Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chàng trai 29 tuổi mang khối bướu nguy hiểm ở bàn tay nhưng nếu mổ bỏ đơn thuần sẽ chảy máu không kiểm soát

Thứ năm, 10:32 18/06/2020 | Sống khỏe

Khối bướu của chàng trai nếu không loại bỏ sẽ dẫn đến biến chứng nghiêm trọng tại chỗ và toàn thân. Nhưng nếu phẫu thuật cắt bướu đơn thuần thì sẽ gây nguy cơ chảy máu khó kiểm soát.

BS Phạm Thanh Phong, Phó Giám đốc chuyên môn, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BV ĐKTW CT) cho biết nơi đây đã điều trị thành công một trường hợp bướu máu vùng bàn tay trái.

Bệnh nhân là Bùi Văn D. (29 tuổi, ngụ tại Bình Minh, Vĩnh Long) nhập viện vì khối u to lòng bàn tay trái gây đau, tê tay trái nhiều.

Bệnh nhân đã phát hiện khối u khoảng 5 năm nhưng gần đây thấy khối u lớn nhanh hơn gây đau và tê tay trái nhiều nên mới đi khám.

Chàng trai 29 tuổi mang khối bướu nguy hiểm ở bàn tay nhưng nếu mổ bỏ đơn thuần sẽ chảy máu không kiểm soát - Ảnh 1.

Bàn tay mang khối u của bệnh nhân.

Sau khi thăm khám, bệnh nhân được chẩn đoán là bướu máu bàn tay trái.

Các bác sĩ hội chẩn quyết định can thiệp tắc mạch cho bệnh nhân trước khi phẫu thuật loại bỏ bướu máu. Cách này sẽ làm giảm nguy cơ chảy máu khó kiểm soát trong quá trình bóc trọn bướu hoàn toàn.

Ekip can thiệp mạch tiến hành chụp xác định hình ảnh tăng sinh mạch máu và bơm hỗn hợp spongel vào động mạch nuôi u, sau đó thực hiện phẫu thuật.

Ca mổ kéo dài 1 giờ 30 phút, khối bướu được bóc trọn và lượng máu mất chỉ 50ml. Sức khỏe bệnh nhân hậu phẫu ổn định, có thể cầm nắm bàn ngón tay trái tốt, giảm đau, giảm tê tay trái nhiều và đã ra viện.

Chàng trai 29 tuổi mang khối bướu nguy hiểm ở bàn tay nhưng nếu mổ bỏ đơn thuần sẽ chảy máu không kiểm soát - Ảnh 2.

Hình chụp X-quang mạch máu.

BS Huỳnh Thống Em, Giám đốc Trung tâm chấn thương chỉnh hình của BV cho biết bướu máu thường là bướu lành tính, được chia làm 2 loại: khối u mạch máu và dị dạng mạch máu.

Dị dạng tĩnh mạch là loại dị dạng mạch máu bẩm sinh phổ biến nhất với tỷ lệ mắc từ 1 đến 2 trên 10.000.

Bệnh thường gây ra đau và khó chịu đáng kể cho bệnh nhân, thêm vào đó bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng tại chỗ và toàn thân.

Chàng trai 29 tuổi mang khối bướu nguy hiểm ở bàn tay nhưng nếu mổ bỏ đơn thuần sẽ chảy máu không kiểm soát - Ảnh 3.

Ảnh bướu mạch máu trước khi tắc mạch.

Dị dạng tĩnh mạch xảy ra do bất thường trong quá trình hình thành của thành tĩnh mạch.

Bệnh thường xuất hiện từ nhỏ, ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể nhưng chủ yếu bướu ở vùng đầu (40%), thân mình (20%) và tứ chi (40%).

Triệu chứng thường gặp là khối sưng nề, đau, có màu đen và xanh/tím, mềm và dễ bị ảnh hưởng bởi áp lực tác động và không theo nhịp mạch.

Bệnh thường tồn tại lớn dần theo tuổi, và có thể lan rộng hơn bởi nhiễm trùng, chấn thương hay sự thay đổi nội tiết tố (như dậy thì và khi mang thai).

Các phương pháp điều trị bệnh dị dạng tĩnh mạch bao gồm phẫu thuật, phương pháp gây tắc mạch và điều trị bằng laser.

Chàng trai 29 tuổi mang khối bướu nguy hiểm ở bàn tay nhưng nếu mổ bỏ đơn thuần sẽ chảy máu không kiểm soát - Ảnh 4.

Ảnh DSA sau khi tắc mạch.

Can thiệp phẫu thuật là phương pháp điều trị truyền thống giúp phục hồi giải phẫu và chức năng tối thiểu nhưng gặp nhiều khó khăn bởi chảy máu nhiều trong lúc mổ và khả năng tái phát cao.

Hiện nay phương pháp gây tắc mạch khối dị dạng mạch máu là một phương pháp điều trị mới, mang lại hiệu quả cao và ít xâm lấn.

Phương pháp này có thể thực hiện đơn độc hay phối hợp với phẫu thuật giúp giảm chảy máu trong và sau mổ giúp quá trình phẫu thuật diễn ra thuận lợi, có thể lấy toàn bộ tổn thương, mang lại kết quả tối ưu hơn.

Bác sĩ cho biết, hiện tại chưa có phương pháp dự phòng cho bệnh bướu mạch máu.Vì thế, nếu phát hiện bất kỳ khối u bất thường nào trên bất cứ vị trí nào trên cơ thể nên đến khám và tầm soát sớm tại các cơ sở y tế để có hướng giải quyết kịp thời.

Theo Nhịp sống Việt

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Rau diếp cá tốt cho người bệnh tiểu đường, giải độc gan, lợi tiểu... rất thích hợp để sử dụng trong những ngày nắng nóng.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 5 giờ trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

Hội chứng bàng quang kích thích là gì, điều trị thế nào?

Hội chứng bàng quang kích thích là gì, điều trị thế nào?

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

Hội chứng bàng quang kích thích là một dạng viêm bàng quang với các triệu chứng như đi tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ... Bệnh gây nhiều phiền toái cho người bệnh, cản trở sinh hoạt hàng ngày.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 5 giờ trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Cách chọn thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Cách chọn thuốc hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ?

Mẹ và bé - 8 giờ trước

Sốt là triệu chứng rất thường gặp ở trẻ. Vậy khi trẻ sốt nên lựa chọn và sử dụng thuốc hạ sốt như nào để an toàn và hiệu quả?

Người đàn ông qua đời sau bữa trưa có thói quen thường xuyên ăn 3 món này

Người đàn ông qua đời sau bữa trưa có thói quen thường xuyên ăn 3 món này

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông qua đời sau cơn nhồi máu cơ tim có liên quan nhiều tới thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học kể từ sau khi về hưu.

Có thể lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng dại không?

Có thể lây bệnh dại từ chó mèo đã tiêm phòng dại không?

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

Gần đây, ở nhiều địa phương xuất hiện các ca bệnh dại do chó mèo. Vậy nếu chó, mèo đã tiêm phòng dại thì có nguy cơ lây bệnh dại sang cho người không? Cần làm gì để phòng tránh căn bệnh này?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng lá tía tô để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt như chữa hàn, nhức đầu, ho, chướng bụng, ngộ độc cá, cua và nhiều bệnh khác. Vậy dùng lá tía tô để chữa bệnh gout có hiểu quả hay không, đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì loại nước này có công dụng giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tự nhiên...

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Mắm là món ăn rất dễ nhiễm vi khuẩn. Do đó, mọi người khi mua mắm cần lựa chọn các loại có nguồn gốc rõ ràng, kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác...

Top