Cách ăn uống để cơ thể luôn khỏe mạnh trong tiết Lập Đông
GĐXH – Trong tiết Lập Đông không khí lạnh, khô nên rất dễ sinh bệnh. Để tăng cường sức khỏe, ngoài việc tập luyện, thời điểm này cũng cần chú ý trong ăn uống và vận động để giữ gìn sức khỏe.

Lập Đông đến mang theo không khí lạnh, khô nên đòi hỏi con người cần có sự chuẩn bị để thích nghi với cái lạnh. Chế độ sinh hoạt cần được điều chỉnh để tránh phá vỡ chức năng sinh lý chuyển đổi âm dương trong cơ thể.
Cụ thể trong tiết Lập Đông, bạn nên đi ngủ sớm và có thể dậy muộn hơn bình thường 1 chút để đảm bảo ngủ đủ giấc, tốt cho việc phục hồi năng lượng. Tránh ra ngoài khi mặt trời tắt nắng, trời nhiều sương để tránh bị cảm lạnh, hao tổn nguyên khí của cơ thể. Để tăng cường sức khỏe, ngoài việc tập luyện, thời điểm này cũng cần chú ý trong ăn uống để giữ gìn sức khỏe.
Ẩm thực dưỡng sinh trong tiết khí Lập Đông
Sách Ẩm thiện chính yếu có nói: "Tiết đông lạnh, nên bổ dưỡng, lấy nhiệt trị hàn, không nên ăn đồ lạnh". Sau này, "mùa đông tẩm bổ" trở thành câu ngạn ngữ trong dân gian. Căn cứ theo ngũ vị để lựa chọn thức ăn cho phù hợp. Ngũ vị là chỉ các vị: chua, đắng, ngọt, cay, mặn, phối hợp cùng với can (xuân), tâm (hạ), tỳ (trưởng hạ), phế (thu), thận (đông). Đông y cho rằng, các vị khác nhau thì tác dụng cũng không giống nhau.
Vị chua có tác dụng thu liễm, làm giảm bớt tiểu tiện, giữ mồ hôi, ngăn tiêu chảy. Vào tiết lập đông ta đi tiểu nhiều, ăn đồ chua vừa phải có thể giảm bớt tiểu tiện, ví dụ như ăn cam quýt, ô mai, sơn tra ...
Tiết lập đông thận (thủy) làm chủ dễ khắc tâm (hỏa), tức là mùa đông tâm hỏa hư nhiều, vì vậy lúc này cần ăn nhiều vị đắng để bổ tâm. Ngoài ra, những chất dạng kiềm chứa trong các thực phẩm vị đắng có tác dụng tiêu viêm giải nhiệt, thúc đẩy tuần hoàn máu và làm giãn huyết quản.

Ăn uống trong tiết Lập Đông cần đa dạng để cơ thể luôn khỏe mạnh
Vị ngọt có tác dụng bồi bổ làm phòng chống co giật. Mùa đông giá lạnh, nên ăn thêm các thực phẩm có vị ngọt như: các loại đường, mật ong, mứt, nước uống ngọt... để cung cấp nhiệt năng, giúp cơ thể chống chọi lại với giá lạnh. Nhưng cũng không nên ăn quá nhiều vì dễ gây béo phì, làm trở ngại cho sự tiêu hóa của dạ dày và giảm cảm giác thèm ăn, thậm chí còn ảnh hưởng không tốt đến tim và thận.
Thực phẩm vị cay có tác dụng phát tán, hành khí, hoạt huyết... Phần lớn thực phẩm có vị cay thiên về tính nhiệt như: hành, gừng, tỏi, ớt, hạt tiêu, quế, hồi... khi dùng vào mùa đông có thể trừ hàn và kích thích tăng nhiệt lượng cho cơ thể.
Dinh dưỡng học cổ truyền còn cho rằng vị mặn có tác dụng bổ ích âm huyết, đào thải tán kết, làm mạnh tạng thận. Theo nguyên tắc "thu đông dưỡng âm", mùa đông nên ăn nhiều thực phẩm vị mặn để bổ thận, ví dụ như: rau câu, sứa, rau tảo... Đương nhiên, cũng không thể quá lạm dụng các loại thức ăn mặn vì dễ làm tổn hại đến tạng tâm và cũng không có lợi cho tạng tỳ.
Tuy nhiên, dù có tẩm bổ cũng nên tránh những đồ cao lương mỹ vị. Ăn ít thịt, dùng nhiều ngũ cốc, rau quả tự nhiên sẽ trung hòa được các vị. Dinh dưỡng học hiện đại đã chứng minh, chế độ ăn quá nhiều các chất béo động vật, chất đường dễ gây rối loạn lipid máu, làm tăng cholesterol từ đó gây ra tình trạng xơ vữa động mạch, là nền tảng phát sinh các bệnh lý nguy hiểm như: cao huyết áp, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não, viêm tắc động mạch... với tỷ lệ tử vong và tàn phế rất cao.
Ăn uống nên tùy theo thể chất mỗi người
Thể chất của mỗi người khác nhau, âm dương suy thịnh, hàn nhiệt hư thực có sự khác biệt khá lớn. Bởi vậy ăn uống mùa đông phải tùy theo thể chất mỗi người mà điều chỉnh cho phù hợp. Người âm hư nên ăn nhiều thực phẩm bổ âm như: vừng, cơm nếp, mật ong, chế phẩm sữa, rau xanh, hoa quả, cá các loại...
Người dương hư nên ăn nhiều thực phẩm bổ dương như: rau hẹ, thịt chó, thịt dê... Người khí hư nên ăn nhiều thực phẩm bổ khí như: nhân sâm, hạt sen, củ mài, đại táo. Người huyết hư nên ăn nhiều thực phẩm bổ huyết như: vải, mộc nhĩ đen, ba ba, gan dê, tiết động vật... Người dương thịnh nên ăn nhiều hoa quả, rau xanh, mướp đắng, kiêng các loại đồ ăn cay nhiệt như: thịt bò, dê và rượu. Người bị viêm tắc mạch máu nên ăn nhiều đào nhân, cải dầu, đậu đen... Người bị đờm ăn nhiều củ cải, rau tảo, sứa, hành tây, đậu cô ve, ngân hạnh...
Từ tháng 11 bắt đầu vào Đông, có những ngày lạnh giá nên hàng ngày cần uống một chén con rượu gừng, để các bệnh không phát sinh. Nên sử dụng: thực phẩm có nhiệt lượng, thực vật giàu vitamin, củ cải, cải bắp, cà rốt, giá đỗ, cải dầu, cà chua, khoai lang, táo, chuối tiêu, tảo, lê, cam, quýt, đậu phụ, mộc nhĩ, nấm, thịt gà, thịt dê, thịt trâu, cá, tôm, rong biển, sữa, sữa đậu nành, hạnh nhân, hạch đào, trứng.
Không nên ăn thịt rùa, ba ba vì dễ mắc các bệnh lạnh, hàn khí; Không nên ăn các món trai hến và các vật có mai... bởi sẽ bị lạnh bụng, gây đau bụng. Món ăn dưỡng sinh: chè vừng, lẩu dê, cá hố xốt chua ngọt, canh rau chân vịt.
Một số món ăn trong tiết Lập Đông tốt cho sức khỏe
* Thịt vịt hầm củ cải
Thịt vịt hầm của cải là món ăn tốt cho sức khỏe tiết Lập Đông rất bổ dưỡng. Cả thịt vịt và củ cải đều có công dụng thông phổi, làm ấm cơ thể, kiện tì tốt cho gan. Món ăn này cũng rất ngon, dễ làm, dễ ăn, cả người già trẻ nhỏ đều dùng được.
* Cháo đậu đỏ
Đậu đỏ nấu cùng gạo nếp cho thật mềm thành cháo. Đậu đỏ có nhiều chất dinh dưỡng, tính mát, vị đậm đà kết hợp với gạo nếp tính ấm, có tác dụng thông phổi, dưỡng gan, bù dương khí, giúp ngăn chặn chứng tỳ thân dương hư.
* Canh thịt dê
Thịt dê tính nóng, đạm cao nhưng ít béo, là món ăn dưỡng sinh trong tiết Lập Đông mà nhiều người hay sử dụng. Bên trong thịt dê còn có hàm lượng anbumin cao, chống lạnh rất tốt, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh về hô hấp và gan.
* Thịt thỏ
Cũng giống như thịt dê, thịt vịt, thịt thỏ có chứa nhiều nhiệt lượng, ăn vào mùa hè rất khó chịu, gây nóng trong, nhưng ăn vào mùa đông lại bổ sung dương khí cho cơ thể, chống lạnh tốt, bù năng lượng, tích trữ giúp cơ thể cảm thấy ấm áp và khỏe khoắn hơn. Đây cũng là một trong những món ăn tốt cho sức khỏe tiết Lập Đông mà bạn có thể chế biến.
* Gia vị
Các loại gia vị như hành, tỏi, gừng, quế đều nên sử dụng nhiều vào mùa đông đặc biệt là Tiết Lập Đông. Trời lạnh, các loại gia vị có tính cay không chỉ giúp cơ thể ấm lên mà còn chứa nhiều kháng sinh tự nhiên, giúp giảm ho, thông phổi và tốt cho gan.
Chuyên gia Nguyễn Song Hà

Đưa vợ đi khám viêm họng, bác sĩ 43 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư tuyến giáp
Bệnh thường gặp - 32 phút trướcGĐXH - Theo lời khuyên của vợ, Anh K.R (43 tuổi, Việt kiều Mỹ) đi khám tổng quát và phát hiện ung thư tuyến giáp thùy phải, u lan rộng, kích thước 6cm.

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng
Y tế - 3 giờ trướcGĐXH - Sau khi tự uống thuốc giảm đau và kháng sinh tại nhà để điều trị đau răng, bệnh nhân thấy tổn thương ngày càng lan rộng. Đến khi khối áp xe chèn ép đường thở, bệnh nhân mới đến viện điều trị.

Xuất hiện vệt đen trong móng tay nghi ung thư da, bé 10 tuổi đi khám bất ngờ nhận tin vui
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Bé Hải, 10 tuổi, xuất hiện một vệt đen bất thường trong móng tay cái bên trái, người nhà lo ung thư, xong bác sĩ sinh thiết xác định nốt ruồi lành tính.

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương
Y tế - 3 giờ trướcGĐXH - Trường ĐH Y Dược vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện mắt Trung ương. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị.

4 giai đoạn diễn biến của sởi cần biết để tránh bệnh trở nặng
Y tế - 3 giờ trướcGĐXH - Dịch sởi liên tục có những diễn biến phức tạp cùng với sự gia tăng số ca bệnh trên cả nước. Bộ Y tế đã có công văn hỏa tốc, chỉ đạo khẩn tới các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi.

Lên mạng tìm thầy chữa ung thư gan, người đàn ông 37 tuổi ở Hà Nội qua đời trong sự đau xót của người thân
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Bác sĩ cho biết đây là một trường hợp cực kỳ đáng tiếc. Ung thư gan dù là bệnh nguy hiểm nhưng nếu tuân thủ điều trị theo các bác sĩ, cơ hội kéo dài thời gian sống vẫn rất tốt.

Xuất hiện virus lạ gây triệu chứng ho ra máu ở Nga
Y tế - 4 giờ trướcTheo phóng viên TTXVN tại Moskva, một loại virus chưa rõ nguồn gốc đã xuất hiện ở Nga, với các triệu chứng bao gồm ho ra máu và sốt cao, trong khi xét nghiệm COVID-19 và cúm đều cho kết quả âm tính.

Tử vong thương tâm vì tin ‘bác sĩ’ trên TikTok cam kết chữa khỏi
Sống khỏe - 4 giờ trướcBị ung thư gan, anh T. vô cùng lo lắng, hoang mang. Khi gặp một "thần y" trên mạng TikTok, cả gia đình hy vọng anh sẽ sống thêm vài năm tuy nhiên, bệnh nhân tử vong sau 3 tuần.

10 loại thực phẩm có nhiều canxi hơn một ly sữa
Sống khỏe - 6 giờ trướcMặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.

Đo đường huyết tại nhà cần làm điều này để có kết quả tốt nhất
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Đo đường huyết tại nhà giúp bạn nhận biết sớm các biến chứng tiềm ẩn của tiểu đường, như đường huyết cao hoặc thấp quá mức để tránh những vấn đề nghiêm trọng.

Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu thì cần uống thuốc?
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh tim mạch, đột quỵ, tổn thương mạch máu não, mất thị lực và suy thận...