Bệnh nhi 6 tuổi than thở "Mẹ ơi, con mệt quá", bác sĩ cũng không cấp cứu kịp vì vi khuẩn lây lan quá nhanh
Trong khi chờ kết quả xét nghiệm, bác sĩ Hoàng nhận thấy bệnh nhi yên tĩnh lạ thường, cậu bé không quấy khóc khi được tiêm thuốc.
Bác sĩ chuyên khoa Nhi Hoàng Xung Ninh chia sẻ về trường hợp một bệnh nhi nam (6 tuổi) sống tại Đài Loan, đến khoa cấp cứu khám trong tình trạng đau họng, sốt cao, không tỉnh táo.

Ảnh minh họa
Trong khi chờ kết quả xét nghiệm, bác sĩ Hoàng nhận thấy bệnh nhi yên tĩnh lạ thường, cậu bé không quấy khóc khi được tiêm thuốc, khi đo huyết áp cho bệnh nhi thấy nhịp tim nhanh, huyết áp thấp nên bác sĩ nhanh chóng chuyển bệnh nhi từ khoa cấp cứu sang khoa hồi sức tích cực.
Khi bệnh nhi được chuyển đến phòng chăm sóc đặc biệt, cậu bé đã nói với mẹ rằng: "Mẹ ơi, con khát nước, con mệt quá". Sau đó, cậu bé đã ngất xỉu ngay trước cửa phòng. Thời điểm này, các nhân viên y tế được huy động gấp rút cứu cậu bé, nhưng vô phương cứu chữa bởi "độc tố vi khuẩn lây lan quá nhanh", bệnh nhi đã qua đời và được chẩn đoán nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A .
Bác sĩ Hoàng cho biết, theo kinh nghiệm lâm sàng đã gặp nhiều trường hợp bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A. Tình trạng nhẹ nhất là vi khuẩn có thể chung sống hòa bình với vật chủ (người), nhưng vẫn có cơ hội lây nhiễm cho những người xung quanh.
Khi bước sang giai đoạn 2, bệnh nhân có thể bị sốt, đau họng, sau khi được khám có thể phát hiện có mủ trong họng và viêm amidan.
Trường hợp nghiêm trọng hơn là vi khuẩn sẽ tiết độc tố trong cổ họng của người bệnh, cổ họng của bệnh nhi có thể không có biểu hiện rõ ràng nhưng toàn thân sẽ xuất hiện tình trạng nổi ban đỏ.
Sau bi kịch thương tâm của bệnh nhi 6 tuổi, mỗi khi thấy trẻ nhỏ đến bệnh viện khám trong tình trạng mệt mỏi, bác sĩ Hoàng thường nhanh chóng sắp xếp cho các em nhập viện và đo huyết áp nhằm tránh bi kịch thương tâm tiếp diễn. Thông qua sự việc này, bác sĩ Hoàng cảnh báo các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện khám nếu nhận thấy trẻ sốt cao và không tỉnh táo.
Bác sĩ Khâu Đình Phương, khoa nhi, bệnh viện Taipei City Hospital giải thích rằng, liên cầu khuẩn nhóm A là một loại vi khuẩn. Sau khi bệnh nhân nhiễm trùng, sẽ xuất hiện tình trạng viêm họng và nổi ban đỏ, thường xảy ra ở nhóm trẻ em từ 5 - 15 tuổi. Các triệu chứng ban đầu là sốt, đau họng, lưỡi đỏ và nổi gai. Một số trẻ sẽ sưng đỏ mặt và sưng hạch ở cổ. Nhiều trẻ bị bệnh thường bắt đầu phát ban từ 24 đến 48 giờ sau khi bị sốt.
Bệnh nhân có thể được điều trị bằng penicillin hoặc các loại kháng sinh khác có hiệu quả trong 10 ngày, ngoài ra nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A có thể gây ra các biến chứng như sốt thấp khớp, bệnh thấp tim, viêm cầu thận, hội chứng sốc nhiễm độc. Nếu bệnh nhân được chẩn đoán sớm và điều trị thích hợp thì có thể tránh được biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần hết sức cảnh giác, nếu trẻ bị sốt, đau họng, lưỡi đỏ và nổi gai, nổi mẩn đỏ trên da thì nên hỏi ý kiến bác sĩ để điều trị, đồng thời cần chú ý xem liệu trẻ có nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A hay không.
Liên cầu khuẩn nhóm A hay còn có tên khoa học là vi khuẩn streptococcus nhóm A, là loại vi khuẩn nguy hiểm nhất, gây ra những bệnh lý ở họng và da của con người.
Liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A sẽ lây nhiễm qua đường tiếp xúc trực tiếp với những dịch và chất bài tiết từ mũi và họng của người đã mắc bệnh. Ngoài ra, vi khuẩn này còn lây lan qua việc tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, vết loét trên da đã bị nhiễm trùng.
Khoảng 20% người mang liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A này trong cơ thể ở vùng họng nhưng không biểu hiện bệnh lý. Đến khi loại vi khuẩn này gây bệnh thì sẽ có 2 loại đó là xâm lấn và không xâm lấn:
Nếu bệnh nhiễm phải vi khuẩn streptococcus nhóm A là không xâm lấn thì sẽ bao gồm những loại bệnh sau trên lâm sàng như viêm họng liên cầu ở trẻ, sốt ban đỏ, chốc lở, nhiễm trùng vùng tai và viêm phổi. Loại nhiễm trùng này thường không nghiêm trọng, dễ lây lan hơn nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A xâm lấn.
Nếu là nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A xâm lấn thì mức độ nguy hiểm sẽ cao hơn, bao gồm những bệnh lý như hội chứng nhiễm độc liên cầu khuẩn cấp tính, sốt thấp khớp, viêm hoại tử.
Tú Uyên
Theo Ettoday

Thời tiết nắng nóng, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để ổn định đường huyết
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường không kiểm soát đường huyết tốt trong mùa nắng nóng thì cơ thể sẽ gia tăng bài tiết nước tiểu nhiều, khiến cơ thể mất nước nhanh hơn. Việc mất nước có thể khiến cho đường huyết tăng cao.

Thông tin mới nhất về tình hình sức khỏe của bé trai ở Nam Định bị xe cán qua người
Y tế - 14 giờ trướcGĐXH – “Nhờ can thiệp kịp thời và chăm sóc tích cực, đến nay, bệnh nhi đã tỉnh táo, tự thở, các chỉ số sinh tồn ổn định. Phổi và thận được bảo tồn, không cần can thiệp phẫu thuật thêm”, đại diện Bệnh viện Nhi Trung ương thông tin.

5 loại trái cây mùa hè giúp giảm axit uric
Sống khỏe - 14 giờ trướcMùa hè mang đến cho chúng ta rất nhiều loại trái cây ngon và bổ dưỡng. Một số loại trái cây có thể giúp giảm nồng độ axit uric một cách tự nhiên.

Nam thợ điện thoát chết sau khi bị điện giật cháy đen bàn tay
Y tế - 15 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện cấp cứu trong tình trạng tay phải cháy đen, tâm lý hoảng loạn sau khi bị điện giật.

Người phụ nữ phát hiện ung thư cổ tử cung sau khi sinh con 4 tháng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư cổ tử cung nhập viện trong tình trạng đau bụng dưới quặn thắt kéo dài, cơn đau khiến chị không thể đi lại. Trước đó, chị không hề có bất kỳ biểu hiện bất thường nào như chảy máu âm đạo hay rối loạn kinh nguyệt...

Gìn giữ và phát huy tinh hoa chữa bệnh không dùng thuốc bằng phương pháp Thập chỉ gia truyền
Sống khỏe - 16 giờ trướcSáng ngày 1/5, tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận, phương pháp xoa bóp Thập chỉ gia truyền của lương y Phan Nhật Anh đã vươn đến dấu mốc ý nghĩa khi được Viện Phát triển văn hóa và chăm sóc sức khỏe cộng đồng trao Quyết định thành lập Trung tâm văn hóa chăm sóc sức khỏe cộng đồng Thập chỉ gia truyền Phan Nhật Anh, trực thuộc Viện.

4 biện pháp giúp tránh xa bệnh tật mùa nắng nóng
Sống khỏe - 19 giờ trướcTheo Tổ chức Y tế thế giới, vào mùa hè nhiệt độ cao, kéo dài gây ra căng thẳng tích tụ trong cơ thể con người, làm tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong liên quan đến thời tiết.

Người Nhật không thích tập thể dục nhưng lại có tuổi thọ cao nhất và tỷ lệ ung thư rất thấp, 3 lý do này rất đáng để lưu tâm
Sống khỏe - 20 giờ trướcGĐXH - Nước nào trên thế giới có tuổi thọ trung bình cao nhất? Nhật Bản chắc chắn phải có trong danh sách đầu tiên!

Dấu hiệu cảnh báo sớm và các phương pháp giúp hồi phục sau tai biến mạch máu não hiệu quả
Sống khỏe - 20 giờ trướcTai biến mạch máu não là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế ở người trưởng thành. Mỗi phút trôi qua khi não thiếu máu là hàng triệu tế bào thần kinh có thể bị mất đi vĩnh viễn. Hiểu rõ về cơ chế, dấu hiệu cảnh báo và phương pháp điều trị tai biến mạch máu não sẽ giúp nâng cao cơ hội sống, rút ngắn thời gian phục hồi và hạn chế tối đa di chứng để lại.

Bài tập 15 phút mỗi ngày giúp giảm nguy cơ tử vong sớm
Sống khỏe - 22 giờ trướcCó rất nhiều biện pháp nhằm tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật và nguy cơ tử vong sớm. Trong đó, việc thực hiện đều đặn bài tập 15 phút dưới đây góp phần giúp bạn đạt được mục tiêu sống lâu và khỏe mạnh hơn.

Người đàn ông 65 tuổi bị đột quỵ vì sai lầm nhiều người mắc phải khi điều trị tăng huyết áp
Bệnh thường gặpGĐXH - Người đàn ông bị đột quỵ có bệnh lý tăng huyết áp, tuy nhiên điều trị không thường xuyên. Ông cũng từng mắc đột quỵ một lần và có thói quen hút thuốc lá lâu năm.