Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện chưa kể về cố Tổng bí thư Hà Huy Tập

Thứ bảy, 08:10 23/04/2016 | Xã hội

GiadinhNet - Những người dân Hooc Môn còn nhớ mãi câu nói khảng khái của ông trước tòa án quân sự đặc biệt của chế độ ngụy quyền Sài Gòn: “Nếu còn sống tôi vẫn tiếp tục hoạt động”.

Những ngày cuối tháng ba năm 2016, chúng tôi về xã Cẩm Hưng trước gọi là làng Kim Nặc thuộc Tổng Thổ Ngõa – quê hương của cố Tổng bí thư Hà Huy Tập. Kỉ niệm 110 năm ngày sinh của ông, con đường làng lát bê tông như tươi thắm hơn giữa bạt ngàn đào. Cái màu xanh tươi thắm của sắc lá, màu trắng mỏng manh tinh khiết của sắc hoa còn giữ lại hơi xuân, sức xuân không chỉ “tươi” thắm mà còn “tô” thắm vẻ đẹp làng quê ở nơi này .


Ngôi nhà tranh nơi cố Tổng bí thư Hà Huy Tập từng sống và tổ chức truyền bá lý tưởng cách mạng

Ngôi nhà tranh nơi cố Tổng bí thư Hà Huy Tập từng sống và tổ chức truyền bá lý tưởng cách mạng

Cách đây mấy năm, tôi có gặp cố Đỏ, cháu gọi cố Tổng bí thư Hà Huy Tập bằng chú và là người trông coi ngôi nhà từ năm 1991.

Cố cho biết: “Ngôi nhà tranh ba gian hai hồi này trước đây ở sát đường quốc lộ cũng thuộc làng Kim Nặc. Đến năm 1977 thực hiện chủ trương cải tạo đồng ruộng, nhân dân đã chuyển ngôi nhà về đây. Chính tại nơi này ngày 24/4/1906 Tổng bí thư Hà Huy Tập cất tiếng khóc chào đời và ngày 30/3/1940 ông bị thực dân Pháp bắt lại và từ giã bà con làng xóm”.

"Là người Tây học, nói giỏi bốn ngoại ngữ: Anh, Pháp, Nga, Trung nhưng bản thân ông Tập lại sống rất hòa mình với thiên nhiên và bà con làng xóm. Có lần đến thăm một gia đình nghèo vừa có người qua đời, ông Tập khuyên trong thời gian để tang không nên liên tục để cơm trên bàn thờ mà trước mỗi bữa cơm nên xới thêm một bát. Cuối bữa đem chia bát cơm đó cho mọi người thì ai cũng nhớ và không bị lãng phí”, cố Đỏ kể lại.

Tôi hỏi cố Đỏ: “Cố ơi! Hôm giặc Pháp về bắt Tổng bí thư Hà Huy Tập cố còn nhớ không?”. Cố ngậm ngùi: “Có chứ. Hồi đó tôi đã gần 20 tuổi. Trước đó vào dịp nghỉ hè các năm 1925 – 1927, ông Tập hay về làng mở dạy các lớp Quốc ngữ trong ngôi nhà tranh này và bí mật truyền bá lý tưởng cách mạng cho lớp trẻ. Ngày 30/3/1939 dân làng Kim Nặc bất ngờ thấy chiếc xe chở quan huyện Cẩm Xuyên Đặng Hiếu An cùng ba lính Pháp đậu trước cổng nhà dì ruột tôi là bà Nguyễn Thị Lộc (mẹ ông Hà Huy Tập). Gia đình bà Lộc cũng nghèo nhưng hễ có ai đến vay tạm bơ (lon) gạo, đồng bạc là bà cho hẳn chứ không hẹn trả lại. Khi xe dừng lại lính Pháp ập vào nhà. Một tên hỏi ông Tập: “Ông bị bắt lại”. Ông Tập thong thả cất cuốn sách đang đọc giở và đứng lên tư thế thật ung dung: Tôi biết- tôi biết chứ”.

"Lúc đó có một người thợ mộc trong làng sang sửa nhà cho bà Lộc. Thấy có bộ hậu sự nằm ở góc nhà đậy kín nắp cài then chốt, lính Pháp sai người thợ mộc cạy lên để khám xét xem có tài liệu giấu trong đó không. Khi thấy bàn tay người thợ mộc hàng xóm cạy hậu sự bị chảy máu, ông Tập lấy chiếc khăn mùi xoa băng lại vết thương và nói giọng ngắt quãng: “Tại…tôi – Lỗi tại tôi”. Khi chúng áp giải ông Tập ra xe tôi nhớ như in không sao quên được cái nhìn lưu luyến tạm biệt của ông với bàn tay vẫy và nói với dân làng: “Chào bà con ở lại, tôi đi lần này không về nữa đâu” hôm đó ông Tập mặc chiếc áo sơ mi trắng và chiếc quần sóoc . . ."

Trong ngôi nhà tranh còn lưu giữ nhiều hiện vật ngày ấy như chiếc sập gỗ đựng đồ, chiếc trường kỉ bằng tre, cối xay lúa và chiếc giường đơn sơ. Phía hồi đầu nhà còn có cả chiếc cối giã gạo...

Cố Đỏ còn cho tôi biết thêm: Cũng tại ngôi nhà tranh này bé gái Hà Thị Thúy Hồng – Kết quả của mối tình giữa Hà Huy Tập và cô học sinh trường Đồng Khánh Huế Nguyễn Thị Giáo đã chào đời . Cô Giáo cũng là người ở thành phố Hà Tĩnh.


Khu mộ cố Tổng bí thư Hà Huy Tập

Khu mộ cố Tổng bí thư Hà Huy Tập

Tôi chợt nhớ đến câu chuyện nhà báo Võ Minh Châu kể lại khi một lần vào thành phố Hồ Chí Minh anh đã gặp cụ Hà Thị Thúy Hồng. Nghe cụ Hồng kể lại về ba mình: Sau giải phóng miền Nam bà Hồng nghe trên đài có người ngoài Bắc nhắn tin: “ Tìm người nhà có tên Hà Thị Thúy Hồng, con ông Hà Huy Tập bị kết án tử hình cùng đợt với Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ và bí thư xứ ủy Nam Kì Nguyễn Thị Minh Khai có mẹ là Nguyễn Thị Giáo hiện còn sống ở đâu thì cho người nhà biết tin theo địa chỉ…”.

Được tin ấy bà Hồng liên hệ với cô ruột đang công tác ở Hà Nội và một người cô ở quê nhà. Thế là gặp nhau. Trước ngày Sài Gòn giải phóng bà Hồng chỉ biết tên ba mình trong tờ hôn thú với má và trong tờ giấy khai sinh của mình cất cẩn thận dưới đáy chiếc rương gỗ .

Khi nghe tôi hỏi: Thế cuộc sống của bà Hồng hiện nay thế nào. Nhà báo Võ Minh Châu cho tôi biết một chi tiết rất cảm động: Bà sống giản dị, đạm bạc không lương hưu chỉ có tiền trợ cấp. Thế nhưng khi có khoản tiền 50 triệu được trợ cấp theo chế độ thân nhân gia đình cách mạng thì bà Hồng đã dành dụm gửi tặng toàn bộ cho trường THPT Hà Huy Tập ở Cẩm Xuyên.

Anh Đào Quang Toàn phụ trách ban quản lý khu di tích hiện nay đưa chúng tôi ra thăm khu mộ của cố TBT Hà Huy Tập cách đó 3km ở trên đồi Đồng Lem. Phía trước là mộ hai cụ thân sinh Hà Huy Tương và Nguyễn Thị Lộc. Mộ nhìn ra hướng Đông, phía Đông Nam là trục đường Thiên lý, phía Tây là dãy Hoành Sơn, phía Nam là núi Rá và dãy đồi, phía Đông là cửa Nhượng .Vùng đất đúng là địa linh, an lành.

Anh Toàn nói: "Ngọc lan là loại hoa sống tốt ở đất đồi. Hoa ngọc lan trắng và thơm rất tinh khiết, lá xanh bốn màu, ít rụng. Sắp tới chúng tôi sẽ cho trồng một số loại cây khác hợp với thổ nhưỡng. Sẽ có dãy ba cây nhãn rồi cây Bồ Đề và để trống một số ô đất cho các đoàn về thăm mộ, trồng cây. ."

Nhà văn Trần Đắc Túc người đã viết kịch bản và đạo diễn phim tài liệu “ Tổng bí thư Hà Huy Tập” cách đây 10 năm kể lại với tôi hành trình đi tìm tư liệu và ghi lại những thước phim qua lời kể rất sống động của một số vị lãnh đạo hoạt động cũng thời với TBT Hà Huy Tập như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Giáo sư Trần Văn Giàu…

Hình ảnh cố TBT Hà Huy Tập dáng người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, khuôn mặt khôi ngô có tài hùng biện hiện lên như là một nhà lý luận kiệt xuất, một người hoạt động thực tiễn năng nổ. Đặc biệt ông là người chấp bút viết cuốn lịch sử Đảng đầu tiên.


Những trang tài liệu chép tay của cố TBT Hà Huy Tập

Những trang tài liệu chép tay của cố TBT Hà Huy Tập

Trong tiểu sử tự thuật ông Hà Huy Tập ghi lại thời kì này: “Trong những ngày ở Sài Gòn, tôi là bí thư của tổ chức Đảng trong vùng. Vùng này thực tế chỉ gồm vài chi bộ nhỏ và vài chục Đảng viên. Vì còn thiếu kinh nghiệm trên con đường hoạt động cách mạng, tôi chưa biết làm thế nào để đạt kết quả tốt hơn. Nhưng tôi cũng đã kết nạp thêm nhiều Đảng viên mới, tổ chức được nhiều lớp học chính trị do chính tôi huấn luyện”

Năm 1936 ông Hà Huy Tập chọn làng Tân Thới Nhứt, xã Bà Điểm, huyện Hooc Môn làm nơi đặt cơ quan trung ương Đảng. Cũng chính tại Bà Điểm ông được bầu làm Tổng bí thư trong hội nghị cán bộ tổ chức Ban chấp hành trung ương lâm thời. Suốt hai năm hàng trăm cuộc họp, ba lần hội nghị BCH trung ương Đảng đã được ông tổ chức và trụ trì giữa những ụ rơm Bà Điểm. Hàng loạt bài báo, tác phẩm chính luận phân tích khẳng định quan điểm, chủ trương của Đảng cộng sản đã được ông viết bằng bút mực, bút chì dưới ánh sáng leo lét của ngọn đèn dầu thắp bởi tay những bà má dưới những vườn trầu cao vút.

Chúng tôi đã chụp được một số bản viết tay màu mực tím sửa bằng màu mực đỏ ở khu lưu niệm cố Tổng bí thư. Khi bị địch đưa ra tóa và bị kết tội “Chịu trách nhiệm tinh thần về cuộc khởi nghĩa Nam Kì”, ông Hà Huy Tập vẫn ung dung: “Tôi không có gì phải hối tiếc”. Ông bị kết án tử hình và bị đưa ra trường bắn ở ngã tư Giếng nước – Hooc Môn – Gia Định ngày 28/8/1941.

Những người dân Hooc Môn còn nhớ mãi câu nói khảng khái của ông trước tòa án quân sự đặc biệt của chế độ ngụy quyền Sài Gòn: “Nếu còn sống tôi vẫn tiếp tục hoạt động”.

Chị Nguyễn Thị Nhuần – Hướng dẫn viên khu di tích cho tôi biết một chi tiết trùng hợp lạ lùng là đêm 22 rạng 23/11/2009 khi tìm được mộ TBT Hà Huy Tập trùng với thời điểm nổ ra cuộc khởi nghĩa Nam Kì 1940. Trước lúc ra pháp trường ông Hà Huy Tập đã viết bức thư cho người thân gửi qua bạn tù Võ Liệt được tha, đưa về cho em rể Nguyễn Đình Cương.

Bức thư viết tay tuy nét mực đã mờ nhưng vẫn còn đọc được có đoạn viết: “Nếu tôi phải chết thì ở nhà không nên thờ cúng, điếu phúng, không cần tìm người lập tự. Gia đình, bạn hữu chớ xem tôi là người đã chết mà phải buồn. Trái lại xem tôi như người còn sống nhưng đi vắng một thời gian vô hạn… mà thôi!”.

Và, ông chỉ đi xa và sau 69 năm rồi trở về quê mẹ nằm trên ngọn đồi lộng gió.

Nguyễn Ngọc Phú - Hội Văn nghệ Hà Tĩnh/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Khi chạy tới cổng tỉnh ủy Hải Dương, xe ô tô do ông H. điều khiển bất ngờ lao qua vỉa hè rơi xuống sông Sặt khiến tài xế tử vong.

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Cửa hàng kinh doanh vàng giả nhãn hiệu Chanel tại huyện Diễn Châu (Nghệ An) vừa bị lực lượng chức năng lập biên bản đề nghị xử phạt số tiền 85 triệu đồng.

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Với thủ đoạn tinh vi, nhóm đối tượng đã tạo dựng màn kịch lừa kết hôn với người Trung Quốc để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Chợ tự phát (chợ cóc, chợ tạm) đang mọc lên dày hơn ở nhiều khu đông dân cư tại các đường phố Hà Nội. Con đường nơi có chợ cóc họp thường xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân xung quanh.

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Mặc dù được đầu tư hơn 1 nghìn tỉ đồng, thế nhưng sau nhiều năm hoạt động, tuyến xe buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng về giảm thiểu ùn tắc. Vừa qua, UBND TP Hà Nội đã có đề xuất "khai tử" tuyến buýt nhanh BRT để thay bằng đường sắt đô thị.

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Xã hội - 7 giờ trước

GĐXH - Ra đầm nuôi trồng thủy sản của người thân chơi, thấy em bị ngã xuống nước, chị gái đã lao xuống cứu em. Do không biết bơi, cả 2 chị em cháu D. bị đuối nước.

Hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp dồn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày oi nóng

Hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp dồn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày oi nóng

Thời sự - 8 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, tuần tới miền Bắc chuẩn bị đón hai đợt gió mùa Đông Bắc khiến nền nhiệt độ giảm nhẹ và trời đỡ nóng.

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024

Xã hội - 8 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Sáu ngày 19/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Lại xảy ra đuối nước thương tâm tại Quảng Bình

Lại xảy ra đuối nước thương tâm tại Quảng Bình

Thời sự - 8 giờ trước

GĐXH - Trong lúc tắm ở khe suối, nam sinh sinh lớp 9 lặn xuống đáy rồi mắc kẹt vào đá dẫn đến đuối nước.

Liên tiếp xảy ra giông lốc gây thiệt hại về nhà dân, hoa màu

Liên tiếp xảy ra giông lốc gây thiệt hại về nhà dân, hoa màu

Thời sự - 8 giờ trước

GĐXH - Giông lốc liên tiếp xảy ra ở Quảng Trị khiến nhiều nhà dân bị tốc mái, hư hỏng, hàng chục hecta lúa bị đổ gãy...

Top