Chữa hói, rụng tóc, ai ngờ da đầu thêm chứng bong tróc, chảy nước
GiadinhNet - Chuyên gia Viện Da liễu Trung ương cho biết, gần đây, Viện thường xuyên ghi nhận bệnh nhân đi khám, điều trị vì da đầu mẩn ngứa, bong tróc, chảy nước… Nguyên nhân là do viêm da tiếp xúc, dị ứng với thành phần dược liệu trong các sản phẩm quảng cáo là điều trị rụng tóc, hói đầu.

TS Phạm Thị Minh Phương khám cho một nam bệnh nhân tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Da liễu Trung ương. Ảnh: V.Thu
Mặc cảm vì “bệnh gia truyền” tự nhiên bộc phát ở tuổi 30
Anh N.T.T (ở Sơn Tây, Hà Nội) mới 33 tuổi nhưng đã rụng tóc không hồi phục. Bắt đầu từ vùng trên của thái dương, tóc anh rụng dần lên trên, khiến đầu anh T tự “vẽ” hình chữ M. Phần tóc còn lại cũng chỉ mọc lơ thơ khiến anh luôn trong tình cảnh mặc cảm, tự ti về ngoại hình. Dù trong nhà, bố anh cũng là người bị hói đầu từ thuở mới 40.
Lo lắng sợ tóc rụng, hói đầu không còn chút tóc nào, anh T dốc hầu bao tìm mọi cách để điều trị. Anh thay dầu gội đầu, uống thực phẩm chức năng, thuốc, dùng cả thuốc xịt kích thích được quảng cáo “tung trời”… Mới đây vài tháng, anh T được giới thiệu loại thảo dược tự chế tự giới thiệu là có khả năng hồi phục vùng tóc rụng sau 6 tháng kiên trì sử dụng. Nghĩ “thảo dược tự chế” chắc hẳn an toàn vì thành phần là tinh dầu bưởi, dầu dừa… người đàn ông 33 tuổi này đều đặn bôi trực tiếp lên đầu sản phẩm này 3 lần/tuần, để thuốc ngấm 1 tiếng trước khi gội sạch.
“Hồi đầu dùng, tôi cũng thấy có ngứa nhẹ, khó chịu chút nhưng người quen giới thiệu lại nói đó là do “phản ứng hợp thuốc”. Qua mấy tháng sau, chưa thấy tóc mọc thì da đầu tôi đã bong tróc thành từng mảng. Lúc này, không chỉ khó chịu mà còn đau rát và ngứa ngáy”, anh T nói và cho biết khi đến viện khám, bác sĩ chẩn đoán anh bị rụng tóc nội tiết.
Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, thời gian gần đây, Bệnh viện thường xuyên ghi nhận nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng da đầu mẩn ngứa, bong tróc, chảy nước, mẩn đỏ… Nguyên nhân là do viêm da tiếp xúc, dị ứng với thành phần dược liệu trong các sản phẩm điều trị rụng tóc, hói đầu.
Theo PGS.TS Lê Hữu Doanh, Phó Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, có nhiều nguyên nhân gây tóc rụng, chủ yếu chia thành 2 loại: Rụng tóc không sẹo và rụng tóc có sẹo. Trong đó, rụng tóc không sẹo bao gồm: Rụng tóc thể mảng (tóc rụng nhanh, rụng hoàn toàn để lại một hoặc nhiều dát hình tròn hoặc oval ở da đầu không có tóc, nặng hơn có thể khiến tóc, lông rụng toàn bộ); hoặc do tật nhổ tóc; do bệnh giang mai, do nấm ở da đầu…
TS Phạm Thị Minh Phương, Trưởng khoa Khám bệnh (Bệnh viện Da liễu Trung ương) khẳng định, với rụng tóc có sẹo thì da đầu mất đi hoàn toàn khả năng mọc tóc. Các nang lông lúc này đã bị phá hủy hoàn toàn thì không thể có một liệu pháp nào có thể chữa trị được. Còn với loại rụng tóc không sẹo, theo vị chuyên gia này, việc điều trị có thể mang lại hiệu quả song cũng không hề đơn giản, nhanh chóng.
Hói đầu là bệnh liên quan đến rụng tóc
Khẳng định hói đầu là bệnh, các chuyên gia Da liễu cho biết, tình trạng “hói đầu” phổ biến nhất thường gặp ở cả hai giới nam/nữ là rụng tóc do nội tiết và thường mang yếu tố gia đình. Đó là do sự tăng nhạy cảm quá mức của các hormone sinh dục nam và alpha-reductase (một loại men) ở vùng da đầu phía trước cao hơn so với ở vùng da đầu phía sau. Hiểu một cách đơn giản, nội tiết tố nam tác động làm chân tóc teo đi, gây ra rụng tóc.
Ở nam giới, việc rụng tóc này thường tiến triển như trường hợp của bệnh nhân T trên đây, thậm chí có thể tiến triển thành hói toàn bộ vùng trán tới đỉnh. Trong khi đó ở nữ giới, tóc trở nên thưa dần trên toàn bộ da đầu, nhưng chủ yếu vùng đỉnh. Vùng tóc ở phía trước thường ít rụng hơn nên bệnh nhân không thấy thay đổi đường chân tóc phía trán. Điều may mắn là rụng tóc kiểu hói nữ này thường không gây hói toàn bộ.
Theo TS Minh Phương, nam giới mắc bệnh hói, các bác sĩ có thể sử dụng các loại thuốc ức chế tác động của nội tiết, khiến chân tóc khỏe hơn và tóc mọc trở lại. Tuy nhiên, việc điều trị có thể không đem lại hiệu quả lâu dài, nhiều bệnh nhân dễ bị tái phát, rụng tóc trở lại sau khi ngừng điều trị.
“Điều cần lưu ý là việc sử dụng thuốc điều trị hói trong trường hợp do ức chế tác động nội tiết tố nam nên sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, nam bệnh nhân phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tiến hành điều trị liệu pháp này”, TS Minh Phương khuyến cáo.
Phân tích thêm với trường hợp rụng tóc có sẹo, PGS.TS Lê Hữu Doanh cho biết, đây là biểu hiện của rụng tóc kèm theo sự phá hủy hoặc mất đi của nang tóc. Ở giai đoạn cấp tính, ngoài rụng tóc còn có các biểu hiện như sẩn đỏ, mảng đỏ, sẩn nang lông, nút sừng nang lông, hoặc mụn mủ.
Các quá trình viêm của da đầu có thể do nhiễm khuẩn vi khuẩn, do nấm, do bệnh lý da tại vùng da đầu gây phá hủy các nang tóc đều có thể làm cho tóc rụng và để lại sẹo trên vùng tóc rụng đó. Theo PGS.TS Lê Hữu Doanh, nếu quá trình này chỉ mới bắt đầu, việc điều trị kịp thời sẽ giúp cho tóc phục hồi và mọc lại bình thường. Tuy vậy, nếu phá hủy toàn bộ nang tóc tại vùng tổn thương thì điều trị có thể giúp làm khỏi bệnh da tại chỗ, còn tóc khó có thể mọc lại được.
TS Minh Phương cho hay, việc điều trị rụng tóc mang tính cá thể, với mỗi ca bệnh, tuỳ theo từng nguyên nhân, cơ chế gây rụng tóc (thông qua khám lâm sàng và xét nghiệm hỗ trợ) sẽ có cách điều trị phù hợp, trúng đích.
Trong dân gian có những bài thuốc chữa rụng tóc như sử dụng tinh dầu có trong vỏ bưởi, tuy nhiên, theo TS Phạm Thị Minh Phương, hiệu quả cũng chỉ có thể mang lại trong một số trường hợp nhất định.
Bên cạnh đó, trên thị trường có nhiều loại sản phẩm, thuốc (bôi, uống, xịt) quảng cáo điều trị được bệnh rụng tóc, giúp tóc mọc nhanh, kích thích mọc tóc... thậm chí có tác dụng với cả những người bị hói đầu khiến nhiều người nghe theo rồi tự mua về dùng. Các chuyên gia cảnh báo, các sản phẩm có thể không phù hợp với tình trạng rụng tóc của người bệnh, gây ra hậu quả là người dùng sẽ bị viêm da tiếp xúc, dị ứng, nhất là các oại thuốc không rõ thành phần. Do đó, bệnh nhân cần đi khám, được bác sĩ chẩn đoán và chỉ định dùng thuốc.
Võ Thu

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục
Y tế - 4 giờ trướcMột nam thanh niên phải nhập viện cấp cứu vì khó thở nghiêm trọng sau khi bị lừa ra nước ngoài qua mạng, nơi anh liên tục chịu tra tấn thể xác, thậm chí bị chích điện.

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia
Sống khỏe - 9 giờ trướcHạt chia là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng được mệnh danh là 'siêu thực phẩm'. Chỉ với một lượng nhỏ hạt chia mỗi ngày, bạn đã nạp vào cơ thể một lượng đáng kể các dưỡng chất quan trọng.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Ba mẹ con cùng mắc ung thư
Y tế - 12 giờ trướcBa mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong
Sống khỏe - 12 giờ trướcCà phê không chỉ giúp tỉnh táo vào buổi sáng mà thức uống đắng này còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, bệnh tim và tử vong. Tuy nhiên cần có cách uống đúng.

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày
Mẹ và bé - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcNhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.