Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bộ Công An "điểm mặt" các doanh nghiệp nhập khẩu cá tầm trái Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ

Thứ sáu, 09:12 02/04/2021 | Sản phẩm - Dịch vụ

GiadinhNet - Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 05 về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chúng mới của Virus Corona gây ra, trong đó có yêu cầu "cấm nhập khẩu động vật hoang dã" thì hàng trăm tấn cá tầm Trung Quốc vẫn được nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.

Theo quy định hiện hành của pháp luật về lâm nghiệp, thủy sản và Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (Cites) thì cá tầm Xibêri hiện đang được nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam là động vật hoang dã, thuộc phụ lục II. Việc nhập khẩu cá tầm Xibêri từ Trung Quốc vào Việt Nam phải có giấy phép nhập khẩu do cơ quan quản lý Cites Việt Nam cấp .

Trước nguy cơ lây lan dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) gây ra, ngày 28/01/2020 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg về việc phòng, chống dịch bệnh trong đó có yêu cầu "cấm nhập khẩu động vật hoang dã vào Việt Nam".

Ngay sau Chỉ thị 05, Cơ quan quản lý Cites Việt Nam lập tức dừng cấp phép nhập khẩu động vật hoang dã. Tuy nhiên, dù có nhiều công văn qua lại giữa các Bộ, thực tế vẫn có hàng ngàn tấn cá tầm thuộc phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế động vật, thực vật hoang dã nguy cấp vẫn trót lọt vào thị trường Việt Nam bằng đường nhập khẩu chính ngạch.

Cụ thể, Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (C05, Bộ Công An) vừa ban hành văn bản số 455 gửi Cơ quan quản lý Cites Việt Nam về việc nhập khẩu cá tầm trái Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Công An điểm mặt các doanh nghiệp nhập khẩu cá tầm trái Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ - Ảnh 2.

Một xe tải chở cá tầm nhập khẩu từ Trung Quốc chuẩn bị đưa về thị trường Việt Nam tiêu thụ.

Văn bản do Đại tá Lê Thơm, Phó Cục trưởng C05 nêu rõ: Trong thời gian từ 28/1/2020 đến ngày 23/7/2020, tại các cửa khẩu biên giới Việt - Trung, 7 doanh nghiệp được các cơ quan Nhà nước cho thông quan nhập khẩu từ Trung Quốc 337 tấn cá tầm Xiberi (tên khoa học: Acipenser baerii, thuộc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế động vật, thực vật hoang dã nguy cấp) gồm: Công ty TNHH xuất nhập khẩu Thanh Tú (160 tấn); Công ty TNHH thủy hải sản Sỹ Hưng (52 tấn); Công ty TNHH đầu tư và xuất nhập khẩu An Hưng (52 tấn); Công ty TNHH đầu tư hải sản Hải Yến (45 tấn); Công ty TNHH Thương mại xuất nhập khẩu Nguyệt Vượng (3 tấn); Công ty cổ phân XNK Thảo Nguyên (6 tấn); Công ty TNHH MTV Thương Mại Xuất Nhập Khẩu Xuân Phúc (19 tấn).

Tổng số 337 tấn cá tầm Xibêri sau khi nhập về Việt Nam đã được các doanh nghiệp bán ra thị trường ở Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Đồng thời, C05 cũng chỉ rõ 3 cơ quan nhà nước liên quan đến hoạt động làm thủ tục nhập khẩu cá tầm cho 7 doanh nghiệp gồm: Các Chi cục hải quan cửa khẩu Việt Nam - Trung Ouốc; Cục Thú y Bộ NN&PTNT; Trạm kiểm dịch các cửa khẩu (Móng Cái - Quảng Ninh, Kim Thành - Lào Cai, Hữu Nghị - Lạng Sơn).

Bộ Công An điểm mặt các doanh nghiệp nhập khẩu cá tầm trái Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ - Ảnh 3.

C05, Bộ Công An điểm mặt 7 doanh nghiệp nhập khẩu cá tầm Trung Quốc, vi phạm chỉ thị 05 của Thủ tướng Chính phủ.

"Qua làm việc được biết trong thời gian này, các Chi cục hải quan, Trạm kiểm dịch cửa khẩu, Cục Thú y không nhận được thông báo của Cơ quan quản lý Cites Việt Nam về việc dừng hiệu lực đối với các giấy phép Cites nhập khẩu đã được cấp trước đó, nên các đơn vị vẫn căn cứ hồ sơ đầy đủ của doanh nghiệp để làm các thủ tục kiểm dịch và nhập khẩu cá tầm về Việt Nam. Mặt khác, việc nhận thức chủ quan của cán bộ thuộc Chi cục Hải quan cửa khẩu, Trạm kiểm dịch cửa khẩu, Cục Thú y cho rằng cá tầm được nuôi tại các trang trại của Trung Quốc không là động vật hoang dã, không nằm trong nội dung của Chỉ thị 05 nên đã cho thông quan các lô hàng", công văn của C05 nêu.

Theo C05, qua các tài liệu thu thập được, cho thấy hoạt động nhập khẩu và làm thù tục nhập khẩu các lô cá tầm Xibêri của các doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước nói trên là trái với chỉ đạo của Thủ tướng trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Vì vậy, C05 đã báo cáo lãnh đạo Bộ Công an kiến nghị Bộ Tài chính, Bộ NN&PTNT có biện pháp chấn chỉnh các đơn vị, cá nhân liên quan trong việc nhập khẩu 337 tấn cá tầm Xibêri.

Bộ Công An điểm mặt các doanh nghiệp nhập khẩu cá tầm trái Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ - Ảnh 4.

Cá tầm nhập khẩu từ Trung Quốc bày bán với giá rẻ khắp các chợ hải sản.

Cũng theo tìm hiểu của PV Báo Gia đình & Xã hội, trong thời gian từ ngày 23/7/2020 (thời điểm Thủ tướng Chính phủ tiếp tục có Chỉ thị số 29 về một số giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã trong đó chỉ cho phép nhập khẩu vì 2 mục đích là phục vụ sản xuất hoặc để chế biến làm thực phẩm) đến hiện tại, hàng nghìn tấn cá tầm Trung Quốc vẫn được nhập về Việt Nam để buôn bán con sống trên thị trường, tập trung ở các chợ đầu mối Hà Nội và TP. HCM.

Các số liệu từ Hải quan cung cấp cũng cho thấy, doanh nghiệp nhập khẩu cá tầm Trung Quốc về Việt Nam tiêu thụ lớn trong nhiều năm qua (dẫn dầu danh sách vi phạm Chỉ thị 05 của Thủ tướng Chính phủ) là Công ty TNHH Thủy sản Sỹ Hưng và Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thủy hải sản Thanh Tú (cùng địa chỉ đăng ký ở số 1, ngõ 562 đường Lĩnh Nam, tổ 19, phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) đều do bà Nguyễn Thị Thư là đại diện pháp luật.

Đặc biệt trong tháng 1/2021, Chi cục Hải quan Cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) đã phát hiện lô cá tầm Trung Quốc của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thủy hải sản Thanh Tú khai báo trên tờ hải quan nhập khẩu không đúng với số lượng cá tầm Trung Quốc nhập về. Số lượng hàng thừa được xác định lên đến 850 kg.

Phía Cơ quan quản lý Cites Việt Nam cho biết, hiện tại Cites đang rà soát các giấy phép nhập khẩu cá tầm của 7 doanh nghiệp vi phạm nói trên, nếu còn những giấy phép nào chưa sử dụng sẽ thu hồi. Cơ quan này cũng khẳng định, sẽ tạm dừng tiếp nhận và thụ lý hồ sơ đề nghị nhập khẩu cá tầm Trung Quốc đối với 7 doanh nghiệp này.

Bộ Công An điểm mặt các doanh nghiệp nhập khẩu cá tầm trái Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ - Ảnh 5.

Việc nhập khẩu và buôn bán con sống cá tầm Trung Quốc tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh tại Việt Nam...

Ở diễn biến liên quan, Tổng cục Hải quan - Bộ Tài chính đã có công văn hướng dẫn Cục Hải quan các tỉnh, thành về việc thực hiện thủ tục nhập khẩu cá tầm và các chính sách nhập khẩu liên quan. Qua theo dõi tình hình, phối hợp lấy mẫu kiểm tra xác định chủng loại tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I đối với một số lô hàng cá tầm nhập khẩu tại Cục Hải quan các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn cho thấy: Cá tầm nhập khẩu không đúng với giấy phép do Cơ quan Quản lý Cites Việt Nam cấp, không đúng với tờ khai hải quan. Đáng chú ý, một số doanh nghiệp dù đang trong thời gian chờ kết quả giám định để thông quan đã tự ý mang hàng hóa đi tiêu thụ. 

Tổng cục Hải quan cũng chỉ đạo Cục Hải quan các tỉnh biên giới, Cục Điều tra chống buôn lậu kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu cá tầm, phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra thực tế và lấy mẫu giám định các lô cá tầm nhập khẩu; hàng hóa chỉ được thông quan và đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu sau khi có kết quả giám định tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Đồng thời, tiến hành điều tra, xác minh, xử lý đối với các doanh nghiệp nhập khẩu cá tầm vi phạm.

Chỉ cho phép nhập khẩu cá tầm thuần chủng

Theo Tổng cục Hải quan, trước vấn đề nhập khẩu cá tầm "nóng" lên trong thời gian qua, cơ quan này đã làm việc với Tổng cục Thủy sản, Cục Thú y, Cơ quan Quản lý Cites Việt Nam, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật để bàn phương án và phối hợp xử lý các lô hàng cá tầm nhập khẩu vi phạm. Tại buổi làm việc, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I cho hay, qua một số mẫu giám định, đều xác định được trong một lô hàng có nhiều con cá tầm có hình thái bên ngoài khác nhau, khả năng là con lai. Cơ quan liên ngành đã thống nhất rằng cá tầm được phép nhập khẩu Việt Nam phải là cá thuần chủng, không phải con lai; việc cấp giấy phép cũng chỉ áp dụng đối với loài cá tầm thuần chủng nhằm tránh làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của các loài sinh vật tại Việt Nam.

Báo Gia đình & Xã hội sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Cao Tuân
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nghỉ lễ dài ngày, nhà nghỉ tăng giá gấp đôi, dòng người xếp hàng 5 tiếng vẫn chưa vào được điểm du lịch

Nghỉ lễ dài ngày, nhà nghỉ tăng giá gấp đôi, dòng người xếp hàng 5 tiếng vẫn chưa vào được điểm du lịch

Giá cả thị trường - 9 giờ trước

GĐXH - Nếu nhiều điểm lưu trú bình dân tại Hà Giang tăng giá nghỉ một gấp đôi thì ở Sa Pa (Lào Cai), dòng người xếp hàng 5 giờ đồng hồ vẫn chưa đến lượt được vào cabin cáp treo, để lên đỉnh Fansipan.

Khách đổ xô đi ‘đổi gió’, resort gần Hà Nội hết nhẵn phòng

Khách đổ xô đi ‘đổi gió’, resort gần Hà Nội hết nhẵn phòng

Giá cả thị trường - 10 giờ trước

Sát kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5, thay vì đi máy bay do giá vé đắt đỏ, khách du lịch chọn đi gần nên các resort, biệt thự quanh Hà Nội kín phòng. Hành trình bằng đường bộ cũng trở nên sôi động.

Những loại trái cây thanh nhiệt, giải độc giá vừa túi tiền

Những loại trái cây thanh nhiệt, giải độc giá vừa túi tiền

Sản phẩm - Dịch vụ - 10 giờ trước

GĐXH - Thời tiết nóng bức nên bổ sung trái cây để cung cấp vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Dưới đây là 5 loại thực phẩm giải nhiệt ngày hè không nên bỏ qua.

Giá vé máy bay đắt đỏ, dân đổ xô đi du lịch gần, homestay ven Hà Nội bội thu

Giá vé máy bay đắt đỏ, dân đổ xô đi du lịch gần, homestay ven Hà Nội bội thu

Giá cả thị trường - 11 giờ trước

Do nhu cầu của du khách tăng cao, nhiều homestay ở ngoại thành Hà Nội và các vùng lân cận đã kín phòng từ cả tháng nay.

Giá vàng hôm nay 29/4: Vàng SJC, vàng nhẫn Bảo Tín Minh Châu, Doji vẫn cao, người mua có nguy cơ lỗ nặng

Giá vàng hôm nay 29/4: Vàng SJC, vàng nhẫn Bảo Tín Minh Châu, Doji vẫn cao, người mua có nguy cơ lỗ nặng

Giá cả thị trường - 13 giờ trước

GĐXH - Giá vàng hôm nay trong nước vẫn giữ nguyên dù giá vàng trên thế giới có xu hướng giảm.

Hàng nghìn mặt hàng giảm giá đến 50%, người Hà Nội tranh thủ nghỉ lễ, ùn ùn đến siêu thị mua sắm

Hàng nghìn mặt hàng giảm giá đến 50%, người Hà Nội tranh thủ nghỉ lễ, ùn ùn đến siêu thị mua sắm

Giá cả thị trường - 13 giờ trước

GĐXH - Từ nay đến hết ngày 01/5, các "ông lớn" bán lẻ đồng loạt giảm giá đến 50% với hàng ngàn sản phẩm thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến, các loại rượu, bia, nước giải khát giải nhiệt mùa hè, hàng thời trang…

Mua đất đầu tư, nên chọn sổ hồng hay sổ đỏ?

Mua đất đầu tư, nên chọn sổ hồng hay sổ đỏ?

Sản phẩm - Dịch vụ - 15 giờ trước

GĐXH - Thời gian gần đây, thị trường bất động sản bắt đầu nóng lên. Nhiều người có vốn quyết định chuyển hướng đầu tư nhà đất. Vẫn có nhiều người băn khoăn đất có sổ hồng hay đất có sổ đỏ thì có giá trị hơn?

5 loại thực phẩm ‘rẻ tiền’ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư

5 loại thực phẩm ‘rẻ tiền’ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư

Sản phẩm - Dịch vụ - 15 giờ trước

GĐXH - Thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch có công dụng phòng chống nguy cơ mắc bệnh ung thư. Dưới đây là 5 loại thực phẩm nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày.

Có 900 triệu chọn mua xe gầm cao nào đẹp, hợp lý?

Có 900 triệu chọn mua xe gầm cao nào đẹp, hợp lý?

Giá cả thị trường - 18 giờ trước

GĐXH - Với tầm giá khoảng 900 triệu đồng thì xe gầm cao như Hyundai Tucson, Mazda CX-5, Mitsubishi Outlander,.. sẽ là lựa chọn phù hợp nhất với bạn?

Một loại quả vừa tăng giá gấp đôi chỉ sau 1 tháng nắng nóng

Một loại quả vừa tăng giá gấp đôi chỉ sau 1 tháng nắng nóng

Giá cả thị trường - 19 giờ trước

Chỉ sau 1 tháng, giá dừa tươi bán sỉ đã tăng gần gấp đôi nên các tiểu thương phải tìm cách để người tiêu dùng bớt sốc

Top