Buổi sáng ngủ dậy có dấu hiệu này cần kiểm tra đường huyết ngay, đây là cách xử trí nhanh nếu đường huyết hạ đột ngột
GĐXH - Bất kì đối tượng nào cũng có nguy cơ bị hạ đường huyết, vì vậy cần hiểu rõ về căn bệnh này để sớm phát hiện và điều trị được kịp thời.
Hạ đường huyết là một cụm từ dùng để chỉ sự giảm lượng đường trong máu dưới mức bình thường (đường ở đây là loại đường glucoza và mức bình thường được quy định từ 3,9-6,4 mmol/lít). Đường glucoza được đưa đi đến khắp cơ thể để nuôi dưỡng các tổ chức bảo đảm cho sự sống bình thường của con người.
Thông thường, sau một đêm dài nếu bạn không ăn sẽ khiến lượng đường trong máu hạ xuống. Sau khi ngủ dậy rất dễ bị hạ đường huyết. Lúc này, nếu không có cách giải quyết có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, gây nên các rối loạn cho cơ thể.
Vì vậy, tinh trạng hạ đường huyết cần được xử trí nhanh, kịp thời để hạn chế những biến chứng nặng nề do hạ đường huyết gây nên.

Người bị hạ đường huyết cần được xử trí nhanh, kịp thời để hạn chế biến chứng. Ảnh minh họa
Dấu hiệu nhận biết người bị hạ đường huyết
Ban đầu, các triệu chứng hạ đường huyết sẽ là nhịp tim nhanh, đổ mồ hôi, run tay và đói. Tuy nhiên, nếu lượng đường trong máu tiếp tục giảm, người bệnh có thể cảm thấy đau đầu, lẫn, cáu kỉnh, co giật và thậm chí hôn mê nếu không được điều trị.
Các triệu chứng chung thường gặp bao gồm: Bồn chồn, run rẩy hoặc đổ mồ hôi, mất phối hợp, lo lắng, cáu gắt, kiệt sức, đau đầu, yếu, chóng mặt, khó tập trung, nhịp tim nhanh, tái xanh, buồn nôn hoặc đau dạ dày, đau cơ, mờ mắt.
Nếu hạ đường huyết không được điều trị, các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng hơn như ngất xỉu và mất ý thức, co giật.
Làm gì khi bị hạ đường huyết đột ngột?
Điều trị hạ đường huyết phụ thuộc vào nguyên nhân. Nếu do đói, cần ăn một bữa ăn giàu glucose, như trái cây ngọt và bánh ngọt, một cốc nước ép trái cây, viên glucose hoặc kẹo...

Nếu bị hạ đường huyết do đói, bạn cần ăn một bữa ăn giàu glucose. Ảnh minh họa
Những người bệnh đái tháo đường hay bị hạ đường huyết vào buổi sáng có thể trao đổi với bác sĩ điều trị để thay đổi liều lượng thuốc hoặc thay đổi chế độ ăn uống phù hợp.
Nếu hạ đường huyết vì rượu, nên tránh uống nhiều rượu. Ăn trước và sau khi uống rượu. Nếu nghiện rượu cùng với mắc bệnh đái tháo đường thì phải cai rượu và cần giám sát y tế chặt chẽ.
Các nguyên nhân khác gây hạ đường huyết buổi sáng có thể nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng. Vì vậy, những người thường xuyên gặp phải tình trạng hạ đường huyết vào buổi sáng nên đi khám bác sĩ.

Nếu do đói, cần ăn một bữa ăn giàu glucose
Phòng ngừa hạ đường huyết hiệu quả
- Theo các chuyên gia y tế, nếu nguyên nhân là một bệnh lý tiềm ẩn, bạn chỉ có thể phòng ngừa hạ đường huyết vào buổi sáng bằng cách đi khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Trao đổi với bác sĩ để có những thay đổi thuốc phù hợp.
- Người bệnh cần chia nhỏ các bữa ăn. Tránh chế độ ăn ít carbohydrate. Nên có bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ.
- Chọn đồ ăn nhẹ nhiều chất xơ, vì thực phẩm giàu chất xơ làm chậm quá trình hấp thụ glucose và có thể giúp phòng ngừa lượng đường trong máu thấp vào buổi sáng.
- Người bệnh đái tháo đường nên theo dõi đường huyết trong suốt cả ngày để tìm ra quy luật tăng giảm đường huyết của mình, xây dựng cách ứng phó thích hợp.

Xuất hiện virus lạ gây triệu chứng ho ra máu ở Nga
Y tế - 13 phút trướcTheo phóng viên TTXVN tại Moskva, một loại virus chưa rõ nguồn gốc đã xuất hiện ở Nga, với các triệu chứng bao gồm ho ra máu và sốt cao, trong khi xét nghiệm COVID-19 và cúm đều cho kết quả âm tính.

Tử vong thương tâm vì tin ‘bác sĩ’ trên TikTok cam kết chữa khỏi
Sống khỏe - 53 phút trướcBị ung thư gan, anh T. vô cùng lo lắng, hoang mang. Khi gặp một "thần y" trên mạng TikTok, cả gia đình hy vọng anh sẽ sống thêm vài năm tuy nhiên, bệnh nhân tử vong sau 3 tuần.

10 loại thực phẩm có nhiều canxi hơn một ly sữa
Sống khỏe - 2 giờ trướcMặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.

Đo đường huyết tại nhà cần làm điều này để có kết quả tốt nhất
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Đo đường huyết tại nhà giúp bạn nhận biết sớm các biến chứng tiềm ẩn của tiểu đường, như đường huyết cao hoặc thấp quá mức để tránh những vấn đề nghiêm trọng.

Bộ Y tế hoả tốc yêu cầu tăng cường phân luồng, kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám, chữa bệnh
Y tế - 15 giờ trướcBộ Y tế đề nghị các địa phương chuẩn bị thuốc, vật tư, thiết bị y tế để thực hiện công tác khám, chữa bệnh sởi, kiểm soát nhiễm khuẩn; Phân luồng và bố trí khu khám riêng trong khoa khám bệnh cho người nghi mắc sởi và người bệnh sởi...

5 loại thực phẩm cải thiện tiêu hóa
Sống khỏe - 19 giờ trướcSKĐS - Tiêu thụ thực phẩm tốt sẽ giúp tiêu hóa khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh tật. Dưới đây là năm loại thực phẩm thân thiện với đường ruột nên thêm vào chế độ ăn hàng ngày…

10 thực phẩm rẻ tiền, bổ thận đang bán đầy chợ Việt, người bệnh thận nên ăn để phòng biến chứng
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Người mắc bệnh thận, bên cạnh việc điều trị, điều chỉnh chế độ sinh hoạt hợp lý thì dinh dưỡng cũng góp phần quan trọng giúp cải thiện và hỗ trợ chức năng thận.

Dấu hiệu đường huyết tăng, nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, ai có 1 trong 6 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Đường huyết tăng cao là dấu hiệu báo hiệu liên quan đến bệnh tiểu đường. Nếu bạn nghi ngờ, hãy đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị.

Làm thế nào để bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống?
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcChất xơ giúp cho tiêu hóa tốt, giảm cholesterol và bảo vệ chống lại một số bệnh ung thư. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận đủ chất xơ trong chế độ ăn uống của mình. Vậy làm thế nào để tăng cường lượng chất xơ hấp thụ?

Các yếu tố nguy cơ gây ung thư vòm họng ở phụ nữ
Sống khỏe - 1 ngày trướcUng thư vòm họng là bệnh lý ác tính gây tử vong cao, các triệu chứng ban đầu dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý tai mũi họng thông thường, do đó bệnh thường được phát hiện muộn. Ngày càng có nhiều ca ung thư vòm họng ở nữ giới được ghi nhận và có xu hướng trẻ hóa.

Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu thì cần uống thuốc?
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh tim mạch, đột quỵ, tổn thương mạch máu não, mất thị lực và suy thận...