Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện chưa biết về hành trình làm lại khuôn mặt của người phụ nữ 50 năm không ngậm được miệng

Thứ ba, 14:00 14/01/2020 | Vòng tay nhân ái

GiadinhNet – Sau tai nạn, bỏng, sẹo co kéo khiến gương mặt bà biến dạng. Suốt 50 năm, bà không ngậm được miệng, ai nhìn cũng sợ. Ca phẫu thuật tạo hình khuôn mặt và trồng răng đặc biệt với hành trình điều trị suốt 4 tháng qua đã giúp bà có được gương mặt bình thường.

Nỗi đau sau bỏng lửa

Gặp bà Nguyễn Thị Sáu, SN 1965, ở xã Quang Húc, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ tại Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác, thấy bà nói cười không ngớt. Thỉnh thoảng, bà lại ngoái đầu sang người giường bên nói chuyện. Đây là điều mà 50 năm qua bà Sáu chưa bao giờ làm được.

Chia sẻ về mình, bà Sáu cho biết, bà bị bỏng lửa từ năm 6 tuổi. Khi đó, trời rét, mấy chị em ngồi sưởi ấm ở bếp, bất ngờ ngọn lửa cháy bén vào áo khiến bà bỏng nặng. Sau quá trình điều trị tích cực, may mắn thoát khỏi tử thần nhưng cô bé 6 tuổi ngày ấy đã phải chịu di chứng nặng nề. Toàn bộ phần ngực biến dạng, phần da đầu và cổ bị dính liền co rút, đẩy hàm răng của bà Sáu nhô ra ngoài. Kể từ đó, bà Sáu vĩnh viễn không thể ngậm được miệng, không thể ngoái cổ, nói không sõi.

Chuyện chưa biết về hành trình làm lại khuôn mặt của người phụ nữ 50 năm không ngậm được miệng - Ảnh 1.

Gương mặt của bà Sáu trước khi phẫu thuật. Ảnh BS

Với hàm răng hô hẳn ra ngoài, việc sinh hoạt của bà cũng rất khó khăn. Miệng không thể nhai như người bình thường, bữa ăn với bà lại là nỗi cực hình. Chưa bao giờ bà có một bữa ăn ngon miệng khi mọi thứ phải nấu nát mới có thể nuốt.

Không chỉ chịu nỗi đau thể xác, gương mặt biến dạng cũng khiến cho bà Sáu chịu nỗi đau tình thần rất lớn. Cả tuổi thơ, bà chưa một lần được đến trường cùng các bạn. Lớn lên, bà cũng không thể có được hạnh phúc riêng của mình. Những vết sẹo chằng chịt trên cơ thể cùng hàm răng kỳ dị kia có thể khiến người ngoài sởn da gà. Bà Sáu luôn sống trong tự ti, sợ mọi người xa lánh nên hiếm khi ra khỏi nhà. Những đứa trẻ nhìn thấy bà cũng khóc thét nên lần nào ra đồng làm là phải quấn khăn quanh cổ và mặt.

Bố mất khi mới 4 tuổi, một mình mẹ nuôi mấy chị em, gia đình lúc nào cũng ở trong cảnh nghèo nên chưa bao giờ bà Sáu nghĩ mình sẽ được điều trị để có khuôn mặt bình thường.

"Từ khi bị bỏng, tôi gần như chẳng bao giờ dám soi gương vì không muốn nhìn thấy gương mặt của mình. Tôi cũng chả dám đến nhà ai dịp năm mới. Người ta nói người như vậy còn hay đi, chỉ sợ mình mang đến xui xẻo cho họ.

Những ngày đầu khi vào điều trị, tôi cũng lo lắng, không nghĩ rằng bác sĩ sẽ làm được điều gì cho mình đâu. Giờ thấy mọi chuyện đến với mình như cổ tích. Nhìn lại dung nhan của mình trong gương, tôi thấy rất hạnh phúc, phấn khởi lắm. Thấy mình tự tin hơn, vui hơn nhiều khi ra ngoài trò chuyện với mọi người. Tết này tôi sẽ đi chúc Tết mọi người.

Hôm rồi bác sĩ cho về nhà mấy hôm, ai gặp cũng bảo đẹp. Bọn trẻ còn không nhận ra mình, khi hỏi bà Sáu đâu chúng toàn bảo không phải. Phải một lúc nói chuyện, cười đùa, nghe giọng chúng mới bảo đúng bà Sáu đấy" – bà Sáu cười tươi nói.

Tấm lòng thiện dệt lên điều kì diệu

Chia sẻ về hành trình tìm lại gương mặt mới cho bà Sáu, Đại tá, PGS.TS. BS Vũ Quang Vinh - Giám đốc Trung tâm phẫu thuật tạo hình (Viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác) là người trực tiếp phẫu thuật cho biết, trường hợp của bà Sáu là khá đặc biệt. Trận bỏng năm 6 tuổi khiến da mặt, cổ của bà Sáu dính liền lại, co rút, kéo toàn bộ hàm chìa ra.

Ngày đầu tiếp cận bệnh nhân, viện tập trung làm sao để phục hồi chức năng cho bệnh nhân vì không nhai được, khó nuốt, nói ú ớ… Cột sống cổ của bệnh nhân thoái hóa, khi thêm vài tuổi nữa sẽ gây hiện tượng thiếu máu não, có thể ngất, ngã… bất cứ lúc nào. Thông thường nếu giải quyết vấn đề chức năng, bác sĩ vẫn dùng phương pháp ghép da dày (lấy da từ đùi ghép lên) nhưng mặt thẩm mĩ không đạt hiệu quả. Sau khi kiểm tra, Viện đã quyết định thực hiện biện pháp vi phẫu ghép da mỏng mặc dù chi phí đắt hơn.

"Vùng da cổ và mặt của bà Sáu đã dính liền vào nhau quá lâu nên trước khi phẫu thuật, chúng tôi phải lường trước mọi biến chứng xấu có thể xảy ra. Sau 4 tháng nằm viện, trải qua 2 lần phẫu thuật tạo hình lại vùng cổ và cằm, chức năng vận động vùng cổ của bệnh nhân như người bình thường. Bệnh nhân đã có thể ăn, nhai nuốt như người bình thường mà chức năng thẩm mỹ cũng rất hoàn thiện. Kết quả này ngoài sức tưởng tượng của đội ngũ y bác sĩ", bác sĩ Vinh cho hay.

Chuyện chưa biết về hành trình làm lại khuôn mặt của người phụ nữ 50 năm không ngậm được miệng - Ảnh 2.

Bà Sáu sau khi được làm lại răng. Ảnh BS

Được biết, ban đầu mong muốn của bác sĩ là cải thiện chức năng làm cho bệnh nhân có thể ngậm lại được, ăn nhai bình thường. Nhưng sau khi làm, các bác sĩ đã tính đến làm cho bệnh nhân bộ răng mới. Điều may mắn nữa đến với bệnh nhân Sáu là khi biết đến hoàn cảnh của bà, bác sĩ bên Nha Khoa Việt Đức đã tài trợ toàn bộ chi phí làm implant.

Đại tá, PGS, TS Vũ Quang Vinh cho biết, với những kỹ thuật hiện đại được áp dụng nhiều năm nay, bệnh viện đã điều trị thành công cho nhiều ca sẹo co kéo nặng, chuyển ngón chân thành ngón tay, điều trị mất toàn bộ da đầu do tai nạn lao động. Vi phẫu thuật là kĩ thuật tốt nhất trong việc xử lý sẹo co kéo mức độ nặng, đặc biệt là ở những vùng bộc lộ thẩm mĩ như vùng cổ, mặt. Nhiều bệnh nhân đã phục hồi được chức năng, thẩm mỹ sau bỏng rất hiệu quả. Nhưng có lẽ trường hợp bệnh nhân Sáu là cảm thấy hạnh phúc nhất.

Chuyện chưa biết về hành trình làm lại khuôn mặt của người phụ nữ 50 năm không ngậm được miệng - Ảnh 3.

Bà Sáu giờ đã tự tin hơn, hay cười. Ảnh Phương Thuận

Gần 50 năm qua cuộc sống của bà Sáu rất khó khăn. Dù đau yếu nhưng bà vẫn là lao động chính trong gia đình, chăm người mẹ 91 tuổi lúc tỉnh lúc mơ cùng người chị gái mang nhiều bệnh tật. Biết câu chuyện thương tâm của bà Sáu, Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác đã quyết định tài trợ phẫu thuật miễn phí, tạo hình lại khuôn mặt cho bà.

Thời gian qua, bên cạnh sự nỗ lực của bác sĩ, những tấm lòng thiện nguyện đã dệt lên điều kì diệu cho bà Sáu. Số tiền ủng hộ bà Sáu mà Viện Bỏng quốc gia nhận được giúp cho bà khi xuất viện có thể sửa lại nhà, lấy vốn làm ăn. Các bác sĩ mong rằng, năm mới đến cũng là khởi đầu mới cho một cuộc sống hạnh phúc của những người bệnh bị di chứng bỏng nặng nề như bà Sáu.

Phương Thuận

Phương Thuận
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Một bé trong gia đình 4 người bị bỏng nặng ở Bắc Ninh vẫn đang phải điều trị phục hồi chức năng

Một bé trong gia đình 4 người bị bỏng nặng ở Bắc Ninh vẫn đang phải điều trị phục hồi chức năng

Cảnh ngộ - 1 ngày trước

GĐXH – “Bố con tôi đã ở viện suốt từ tháng 10 đến giờ chưa được về nhà", anh Lợi nói. Hiện con anh Lợi vẫn phải điều trị phục hồi chức năng sau tai nạn bỏng, khắp cơ thể là sẹo co kéo.

Tấm lòng bạn đọc đến với cụ bà 83 tuổi chăm 2 con bệnh tật, nuôi cháu nhỏ đang tuổi ăn học

Tấm lòng bạn đọc đến với cụ bà 83 tuổi chăm 2 con bệnh tật, nuôi cháu nhỏ đang tuổi ăn học

Vòng tay nhân ái - 2 ngày trước

GĐXH - Nhận tiền hỗ trợ của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống, bà Hoa bày tỏ lòng cảm kích. Nhờ sự quan tâm, động viên từ cộng đồng mà bà có thêm động lực để chăm con bệnh, cháu thơ dại.

MS 1006: Người phụ nữ suy thận cần sự trợ giúp của cộng đồng

MS 1006: Người phụ nữ suy thận cần sự trợ giúp của cộng đồng

Vòng tay nhân ái - 4 ngày trước

GĐXH – 4 năm qua, cuộc sống của chị Thủy gắn liền với bệnh viện, máy lọc máu và thuốc men vì suy thận. Người phụ nữ ấy không còn khả năng lao động, các con còn nhỏ nên rất cần sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng.

MS 1005: Bé 2 tuổi bị ung thư võng mạc, cha mẹ nghèo bán đàn lợn cũng không đủ tiền chữa trị

MS 1005: Bé 2 tuổi bị ung thư võng mạc, cha mẹ nghèo bán đàn lợn cũng không đủ tiền chữa trị

Vòng tay nhân ái - 1 tuần trước

GĐXH - “Giá như đưa con đi viện sớm hơn, có lẽ con tôi đã không rơi vào cảnh nguy kịch thế này…” - lời tự trách của một người mẹ trẻ người dân tộc khiến ai nấy đều quặn lòng.

MS 1004: Gia đình khốn cùng cầu cứu cộng đồng khi chồng bị tai nạn liên tiếp, con gái mắc bệnh tim

MS 1004: Gia đình khốn cùng cầu cứu cộng đồng khi chồng bị tai nạn liên tiếp, con gái mắc bệnh tim

Cảnh ngộ - 1 tuần trước

GĐXH – Chồng liên tiếp bị tai nạn, con lại bị bệnh tim đã khiến gia đình chị rơi vào cảnh mất nhà, nợ nần chồng chất và tuyệt vọng đến tận cùng. Giữa cơn bão bệnh tật và tai nạn, người mẹ, người vợ ấy chỉ biết cầu cứu cộng đồng.

Danh sách bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn từ ngày 01/04/2025 - 30/04/2025

Danh sách bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn từ ngày 01/04/2025 - 30/04/2025

Kết chuyển - 1 tuần trước

GĐXH - Từ ngày 01/04/2025 - 30/04/2025, Chương trình Vòng tay nhân ái (Báo Sức khỏe và Đời sống) tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của bạn đọc dành cho các cảnh đời kém may mắn. Chúng tôi xin gửi tới các quý bạn đọc hảo tâm danh sách ủng hộ cụ thể và mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của quý bạn đọc.

MS 1003: Sự sống mong manh của người đàn ông dân tộc H’Mông mong có 20 triệu đồng để kịp thời phẫu thuật tim

MS 1003: Sự sống mong manh của người đàn ông dân tộc H’Mông mong có 20 triệu đồng để kịp thời phẫu thuật tim

Cảnh ngộ - 2 tuần trước

GĐXH – Hiện anh Thanh có chỉ định phải phẫu thuật tim gấp nhưng gia đình quá khó khăn, chưa gom được 20 triệu đồng còn lại cho ca phẫu thuật.

Tấm lòng của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với 2 trường hợp điều trị ở bệnh viện Việt Đức

Tấm lòng của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với 2 trường hợp điều trị ở bệnh viện Việt Đức

Vòng tay nhân ái - 2 tuần trước

GĐXH – Chương trình Vòng tay nhân ái (Báo Sức khỏe và Đời sống) đã trao tiền của bạn đọc hảo tâm đến với 2 trường hợp điều trị ở bệnh viện Việt Đức là ông Khoan bị ung thư biểu mô tế bào gan và em Chung bị đa chấn thương sau tai nạn giao thông.

MS 1002: Bán hết cả trâu, lợn vẫn không đủ chi trả viện phí, người phụ nữ dân tộc Thái cần sự trợ giúp

MS 1002: Bán hết cả trâu, lợn vẫn không đủ chi trả viện phí, người phụ nữ dân tộc Thái cần sự trợ giúp

Cảnh ngộ - 3 tuần trước

GĐXH - Để có tiền chạy chữa bệnh, gia đình bà Thoa đã phải bán đi 1 con trâu và 2 con lợn là tài sản quý giá nhất, nhưng chẳng thấm tháp vào đâu. Hiện tại, người phụ nữ dân tộc Thái này đang rất cần sự trợ giúp của mọi người.

Sức khỏe của cô bé dân tộc Tày bị u trung thất đã tốt hơn

Sức khỏe của cô bé dân tộc Tày bị u trung thất đã tốt hơn

Kết chuyển - 3 tuần trước

GĐXH - Cảm thương trước hoàn cảnh khó khăn của cô bé dân tộc Triệu Thị Hải Yến bị u trung thất, nhiều bạn đọc đã chung tay giúp đỡ em. Hiện sức khỏe của cô bé dân tộc Tày này đã tốt hơn nhiều.

Top