Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cần biết điều này để tai không mắc bệnh

Thứ sáu, 07:30 20/10/2017 | Sống khỏe

GiadinhNet - Nhiều người mắc các chứng bệnh nghiêm trọng trong ống tai chỉ vì lấy ráy tai khi đi hớt tóc hoặc thói quen ngoáy tăm bông sau khi tắm. Bạn phải làm gì để không gây bệnh cho tai.


Khi thấy ráy tai tích tụ nhiều, khó chịu cần đi khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để lấy ráy tai.     Ảnh: T.G

Khi thấy ráy tai tích tụ nhiều, khó chịu cần đi khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để lấy ráy tai. Ảnh: T.G

Suýt điếc vì ráy tai

Chị Nguyễn Thị Vân (ở Bắc Ninh) chia sẻ, con trai chị sợ ngoáy tai từ bé. Mỗi khi tắm cho con, chị chỉ rửa bên ngoài để vệ sinh tai cho con, hoặc chờ con ngủ thì nhỏ nước muối vào tai rồi lấy khăn xô lau nhẹ. Một đêm con đang ngủ bỗng dậy khóc kêu đau tai, vợ chồng chị cuống quít đưa con vào viện. Sau một hồi soi khám, bác sĩ bảo bé đã bị viêm ống tai nặng do ráy tai quá nhiều gây bít tắc. Có thể vì khó chịu nên con dùng ngón tay hay vật gì đó ngoáy vào khiến ống tai bị trầy xước gây viêm.

Nhiều người có thói quen dùng bông tăm, chìa khóa ngoáy lỗ tai cho đã ngứa. Dễ gặp nhất là mấy anh hay đi cắt tóc, sẵn nhờ thợ lấy ráy tai bằng hàng tá dụng cụ, trông có vẻ chuyên nghiệp. Tuy nhiên, cũng từ đây đã có trường hợp gây ra tổn thương cho tai như trầy xước, thủng màng nhĩ, làm mất thính giác thậm chí không kịp thời vào viện có thể điếc.

Theo bác sĩ Duy Quang, Khoa Tai - Mũi - Họng (Bệnh viện E, Hà Nội), ráy tai có chức năng bảo vệ, chống nhiễm khuẩn, ngăn bụi bẩn, chống sốc với các âm thanh quá lớn. Bình thường tai có cơ chế làm sạch tự nhiên, đẩy ráy tai ra phần tai ngoài, tự khô rồi bong ra. Hoặc khi chúng ta nói và nhai cũng là hỗ trợ quá trình đẩy ráy tai ra ngoài, và ta chỉ cần nhẹ nhàng lấy khăn sạch để lau.

Vì vậy lấy ráy tai là không cần thiết, mà còn có hại (nhất là với trẻ em) vì phần lớn người dân không hiểu giải phẫu của ống tai nên có thể chọc phải màng nhĩ gây thủng. Lấy đi lượng ráy tai tự nhiên còn làm giảm khả năng đề kháng của tai trước tác nhân vi khuẩn, cũng làm tăng khả năng viêm nhiễm.

Việc dùng tăm bông lấy ráy tai tuy dễ chịu, nhưng hầu hết người dân không lấy đúng kỹ thuật, còn đẩy ráy tai vào sâu sát vào màng nhĩ, gây ù tai, đau tai, nghe kém. Phần da ở ống tai cũng mỏng, nếu dùng vật nhọn chọc, ngoáy dễ bị tổn thương, trầy xước, tăng nguy cơ viêm nhiễm ống tai.

Lấy ráy tai sao cho đúng?

Cũng theo bác sĩ Duy Quang, lấy ráy tai cần đúng cách, khi làm sạch cần thận trọng, dụng cụ đảm bảo vệ sinh để tránh lây bệnh truyền nhiễm và không được lạm dụng việc lấy ráy tai. Các loại tăm bông chỉ dùng để vệ sinh phần vành tai phía ngoài của ống tai, không nên chọc vào trong ống tai.

Nếu tắm mà bị nước vào tai, hãy nghiêng đầu lắc nhẹ cho nước ra ngoài, rồi lau khô bằng khăn bông, hoặc dùng tăm bông sạch xoay nhẹ nhàng bên ngoài ống tai.

Khi ngứa trong tai, có thể gãi nhẹ ở cửa tai để giảm ngứa. Không nên dùng vật gì để ngoáy vì càng ngoáy càng ngứa.

Nếu ráy tai tiết ra quá nhiều, hoặc ráy tiết khô, hay quá dính… và kết thành khối bít gọi là “nút ráy tai”, gây ù tai, nghe kém, ngứa tai, chóng mặt, đau, hoặc ho… thì cần đi bệnh viện để bác sĩ lấy ra kịp thời, tránh bị viêm ống tai.

Nếu trẻ có ráy tai cứng, cha mẹ nên nhỏ vài giọt nước muối sinh lý để ráy tai mềm hơn. Hoặc dùng vòi tắm, bơm tiêm xịt nước ấm vào trong tai (với áp lực rất nhẹ để không làm vỡ màng nhĩ), cho ráy tai mềm ra, rồi nghiêng tai là nước chảy ra, kéo theo ráy tai ra ngoài. Sau đó dùng tăm bông nhẹ nhàng xoay tròn phía bên ngoài (tuyệt đối không đưa sâu vào bên trong) để lau khô.

Nếu làm các cách trên ráy tai vẫn không sạch, gây ngứa, khó chịu thì tới bác sĩ chuyên khoa có đủ các dụng cụ lấy dị vật và máy hút y tế lấy sạch “nút ráy tai” nhẹ nhàng, an toàn.

Ở mọi lứa tuổi không nên tự ý ngoáy tai, đặc biệt người lớn không nên để trẻ em bắt chước vì tai của trẻ mỏng manh dễ bị tổn thương. Tốt nhất khi thấy ráy tai tích tụ nhiều, khó chịu cần đi khám bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng để kiểm tra, rửa hoặc dùng dụng cụ chuyên khoa để lấy ráy tai ra. Nếu màng nhĩ không có bệnh lý bệnh nhân sẽ được kê đơn mua thuốc nhỏ tai để làm mềm ráy tai, giúp cơ thể đẩy ráy tai ra ngoài rồi lau sạch. Vài tháng một lần nên đi làm sạch tai.

Những người có cơ địa nhạy cảm với thuốc nhỏ tai cần ngừng ngay nếu thấy tai có biểu hiện ngứa, đau, nổi mẩn sau khi nhỏ thuốc.

Những điều không nên làm với tai

- Không nên làm sạch tai thường xuyên vì hại nhiều hơn lợi và có thể làm tổn thương các bộ phận nhạy cảm bên trong tai, gây nhiễm trùng.

- Không dùng tăm bông để ngoáy tai cho trẻ, vì trẻ hay bắt chước gây nguy hiểm cho tai. Dùng tăm bông còn đẩy sâu ráy tai vào trong tai hơn.

- Không dùng nến, hay chọc các vật nhọn (que, nắp bút, tăm…) làm sạch tai vì rất nguy hiểm, dễ gây trầy xước, viêm nhiễm ống tai, quá tay thì thủng màng nhĩ, điếc.

- Không thọc ngón tay, móng tay vào tai vì đó là thói quen xấu. Móng tay có chứa rất nhiều vi khuẩn cực nhỏ có thể gây nhiễm trùng tai.

- Người bị tiểu đường, hoặc tiền tiểu đường càng dễ bị nhiễm trùng tai do máu mà cơ thể sản xuất ra để chống nhiễm trùng hoạt động không hiệu quả.

- Khi thấy ngứa nhiều, ù tai, chảy dịch bất thường cần đi khám chuyên khoa tai mũi họng ngay để điều trị kịp thời, không tự mua thuốc uống, thuốc nhỏ vào tai.

BS Duy Quang, Khoa Tai - Mũi - Họng, (Bệnh viện E, Hà Nội)

Uyển Hương

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Sống khỏe - 16 giờ trước

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng lá tía tô để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt như chữa hàn, nhức đầu, ho, chướng bụng, ngộ độc cá, cua và nhiều bệnh khác. Vậy dùng lá tía tô để chữa bệnh gout có hiểu quả hay không, đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Sống khỏe - 16 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì loại nước này có công dụng giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tự nhiên...

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 18 giờ trước

GĐXH - Mắm là món ăn rất dễ nhiễm vi khuẩn. Do đó, mọi người khi mua mắm cần lựa chọn các loại có nguồn gốc rõ ràng, kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác...

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Sống khỏe - 21 giờ trước

Canxi là khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, là thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng. Nếu cơ thể thiếu canxi có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương, gãy xương... Vậy, đâu là dấu hiệu cần bổ sung canxi?

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Sống khỏe - 23 giờ trước

Rối loạn lipid máu (mỡ máu) là một trong những nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch. Thay đổi chế độ ăn góp phần giảm cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nghiên cứu đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ mới đây cho biết, có mối quan hệ giữa giai đoạn tức giận cấp tính và nguy cơ đau tim gia tăng. Theo đó, chỉ tức giận trong 8 phút có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

(Tổ Quốc) - Lòng bàn tay cũng có thể là “tài liệu tham khảo” cho thấy tình trạng sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Dưa hấu ngọt, mát, nhiều nước nên rất được yêu thích vào mỗi mùa hè. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp cùng loại trái cây này.

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Sống khỏe - 1 ngày trước

Điều trị suy giáp bao gồm thuốc, các phương pháp không dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, các bài tập dưỡng sinh sẽ hỗ trợ tốt trong việc điều trị triệu chứng.

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Thủy đậu là bệnh lành tính, có thể hồi phục sau khi phát bệnh. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng thì thủy đậu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy đến sức khỏe.

Top