghi ngờ trẻ mắc sởi hoặc sốt xuất huyết Dengue nên chỉ định làm một số xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán. Kết quả, các chỉ số xét nghiệm khác đều bình thường, riêng xét nghiệm sởi IgM cho kết quả dương tính. Do đó, bác sĩ chẩn đoán trẻ mắc sốt phát ban do sởi – căn bệnh hay gặp trong mùa đông xuân.

Triệu chứng cảnh báo bệnh sởi

Theo ThS.BS Trần Thị Kim Ngọc - chuyên ngành Nhi khoa, Phòng khám Đa khoa Medlatec, sởi là một bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp do virus sởi gây nên. Bệnh thường gặp ở mùa đông xuân, chủ yếu ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Virus sởi có thể tồn tại trong không khí và trên bề mặt đến 2 giờ. Một người nhiễm sởi có thể lây cho 9-10 người tiếp xúc gần (nếu chưa được tiêm chủng). Khả năng lây nhiễm sởi cho người khác lên đến 90% tại thời điểm trước và sau phát ban 4 ngày.

Các bác sĩ cho biết, một số triệu chứng điển hình của bệnh sởi bao gồm: Sốt cao; chảy nước mắt, nước mũi, ho khan, khàn tiếng; viêm long đường hô hấp trên và viêm kết mạc. Bên cạnh đó, ban sởi thường mọc vào ngày thứ 4 đến ngày thứ 6 của bệnh theo thứ tự: mọc từ đầu, mặt, cổ, dần lan đến ngực, lưng, cánh tay, rồi đến bụng, mông, đùi, chân. Khi phát ban hết toàn thân thì thân nhiệt giảm dần, trẻ hết sốt và ban bắt đầu bay.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trẻ mắc sởi nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây những biến chứng nguy hiểm như: viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi; viêm não, viêm màng não; viêm tai giữa, viêm loét ruột, viêm loét giác mạc; suy giảm miễn dịch, thậm chí có thể gây tử vong.

Cách phòng ngừa bệnh sởi cho trẻ

Để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh sởi và các biến chứng nguy hiểm, các chuyên gia khuyến cáo, các gia đình cần chú ý lịch tiêm vaccine sởi và tiêm đủ mũi cho trẻ theo hướng dẫn để trẻ có miễn dịch đầy đủ phòng bệnh.

Đối với việc tiêm vaccine sởi cho trẻ, khi mới tiêm 1 mũi, hiệu lực vaccine có thể giảm xuống dưới 80%; khi tiêm đủ 2 mũi, cơ thể sản sinh ra kháng thể đạt 90% - 95% hiệu lực của vaccine.

Theo lịch, trẻ từ 9 tháng tuổi cần tiêm mũi đầu tiên, nhắc lại mũi hai ở 15-18 tháng và mũi thứ ba khi trẻ 4-6 tuổi. Đối với trẻ có nguy cơ cao hoặc sống trong vùng dịch, bác sĩ có thể cân nhắc tiêm sớm từ 6 tháng tuổi.

Bên cạnh đó, để bảo vệ con không lây nhiễm sởi, bố mẹ không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc bệnh sởi; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ. Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng, mắt và răng miệng cho trẻ hàng ngày. Đảm bảo nhà ở và nhà vệ sinh thông thoáng, sạch sẽ. Tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.

Nhà trẻ, mẫu giáo, trường học nơi tập trung đông trẻ em cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng; thường xuyên khử trùng đồ chơi, dụng cụ học tập và phòng học bằng các chất sát khuẩn thông thường.

Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm cách ly và đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời, tránh biến chứng có thể xảy ra.

Khi trẻ mắc sởi, cha mẹ cần lưu ý cách chăm sóc cho trẻ như sau:

- Cách ly trẻ bệnh với trẻ lành.

- Cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi sốt ≥ 38.5°C theo chỉ định của bác sĩ.

- Cha mẹ hay người chăm sóc trẻ mắc sởi cần đeo khẩu trang, rửa tay sạch trước và sau mỗi lần tiếp xúc với trẻ bị bệnh.

- Vệ sinh thân thể như tắm hàng ngày, tránh để lạnh. Thay quần áo, vệ sinh môi trường xung quanh, giữ gìn phòng thông thoáng sạch sẽ.

- Nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý ngày 3 lần.

- Trẻ còn bú mẹ vẫn tiếp tục cho bú và kết hợp chế độ ăn bổ sung hợp lý (nếu trẻ ≥ 6 tháng).

- Cho trẻ ăn thức ăn mềm dễ tiêu, nấu chín kỹ và khi ăn nên chia thành nhiều bữa, uống nhiều nước, nước ép hoa quả chứa nhiều Vitamin A để tăng sức đề kháng cho trẻ.

Liên tiếp 2 trường hợp nhiễm khuẩn tụ cầu vàng từ vết xước và nốt mụn nhỏ trên mặtLiên tiếp 2 trường hợp nhiễm khuẩn tụ cầu vàng từ vết xước và nốt mụn nhỏ trên mặt

GĐXH – Theo các bác sĩ, những vết thương tưởng chừng rất nhỏ nhưng cũng có thể là “cửa ngõ” khiến vi khuẩn xâm nhập, gây nhiều hệ lụy xấu cho sức khỏe.


N.Mai
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 vật dụng thiết yếu hàng ngày có vẻ bền này thực chất có 'hạn sử dụng' ngắn, cần thay sớm kẻo thành 'ổ vi khuẩn'

5 vật dụng thiết yếu hàng ngày có vẻ bền này thực chất có 'hạn sử dụng' ngắn, cần thay sớm kẻo thành 'ổ vi khuẩn'

Sống khỏe - 8 giờ trước

Nhiều người có xu hướng chỉ chú ý đến ngày hết hạn in trên sản phẩm. Tuy nhiên, thời hạn sử dụng của một số vật dụng sẽ giảm đi rất nhiều sau khi chúng ta bắt đầu sử dụng.

Chuyên gia chỉ ra cách phân biệt sữa giả - sữa thật đáng chú ý

Chuyên gia chỉ ra cách phân biệt sữa giả - sữa thật đáng chú ý

Sống khỏe - 10 giờ trước

GĐXH - Vụ việc 'sữa giả' đang khiến hàng triệu phụ huynh hoang mang, bởi hình thức sữa giả ngày càng khó nhận biết.

4 loại đồ uống có khả năng gây ung thư cao nhất là đây, nhiều người sốc nặng vì đang uống mỗi ngày!

4 loại đồ uống có khả năng gây ung thư cao nhất là đây, nhiều người sốc nặng vì đang uống mỗi ngày!

Sống khỏe - 11 giờ trước

Rất nhiều người sẽ phải bất ngờ khi nhận ra mình đang uống những loại nước là “đồng phạm” của nhiều bệnh ung thư từ ngày này qua ngày khác.

Cơ thể thừa đường sẽ phát ra 7 tín hiệu, thay đổi ngay để tránh mắc bệnh mãn tính và hụt collagen quá nhiều

Cơ thể thừa đường sẽ phát ra 7 tín hiệu, thay đổi ngay để tránh mắc bệnh mãn tính và hụt collagen quá nhiều

Sống khỏe - 12 giờ trước

Giảm thiểu tiêu thụ đường là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe và duy trì làn da khỏe mạnh.

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Các thuốc điều trị loét thực quản

Các thuốc điều trị loét thực quản

Sống khỏe - 17 giờ trước

Loét thực quản là một dạng loét trong hệ thống tiêu hóa, làm tổn thương các mô của thực quản. Việc dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây loét…

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị đều đặn. Bác sĩ cho biết đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

Trẻ nên ăn thực phẩm nào để tăng chiều cao?

Trẻ nên ăn thực phẩm nào để tăng chiều cao?

Sống khỏe - 20 giờ trước

Mặc dù yếu tố di truyền đóng vai trò quyết định chiều cao của trẻ, nhưng việc cung cấp dinh dưỡng hợp lý là rất quan trọng để tối đa hóa sự tăng trưởng chiều cao này...

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

Vitamin B12 (còn được gọi là cobalamin) là một loại vitamin tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh. Não sẽ không thể hoạt động bình thường nếu thiếu chất dinh dưỡng này…

Ứng dụng công nghệ phổ và AI dự đoán chính xác bệnh lý tim mạch, ung bướu và đột quỵ

Ứng dụng công nghệ phổ và AI dự đoán chính xác bệnh lý tim mạch, ung bướu và đột quỵ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh viện E vừa đưa vào sử dụng hệ thống CT phổ của Philips ứng dụng AI, giúp chẩn đoán chính xác các bệnh lý tim mạch, ung bướu, đột quỵ…

Top