Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bố mẹ ham bổ sung sắt, con dễ bị…“trúng độc”

Thứ sáu, 08:00 20/07/2018 | Sống khỏe

GiadinhNet - “Mặc dù việc thiếu sắt khá nguy hiểm nhưng nếu bổ sung quá nhiều cũng ảnh hưởng không kém. Sắt cũng như chì, thủy ngân, nhôm… đều là kim loại nặng, khó bài tiết. Khả năng đào thải sắt qua gan và thận của trẻ lại chưa hoàn thiện, do đó rất dễ gây ngộ độc nếu dùng nhiều”, BS Lê Thị Hải, nguyên Giám đốc Trung tâm Tư vấn dinh dưỡng (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) nhấn mạnh.


Các chuyên gia khuyến cáo, việc uống sắt không đúng, thiếu khoa học sẽ làm giảm sự hấp thu sắt, thậm chí gây hại cho cơ thể. Ảnh minh họa

Các chuyên gia khuyến cáo, việc uống sắt không đúng, thiếu khoa học sẽ làm giảm sự hấp thu sắt, thậm chí gây hại cho cơ thể. Ảnh minh họa

Con mệt mỏi, mắc bệnh vì thừa sắt

Thấy con còi cọc, xanh xao, chị Lưu Thị Lê (ở Hà Nội) chia sẻ lên một nhóm nuôi dạy con trên mạng xã hội để hỏi thì được một số bà mẹ “mách” bổ sung thêm vitamin và nhất là yếu tố sắt. Chị tìm hiểu thêm một số biểu hiện thiếu sắt rồi quyết định bổ sung cho con. Sau một thời gian chăm chỉ cho con uống, chị thấy con có những biểu hiện như bị sụt cân, mệt mỏi, tiêu chảy, thi thoảng lại nôn. Đi khám, bác sĩ cho biết bé bị trúng độc do uống quá nhiều sắt.

Bé Nguyễn Như Ngọc (5 tuổi ở Phú Thọ) cũng vừa trải qua tình trạng nguy kịch vì bổ sung dư thừa sắt. Bệnh nhi mắc bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) nhưng gia đình không biết. Thấy bé xanh xao, mệt mỏi, người nhà nghĩ bé thiếu sắt nên đã “mượn” toa thuốc có kê viên bổ sắt để đi mua rồi cho uống. Sau nửa năm uống, cơ thể bé yếu hơn, gia đình đưa vào viện mới biết bé bị bệnh Thalassemia. Điều đáng nói, do không biết bệnh của bé, gia đình đã tự bổ sung sắt gây thừa sắt làm biến chứng lên gan do ứ sắt ở gan, da, xương.

BS Lê Thị Hải - nguyên Giám đốc Trung tâm Tư vấn dinh dưỡng (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết, sắt là một nguyên tố vi lượng rất quan trọng cho quá trình tạo máu trong cơ thể, nhất là đối với trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển. Thiếu sắt sẽ gây ra bệnh lý thiếu máu, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và chất lượng cuộc sống của trẻ. Thiếu sắt gây thiếu máu, làm cho số lượng hồng cầu giảm, thường dẫn đến mệt mỏi, trí nhớ kém, chóng mặt, da nhợt nhạt hoặc khó thở…

Tuy nhiên, theo BS Lê Thị Hải, dù thiếu sắt nguy hiểm vậy nhưng sắt không phải là một chất có thể hấp thu bao nhiêu cũng được. Bổ sung quá nhiều cũng ảnh hưởng không kém. Sắt cũng như chì, thủy ngân, nhôm… là kim loại nặng, khó bài tiết. Khả năng đào thải sắt qua gan và thận của trẻ lại chưa hoàn thiện, do đó rất dễ gây ngộ độc nếu dùng nhiều.

Hơn nữa, không phải đối tượng nào cũng cần bổ sung sắt. Theo các bác sỹ của Trung tâm Thalassemia (Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương), việc thừa sắt sẽ gây nhiều hệ lụy cho cơ thể, tùy ở vị trí ứ đọng sẽ gây ra nguy hiểm. Sắt dư thừa sẽ tích lũy lại ở gan, tim, tụy, các khớp… Việc bổ sung sắt ở những bệnh nhân Thalassemia không phải là chống chỉ định tuyệt đối mà tùy thuộc vào mức độ bệnh. Để quyết định bổ sung sắt trong trường hợp này phải được làm xét nghiệm sâu định lượng nồng độ sắt huyết thanh, làm điện di hemoglobin - dạng xét nghiệm máu...

Bệnh Thalassemia không thiếu sắt nên không nên bổ sung sắt. Biến chứng nặng nề và lâu dài của bệnh này là phải truyền máu định kỳ. Sau một thời gian truyền máu, bệnh nhân sẽ có chỉ định phải thải sắt để tránh biến chứng lên gan, thận, xương sọ... Trong khi, người bệnh lại tự tiện bổ sung thêm vào sẽ càng gây hại dẫn tới biến chứng nguy hiểm cho gan, thận... Những bệnh thiếu máu không do thiếu sắt như thiếu máu do nhiễm độc chì, suy tủy... cũng không được dùng loại thuốc có sắt. Hoặc khi trẻ đang nhiễm trùng không nên bổ sung sắt vì có thể khiến tình trạng nhiễm trùng nặng hơn.

Theo BS Lê Thị Hải, đối với những bệnh nhân đã mắc các bệnh liên quan đến gan và tim nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều sắt hoặc uống các loại vitamin bổ sung sắt để tránh gây hại cho cơ thể.

Cần làm xét nghiệm trước khi bổ sung

BS Lê Thị Hải tư vấn, khi trẻ thiếu sắt ở mức độ nhẹ, tốt nhất nên bổ sung bằng dinh dưỡng cho trẻ, cho ăn những thức ăn giàu sắt để hấp thu sắt qua thức ăn. Hàng ngày nên ăn những thực phẩm giàu chất sắt như: Hàu, thịt bò, cá và thịt gà, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và hạt; rau lá xanh như rau bina, bông cải xanh; trái cây khô như nho, mơ, chà là, mận khô; trứng, bơ đậu phộng... Ăn những thực phẩm này kèm với những thực phẩm, hoa quả giàu Vitamin C để giúp hấp thu sắt tốt hơn.

Đối với trường hợp bị thiếu máu ở mức độ vừa đến mức độ nặng cần phải bổ sung sắt một cách nhanh chóng mới dùng đến dạng thuốc. Tuy nhiên, lưu ý trước khi bổ sung cần phải được đánh giá qua các xét nghiệm, chỉ nên dùng sắt kéo dài trong khoảng thời gian được đề nghị, sau đó có thể xét nghiệm lại máu và tư vấn theo dõi.

Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nhu cầu sắt trong cơ thể mỗi ngày với trẻ em (1 - 10 tuổi) là 7 - 10mg, phụ nữ (19 - 50 tuổi) là 18mg. Phụ nữ mang thai là 27 - 60mg. Phụ nữ cho con bú từ 9 - 10mg. Nam giới (từ 19 tuổi) là 8mg.

Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, việc uống sắt không đúng, thiếu khoa học sẽ làm giảm sự hấp thu sắt, thậm chí làm cơ thể mệt mỏi. Khi bổ sung sắt, mọi người cần lưu ý, không nên uống cùng với sữa, uống trước giờ đi ngủ sẽ làm giảm khả năng hấp thụ sắt cho cơ thể. Tốt nhất, nên uống sắt trước khoảng một giờ trước khi uống sữa hoặc sau khi ăn 1 - 2 tiếng. Ngoài ra, lưu ý không uống sắt cùng thời điểm với canxi vì chúng sẽ làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Ví dụ, uống canxi buổi sáng thì buổi tối có thể uống sắt. Tránh uống trà, cà phê gần bữa ăn vì những thức uống này có chứa cà phê, tanin làm giảm đáng kể khả năng hấp thụ chất sắt của cơ thể.

Theo BS Lê Thị Hải, ngay cả với phụ nữ mang thai, việc bổ sung sắt trong thai kỳ cũng cần phải chú ý. Nhu cầu về sắt với thai phụ là rất lớn. Các nghiên cứu đã chỉ ra, thiếu sắt thai nhi có nguy cơ bị dị dạng, suy dinh dưỡng, nhẹ cân, có thể bị sẩy thai, sinh non, còn người mẹ có thể bị thiếu máu, mệt mỏi, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Do đó, nhiều chị em nghĩ bổ sung sắt kiểu thừa còn hơn thiếu, uống vào chỉ có tốt chứ chẳng gây hại gì mà không theo chỉ định của bác sỹ. Tuy nhiên, đây lại là quan niệm sai lầm.

Nếu sản phụ bổ sung sắt vượt ngưỡng yêu cầu sẽ ảnh hưởng tới quá trình sản xuất insulin làm tăng lượng đường trong máu dẫn tới nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hay tiểu đường thai kỳ. Căn bệnh này khiến cho thai nhi khi sinh ra hay bị vàng da, hệ hô hấp khó hoàn thiện, chưa kể bà bầu có nguy cơ sinh non. Ngoài ra, có nhiều trường hợp rối loạn tiêu hóa, táo bón cho sản phụ trong thai kỳ hoặc gặp nguy cơ bị ngộ độc với những triệu chứng như buồn nôn, đau bụng… Vì vậy, tốt nhất thai phụ nên bổ sung theo đơn kê của các bác sỹ chuyên khoa để tránh gây hại.

Phương Thuận - Mai Thùy

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Sống khỏe - 4 giờ trước

GĐXH - Nhiều người nghĩ rằng bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là do ăn nhiều thực phẩm chứa đường mà ra. Tuy nhiên, sự thật có thể không phải như vậy.

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Sống khỏe - 5 giờ trước

Thiếu máu là một vấn đề sức khỏe phổ biến trên toàn cầu, phát sinh từ nồng độ hemoglobin thấp, thường dẫn đến các triệu chứng suy nhược như mệt mỏi, rụng tóc, khó thở và kém ăn...

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Sống khỏe - 7 giờ trước

Chúng ta thường nghe nói nhiều về chất diệp lục và biết rằng thực vật không thể sống thiếu nó. Tuy nhiên, bạn có thể không biết chất diệp lục chính xác là gì và nó có mang lại lợi ích gì cho con người không?

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 7 giờ trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Sống khỏe - 10 giờ trước

GĐXH - Nóng gan là bệnh lý rất dễ tái phát, nhất là sau kỳ nghỉ lễ nắng nóng, uống nhiều rượu bia, đồ ăn nhiều đạm, dầu mỡ. Nếu không được điều trị sớm sẽ giảm chức năng gan mãn tính, gây bệnh viêm gan, thậm chí là ung thư gan.

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Sống khỏe - 10 giờ trước

Thông thường, bệnh nghẹt mũi có thể tự khỏi trong khoảng vài ngày đến vài tuần (2, 3 tuần). Nhưng nếu bạn bị nghẹt mũi kéo dài trên 3 tuần, thêm vào đó là các chứng đau tai, ù tai, đau họng… chứng tỏ rằng bạn đã bị viêm mũi họng và bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

Sống khỏe - 12 giờ trước

Vitamin rất cần thiết để cho cơ thể khỏe mạnh. Mặc dù không có gì thay thế cho việc ăn uống lành mạnh, nhưng thực phẩm bổ sung có thể giúp bù đắp lượng vitamin thiếu hụt qua thực phẩm…

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Sống khỏe - 1 ngày trước

Khi phải di chuyển trên tàu, xe, máy bay quãng đường xa, chúng ta phải ngồi cố định một chỗ lâu, sẽ làm cho các khớp bị cứng, máu sẽ kém lưu thông giữa các phần của cơ thể. Các tư thế cố định như ngồi gây ứ máu chi dưới làm phù vùng bắp chân, bàn chân… gây đau.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 1 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

9 cách giúp thận khỏe mạnh

9 cách giúp thận khỏe mạnh

Sống khỏe - 1 ngày trước

Bệnh thận là bệnh không lây nhiễm, thường được gọi là "căn bệnh thầm lặng" vì các dấu hiệu và triệu chứng thường không rõ ràng cho đến khi thận đã bị tổn thương. Dưới đây là chín cách để giữ cho thận của bạn khỏe mạnh và làm chậm sự tiến triển của bệnh.

Top