Biệt thự con trai thiết kế tặng bố mẹ dưỡng già ở Đà Lạt “đẹp như trời Âu”
Ngôi nhà có tên là The Bunker, là thiết kế đầu tay của một sinh viên kiến trúc dành tặng cho bố mẹ để an dưỡng khi hưu trí cận kề.
Chủ nhân ngôi nhà mong muốn một không gian sống hòa hợp với thiên nhiên, đồng thời đảm bảo được riêng tư nhưng ko bị cô lập.
Công trình tọa lạc trong một khu dân cư yên tĩnh trên đồi tại Đà Lạt, nằm thấp hơn mặt đường khoảng 1,2m. Mặt tiền ngôi nhà là một hàng rào gạch bê tông xếp chồng sole không được sơn phết hay tô vẽ.
Cái tên Bunker (Lô cốt quân sự) cũng được đặt cho ngôi nhà vì lý do này. Căn nhà có vẻ bề ngoài lãnh đạm và đơn điệu nhưng lại thể hiện trọn vẹn vẻ đẹp bên trong tính cách, cuộc sống tinh thần của gia chủ.
Ngôi nhà được chia làm 2 khối chính: khu vực sinh hoạt và phòng thờ. Hai khối này được nối với nhau bằng 1 cây cầu với tường kính để lấy sáng. Đồng thời, nó đóng vai trò như một phòng chào, nơi nắng và thiên nhiên "quấn" lấy bạn ngay từ giây phút bước vào cửa.
Chia sẻ với Pv Dân trí, anh Phạm Khoa Nguyên (SN 1989) người thiết kế căn nhà chia sẻ: “Tôi lớn lên trong một căn biệt thự duyên dáng được xây vào những năm 1930. Nơi từng là tư gia của vị triệu phú người Pháp và gia đình, giờ đây là mái ấm cho gia đình tôi cùng sáu hộ gia đình khác. Tuy không gian sống của chúng tôi chỉ vỏn vẹn 40m2, nhưng “chật hẹp” chưa một lần xuất hiện trong từ điển của tôi. Có lẽ đó là nơi lối sống tối giản nảy mầm".
Ký ức tuổi thơ trong căn nhà xưa chính là nguồn cảm hứng để anh Khoa Nguyên thiết kế nên căn nhà hiện tại. Theo đó, công trình được thiết kế theo xu hướng tối giản, nơi con người có thể hòa mình, tận hưởng thiên nhiên bên ngoài.
Bất cứ ngóc ngách nào trong căn nhà cũng ngập tràn ánh sáng, thông gió tự nhiên. Đặc biệt thiết kế giếng trời, thác nước, cây xanh được bố trí bao bọc lấy ngôi nhà khiến thiên nhiên hòa quyện vào từng khoảnh khắc.
Theo anh Khoa Nguyên, phần công năng ngôi nhà được thiết kế phù hợp với thói quen sinh hoạt của gia đình, phản ánh rõ nét tính cách của từng thành viên.
Hầu hết các sinh hoạt chính diễn ra ở tầng 3 của căn nhà như: tu thiền, nấu nướng, ăn uống, tiếp khách... Nó là một khoảng không gian lớn hợp nhất các khu vực nhỏ lại với nhau.
View thành phố Đà Lạt được thu gọn lại qua khung cửa sổ rộng. Cách thiết kế cửa kính này cũng giúp căn nhà luôn ngập tràn ánh sáng tự nhiên.
Không gian các phòng có sự kết nối với nhau, giúp các thành viên dễ dàng tương tác, trò chuyện.
Phòng thờ được tách bạch khỏi khối nhà chính bên đầu kia cây cầu. Nó như một lá chắn, đem bình an đến cho cả căn nhà. Dải cửa sổ mỏng lạnh lùng kia giờ đây mới hé lộ vai trò thực của mình. Nó như nhấc bổng phần mái khỏi các mảng tường.
Căn nhà gồm 3 phòng ngủ, trong đó, phòng ngủ chính của căn nhà nằm ở tầng 2 với không gian mở, và vẫn giữ nguyên tinh thần thiết kế tối giản.
Phòng ngủ nhỏ ở tầng 1 nhưng vẫn ngập tràn ánh sáng nhờ thiết kế giếng trời.
Thiên nhiên len lỏi vào trong từng góc nhà
Hình dáng của ngôi nhà khá đơn giản, nó như những khối hộp chồng lên nhau và vát đi ở những nơi cần thiết. Những góc vát 25° này được tính toán kỹ lưỡng để căn nhà luôn thoáng mát nhưng vẫn tránh ánh nắng, độ ẩm trực tiếp vào nhà.
" Ngôi nhà như một ẩn dụ cho con người của bố mẹ tôi vậy. Họ ko xa hoa, bóng bẩy nhưng khi hiểu rõ con người họ, bạn sẽ nhận ra họ thật sự giàu tình cảm”, anh Khoa Nguyên chia sẻ. Được biết tổng chi phí xây dựng căn nhà là hơn 5 tỷ đồng.
Theo Dân trí
Biệt thự nghỉ dưỡng bên sườn đồi ở Vĩnh Phúc
Không gian sống - 3 giờ trướcNằm duyên dáng trên sườn đồi, căn biệt thự được thiết kế hiện đại, hài hoà với môi trường tự nhiên xung quanh.
Khi mua căn nhà thứ 3, tôi quyết định không lắp tủ giày truyền thống nữa và nó thực sự hiệu quả!
Không gian sống - 3 giờ trướcBan đầu, thiết kế tủ giày truyền thống này có vẻ rất thiết thực, nhưng sau khi nó được lắp đặt thực sự, tôi thấy không gian ở sảnh vào thật lãng phí.
Tiết khí Tiểu Tuyết năm 2024 khi nào? Những điều cần kiêng kỵ để mang lại may mắn cho cuối năm không phải ai cũng biết
Ở - 4 giờ trướcGĐXH – Tiểu Tuyết là tiết khí thứ 20 trong 24 tiết khí trong năm, nằm sau tiết Lập Đông và cũng là tiết khí thứ 2 của mùa đông. Năm 2024, tiết Tiểu Tuyết sẽ kéo dài đến 06/12/2024 và cần biết những điều kiêng kỵ này để mang đến may mắn cho cuối năm.
Bàn thờ để 3 chén hay 5 chén nước là đúng nhất
Phong thủy - 5 giờ trướcGĐXH - Dâng kỷ nước lên bàn thờ gia tiên thể hiện lòng biết ơn, tôn kính của con cháu với ông bà tổ tiên, cùng thần linh giữ nhà. Kỷ nước thường được đi theo bộ 3 chén hoặc 5 chén.
Đây là lý do vì sao người mệnh này không nên trồng hoa nhài trong nhà
Phong thủy - 7 giờ trướcGĐXH - Hoa nhài vừa đẹp lại có mùi thơm, giúp thư giãn tinh thần và mang ý nghĩa phong thủy nhất định. Tuy nhiên, bài viết dưới đây sẽ tiết lộ kiểu người không nên trồng hoa nhài và những tác động bất ngờ mà loài hoa này có thể gây ra.
Quế Vân chăm lau rửa biệt thự chục tỷ, tiết lộ dự định bất ngờ
Không gian sống - 20 giờ trướcGĐXH - Qua khoảnh khắc dọn nhà của Quế Vân cũng có thể thấy ban công xanh mát nhà nữ ca sĩ. Cô đã tạo nên không gian sống rất lý tưởng, đầy hơi thở thiên nhiên.
Chọn giờ đẹp động thổ, khai trương, xuất hành đem đến tài lộc, may mắn tuần mới từ 25/11 - 1/12/2024
Ở - 20 giờ trướcGĐXH – Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, chọn các khung giờ đẹp động thổ, khai trương, xuất hành trong tuần mới từ 25/11 - 1/12/2024, bạn có thể tham khảo dưới đây để đón điều lành, tránh điều không may.
Sắp hết năm, hãy vứt ngay 4 thứ này trong nhà!
Mẹo vặt - 23 giờ trướcCuối năm, mỗi gia đình sẽ tổng vệ sinh và vứt bỏ những đồ đạc không dùng đến trong nhà, để nhà cửa luôn sạch sẽ, ngăn nắp.
Mẹo xử lý cửa kính bị hấp hơi nước
Mẹo vặt - 23 giờ trướcCửa kính trong nhà dễ bị hấp hơi nước vào những ngày mưa ẩm, hay khi nhiệt độ bên trong và bên ngoài chênh lệch nhiều, phải làm sao để xử lý?
Đừng dại lắp 5 kiểu rèm này trong nhà, có loại hại sức khỏe trầm trọng
Không gian sống - 23 giờ trướcDù đắt hay rẻ tiền thì vẫn phải cảnh giác với 5 loại rèm cửa này.
Nên đóng hay mở cửa sau khi sử dụng nhà vệ sinh
Không gian sốngGĐXH - Nhà vệ sinh sử dụng nhằm mục đích con người thực hiện các công việc vệ sinh cá nhân, tắm rửa mỗi ngày, nhưng liệu người dùng có thật sự biết câu trả lời đúng cho câu hỏi: "Khi không sử dụng phòng vệ sinh, nên đóng hay mở cửa?".