Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bị bọ ve cắn, 13 năm sau, người phụ nữ này vẫn phải vật lộn với căn bệnh mà ngay cả bác sĩ cũng chẩn đoán nhầm

Thứ hai, 11:35 01/06/2020 | Sống khỏe

Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh Lyme có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng.

Stephanie Buice, 41 tuổi trong một lần tình cờ đã bị bọ ve cắn khi cô đang thu hoạch trái cây. Sau khi kiểm tra, bác sĩ nhận định cô không mắc bệnh và hoàn toàn có thể yên tâm. Tuy nhiên, mọi chuyện chỉ mới bắt đầu với người phụ nữ này.

Dưới đây là chia sẻ của Stephanie Buice về căn bệnh hiếm gặp bắt nguồn từ vết côn trùng cắn khiến cô phải vật lộn từ năm 2007 đến nay:

Bị bọ ve cắn, 13 năm sau, người phụ nữ này vẫn phải vật lộn với căn bệnh mà ngay cả bác sĩ cũng chẩn đoán nhầm - Ảnh 1.

Bệnh Lyme do vi khuẩn Borrelia burgdorferi gây ra, được truyền sang người qua vết cắn của côn trùng nhiễm bệnh.

Chẩn đoán nhầm

Tôi không gặp phải các triệu chứng của bệnh Lyme vào thời điểm đó. Mọi chuyện tưởng như êm đẹp cho tới khi tôi sinh con. Một năm sau khi có con gái, tôi thường xuyên cảm thấy lo âu, mệt mỏi và suy nhược cơ thể. Bác sĩ đã kê thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc vì tình trạng này.

Trong 4 năm tiếp theo, các triệu chứng mới bắt đầu xuất hiện ở những thời điểm khác nhau: Đau khớp, đau tim, đau nửa đầu, mệt mỏi và chóng mặt. Khi tôi phàn nàn về hiện tượng buồn nôn và táo bón liên tục, bác sĩ cho rằng tôi bị lo âu và kê thuốc giúp kiểm soát axit nhằm làm dịu các vấn đề về đường ruột. Sau khi nhận thấy dấu hiệu khô mắt, tôi đi khám ở hai bác sĩ nhãn khoa và được chẩn đoán mắc hai bệnh khác nhau.

Một bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa đã loại trừ bệnh Crohn và ung thư ruột khi tôi tiến hành nội soi đại tràng. Cuối cùng, tôi lại được chuyển sang khoa khớp để điều trị. Một người bạn nghi ngờ tôi đang mắc bệnh Lyme vì cô ấy đã từng gặp phải tình trạng này. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, tôi tin vào chẩn đoán của các bác sĩ và họ cũng không đề cập tới khả năng tôi mắc bệnh này.

Sự thật sáng tỏ

Bị bọ ve cắn, 13 năm sau, người phụ nữ này vẫn phải vật lộn với căn bệnh mà ngay cả bác sĩ cũng chẩn đoán nhầm - Ảnh 2.

Các triệu chứng của bệnh Lyme rất dễ bị nhầm lẫn với những dấu hiệu của vấn đề sức khỏe khác.

Mãi cho đến khi thử áp dụng phương pháp ăn kiêng Whole30, loại bỏ những thực phẩm như sữa, gluten, rượu, cà phê, ngô và đậu nành, tôi mới nhận ra các triệu chứng này có liên quan tới chế độ ăn uống. Tôi đi khám, bác sĩ cho rằng tôi đang mắc hội chứng Sjogren, một chứng rối loạn tự miễn và kê thuốc giảm đau. Điều này khiến tôi không còn tin vào chẩn đoán của bác sĩ nữa. Nhờ sự khích lệ của bạn bè, tôi quyết định tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng thể.

Cuối cùng, xét nghiệm bệnh Lyme cho ra kết quả âm tính. Tuy nhiên, bác sĩ cảnh báo đây có thể là âm tính giả và khuyên tôi nên điều trị bệnh này ngay. Tôi do dự và không đồng ý vì chưa có kết luận chính xác từ chuyên gia.

Sức khỏe của tôi ngày càng xuống dốc. Cả một tuần tôi không thể xuống giường vì cảm thấy chóng mặt và buồn nôn. Hai tháng tiếp theo mọi chuyện càng trở nên tồi tệ hơn. Nhận thấy mức độ nghiêm trọng của tình trạng này, tôi quyết định thực hiện kế hoạch điều trị bệnh Lyme trước đây được bác sĩ đưa ra nhưng bị tôi từ chối. Sau đó, các triệu chứng có xu hướng chuyển biến tốt hơn.

Để tìm hiểu ngọn nguồn vấn đề, tôi đã đến gặp một bác sĩ chuyên về bệnh Lyme và nhận được câu trả lời chính xác. Ông ấy phát hiện ra một vết phát ban nơi tôi bị bọ ve cắn mấy năm trước và chẩn đoán tôi mắc bệnh Lyme mãn tính.

Điều trị lâu dài

Tôi phải uống nhiều loại thuốc, từ kháng sinh, thuốc kê đơn cho tới thực phẩm bổ sung và thậm chí thảo dược đông y. Thuốc điều trị sẽ tăng cường hệ miễn dịch và kiểm soát triệu chứng. Trên thực tế, quá trình điều trị khiến tôi cảm thấy tồi tệ hơn việc đối mặt với các triệu chứng của bệnh Lyme. Tôi từng rất sợ lấy máu và xét nghiệm máu định kỳ thực sự là ác mộng với tôi.

Sau 4 tuần điều trị, bác sĩ cho biết bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính và không thể loại bỏ hoàn toàn. Do đó, tôi chỉ có thể làm giảm lượng vi khuẩn gây bệnh trong cơ thể để ngăn chặn và kiểm soát triệu chứng trong suốt quãng đời còn lại.

Dù không chữa khỏi bệnh hoàn toàn, tôi vẫn cảm thấy hài lòng vì đã tìm ra được nguyên nhân và phương pháp điều trị.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), bệnh Lyme bắt nguồn từ vết cắn do bọ chét, ve hoặc muỗi gây ra. Các triệu chứng ban đầu của bệnh bao gồm sốt, nhức đầu, mệt mỏi giống với dấu hiệu của cúm nên bác sĩ khó phát hiện và chẩn đoán.

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh Lyme có thể lây lan khắp cơ thể, ảnh hưởng tới khớp, tim và hệ thần kinh, dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng hơn như liệt mặt và viêm khớp. Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh là bảo vệ bản thân khỏi bị côn trùng cắn. Hãy sử dụng thuốc chống côn trùng khi ra ngoài trời, đặc biệt là những khu vực có nguy cơ cao. Ngay khi nhận thấy dấu hiệu bất thường, mọi người nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Theo Health/Báo Dân sinh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô gái 28 tuổi bị ung thư dạ dày thừa nhận có thói quen giảm cân mà nhiều người Việt mắc phải

Cô gái 28 tuổi bị ung thư dạ dày thừa nhận có thói quen giảm cân mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 8 giờ trước

GĐXH - Bác sĩ cho biết việc cô giảm cân có thể một phần do ăn kiêng nhưng cũng có thể do bệnh ung thư dạ dày gây ra.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 9 giờ trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 10 giờ trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

7 loại vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tim mạch

7 loại vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tim mạch

Sống khỏe - 16 giờ trước

Một trái tim khỏe mạnh tác động tích cực tới nhiều khía cạnh trong cuộc sống: thể chất được cải thiện, tuổi thọ cao hơn, tinh thần thoải mái hơn,... Tất cả những lợi ích tuyệt vời đó sẽ có được khi bạn biết chăm sóc trái tim đúng cách.

10 nhóm người không nên uống nhiều trà xanh

10 nhóm người không nên uống nhiều trà xanh

Sống khỏe - 18 giờ trước

Trà xanh có một số lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi uống nhiều trà xanh, liệu có gây ra tác dụng phụ gì không?

5 loại trái cây cần hạn chế khi muốn giảm cân

5 loại trái cây cần hạn chế khi muốn giảm cân

Sống khỏe - 22 giờ trước

Một số loại trái cây chứa tỷ lệ đường tự nhiên cao hơn, cần tiêu thụ điều độ để duy trì chế độ ăn uống cân bằng, đặc biệt khi muốn giảm cân hoặc kiểm soát lượng đường trong máu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mất ngủ là rối loạn được đặc trưng bởi việc khó đi vào giấc ngủ. Người bị mất ngủ thường cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Mất ngủ không chỉ làm suy giảm năng lượng và cảm xúc, mà còn gây tổn hại cho cả sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống.

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Giải độc gan bằng thực phẩm tự nhiên là phương thuốc tốt nhất để hỗ trợ quá trình chữa bệnh của gan, trong đó phải kể đến của cải trắng.

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Bệnh thường gặp

Rối loạn tiền đình đi kèm với một vài bệnh lý như thiếu máu não, đái tháo đường, tăng huyết áp có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, đe dọa tính mạng người bệnh. Việc điều trị sớm giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.

Top