Bỏ 20 triệu làm vườn trên mái, chủ nhà Hà Nội chỉ thu được một bữa rau
Chị Phương bắt chồng thay mái tôn thành nhựa trong, mua nhiều kệ trị giá cả chục triệu nhưng rồi phải đem cho.
Hàng ngày đọc báo, nghe kể về rau bẩn, chị Lan Phương (Đống Đa, Hà Nội) thấy rất lo lắng vì gia đình có cả người già, trẻ nhỏ. Mẹ chị rất nhạy cảm với thực phẩm không sạch, có lần bà bị ngộ độc đi cấp cứu vì ăn rau cải ngọt mua ở chợ.

Nhiều nhà trong ngõ cũng có vườn sân thượng, nhưng đa số chỉ có 10-15 thùng xốp trồng vài loại rau.
Chị Phương quyết tâm phải làm một khu vườn quy củ vừa gọn gàng, vừa xanh mướt để "nhà ăn thừa, cho cả hàng xóm, họ hàng". Nhà chị có khoảng sân thượng rộng 55 m2, nếu trừ phần cầu thang lên xuống, két nước, ô kính giếng trời cũng còn hơn 40 m2.
Chị mua 6 kệ trồng rau cao 1,2m, mỗi kệ đặt được 12 khay rau cả 2 tầng. Tổng chi phí cả kệ, chậu, đất, phân bón giá 15 triệu đồng. Khi thợ lắp đặt xong, nhìn hàng kệ thẳng đều tăm tắp, chị hình dung tới ngày hái rau mỏi tay.
Chị Phương lập tức bắt tay vào việc gieo hạt, chị cũng ngâm trước với nước ấm để hạt mau nảy mầm. Sau một tuần, cây con bắt đầu nhú nhưng lớn rất chậm. Hai tháng trôi qua, các cây vẫn èo uột dù đất trồng là đất sạch, đã có sẵn nhiều chất dinh dưỡng.
Tham khảo trên mạng, chị phát hiện cây bị thiếu nắng do sân thượng làm mái tôn che nắng. Nghe vợ năn nỉ suốt mấy ngày đêm, ông xã đành dành hai ngày cuối tuần trông thợ tới thay mái tôn thành mái nhựa trong, hết thêm 5 triệu.
Thay xong phần mái, chị Lan đã chi hết 20 triệu cho vườn rau. Dù làm mái nhựa trong cho ánh nắng chiếu qua phần nào nhưng cây vẫn thiếu sáng nên không phát triển mạnh được. Các khay rau ở tầng dưới còn yếu ớt hơn nhiều.
Cả nhà ai cũng bận rộn và ngại leo lên sân thượng tầng 5 nên chỉ có mình chị cặm cụi trồng, chăm sóc. Tới khi rau được khoảng một gang tay thì gia đình đi nghỉ mát. Chị nhờ một cô cháu tới trông nhà và tưới cây giúp. Một tuần sau về nhà, chủ vườn xót xa khi nhìn vườn rau úa vàng do người cháu lúc nhớ, lúc quên tưới nước. Chị Lan Phương phải trồng lại hầu hết các khay rau.
Tới đợt thứ 2, chị nghe lời bạn mua đất phù sa sông Hồng về tự trộn với trấu, phân trùn quế. Cây lên có vẻ tốt hơn nhưng lại nảy sinh nhiều loại sâu bệnh. Tự mày mò đủ loại thuốc tự chế để diệt sâu, lứa rau cải nhà chị vẫn ngoằn nghoèo sâu vẽ bùa.
Được nửa năm, chị Phương quá mệt mỏi với việc hàng ngày đi làm, sáng phải dậy sớm lên vườn tưới nước, tối phải bắt sâu mà thành quả không tới đâu.
Nhưng sợ chồng cười, chị vẫn cố gắng lay lắt duy trì cho tới khi thu hoạch được một ít rau nấu canh cho cả nhà. Hết bữa cơm, đĩa rau gần như còn nguyên, mỗi người chỉ ăn vài cọng vì rau muống trồng cạn cứng đơ, chát do thiếu mưa nắng. Mái lợp trong suốt bắt đầu bị bẩn, ngả màu ố do hứng mưa nắng lâu ngày.
Chị phải đem cho toàn bộ số khay, kệ kèm theo những túi phân bón, bao trấu mua sẵn mà chưa kịp dùng.
Kỹ sư nông nghiệp Nguyễn Trung chia sẻ, gia đình chị Phương có ưu điểm đã làm quy củ ngay từ đầu, dùng kệ cao tránh nước đọng mái, vườn bố trí gọn gàng sẽ giúp việc chăm sóc thuận tiện.
Tuy nhiên, chị Phương đã mắc một số lỗi sai cơ bản sau khiến việc trồng rau thất bại:
- Không cho cây tiếp xúc nhiều với mưa nắng nên rau bị đắng chát, yếu ớt.
- Tự trộn đất nhưng không phơi khô, trộn vôi nên để mầm sâu bệnh phát triển.
- Không tham khảo kỹ trước nhưng đã làm vườn quy mô khá rộng nên không lường hết được các khó khăn, dễ nản.
Kỹ sư Trung đưa ra một số tư vấn để làm vườn hiệu quả:
- Việc trồng rau sẽ tốn khoảng một thời gian nhất định, tùy diện tích vườn. Như nhà chị Phương, thời gian tưới và chăm sẽ vào khoảng một tiếng một ngày. Bởi vậy, nếu không thu xếp được thời gian và có sự kiên trì, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi đầu tư làm vườn.
- Vườn sân thượng không nên làm mái che vì rau có mưa nắng mới ngon ngọt. Gia chủ có thể làm giàn, mắc lưới đen để che khi trời nắng gắt hoặc mưa to.
- Nếu gia đình bận rộn, hay đi vắng nên có hệ thống tưới nước tự động, tưới nhỏ giọt.
- Trồng cây trên sân thượng có nhiều điểm khác trồng dưới mặt đất như lượng đất ít nên phải tưới nước, bón phân đầy đủ.
- Chủ vườn phải tìm hiểu đặc tính của từng loại cây để có lựa chọn thời điểm gieo hạt, khu vực trồng (nhiều nắng, bóng mát), cách chăm, bón phân, phòng trừ sâu bệnh.
Theo An Yên
VnExpress

Đây mới là ý nghĩa của cây cau cảnh quả đỏ mang lại tài lộc và may mắn cho gia chủ
Ở - 13 giờ trướcGĐXH - Cây cau cảnh quả đỏ không chỉ làm đẹp cho không gian sống, mà còn nhiều ý nghĩa phong thủy sâu sắc, giúp mang lại tài lộc và may mắn cho gia chủ. Hãy khám phá qua bài viết sau đây.

Khung giờ đẹp lên hương và văn khấn cúng chuẩn trong ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
Ở - 13 giờ trướcGĐXH – Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, nếu không đến được Đền Hùng thì chủ động sắm lễ vật để làm mâm cúng trang nghiêm, trước là cúng giỗ Tổ, sau là cúng tổ tiên. Mọi người có thể tham khảo khung giờ đẹp lên hương và văn khấn cúng chuẩn ngày giỗ Tổ Hùng Vương dưới đây.

Vợ chồng ở Đà Nẵng đem 'bể nước nóng, không gian xanh' vào ngôi nhà giữa phố
Không gian sống - 21 giờ trướcSống giữa TP Đà Nẵng sôi động nhưng vợ chồng chị Đặng Nguyễn Thục Quyên luôn mong muốn có một không gian sống nhiều cây xanh, trong lành như ở đại ngàn.

Những loại cây nên trồng ở phần mộ gia tiên dịp Tết Thanh Minh vừa tỏ lòng thành kính vừa giúp gia chủ hưởng phước đức
Ở - 1 ngày trướcGĐXH – Tảo mộ tiết Thanh Minh ngoài việc sửa soạn hương lễ, các gia đình còn sửa sang, trồng thêm cây cảnh trên phần mộ gia tiên. Theo chuyên gia phong thủy, không phải cây nào cũng có thể trồng ở khu mộ và dưới đây là những cây nên trồng ở phần mộ gia tiên.

Cách chăm sóc và phòng ngừa sâu bệnh cho cây hồng môn
Không gian sống - 1 ngày trướcGĐXH - Hồng môn được thấy rất nhiều tại những phòng khách của các gia đình hay trên bàn làm việc với màu sắc đỏ tươi, thể hiện lòng hiếu khách của chủ nhà. Vậy ý nghĩa trong phong thủy của cây hồng môn là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Những cây ăn trái trồng chậu dễ chăm sóc, ra quả quanh năm
Không gian sống - 1 ngày trướcGĐXH - Trồng cây ăn quả trong chậu không còn xa lạ bởi nét độc đáo, thú vị. Khi được trồng vào chậu, cây ăn quả vừa là cây bonsai, vừa cho quả quanh năm, lại cho không gian xanh mát.

Các khung giờ đẹp lên hương tảo mộ trong các ngày đẹp dịp Thanh minh 2025, văn khấn tạ mộ đơn giản, đầy đủ
Ở - 2 ngày trướcGĐXH – Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, ngày Tết Thanh minh và các ngày khác trong tiết Thanh minh tảo mộ năm 2025 sẽ có các khung giờ đẹp lên hương dưới đây.

Chẳng may mất mộ người thân trong gia tiên thì Thanh minh cúng khấn thế nào để chúng ta an lòng
Ở - 2 ngày trướcGĐXH - "Cây có cội, nước có nguồn. Con người có tổ, có tông" - nếu chẳng may trong gia tiên bị thất lạc mộ, người mất không còn di thể, mất do thiên tai, loạn lạc... thì Thanh minh cúng khấn thế nào để an lòng cả người sống và theo quan niệm dân gian là an lòng cả "người đã khuất".

Đây mới là loại xương rồng độc đáo mang lại may mắn, dễ chăm sóc dân chơi cần biết
Ở - 2 ngày trướcGĐXH - Gần đây phong trào chơi cây cảnh phong thủy phát triển, nhiều người coi cây xương rồng là loại cây may mắn, dễ chăm sóc nên thường được đặt trong văn phòng làm việc. Hãy tìm hiểu các loại xương rồng độc đáo trong bài viết sau.

Cách làm lễ cúng vọng Thanh minh tại nhà cho những ai không tới được mộ phần gia tiên
Ở - 2 ngày trướcGĐXH - Dù ở đâu thì mỗi nén hương ngày Thanh minh đều tỏ lòng hiếu thảo, lan tỏa sự ấm áp tình thân gia đình, dòng tộc. Lễ cúng vọng Thanh minh tại nhà giúp người không tới được mộ phần gia tiên an tâm vì vẫn được cúng Thanh minh, giữ tròn đạo hiếu.

Ai cũng đi tảo mộ dịp Thanh minh, nhưng không phải ai cũng biết tảo mộ đúng trình tự dưới đây
ỞGĐXH – Tiết Thanh Minh, các gia đình có truyền thống đi tảo mộ. Thế nhưng, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, không phải ai cũng biết tảo mộ đúng trình tự. Dưới đây, mọi người có thể tham khảo để thực hiện đúng, để tâm an.