Chuyên gia "gọi tên" những sai lầm người mắc tiểu đường thường gặp khi mùa lạnh tới
GiadinhNet - Nhiều bệnh nhân tiểu đường nghĩ, vết loét nhỏ xíu ban đầu không có gì đáng ngại vì nó sẽ tự liền, tự lành. Thực tế thì có vết loét bàn chân dù rất nhỏ nhưng điều này có nghĩa là bệnh nhân đã có nhiều biến chứng nặng như biến chứng thần kinh, mạch máu…
Theo TS.BS Nguyễn Quang Bảy, Phụ trách Khoa Nội tiết, Đái tháo đường (Bệnh viện Bạch Mai), hiện thế giới có hơn 425 triệu người đang sống với bệnh đái tháo đường (ĐTĐ). Mỗi giờ, có thêm hơn 1.000 người mắc ĐTĐ mới.
Theo Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF) năm 2017, Việt Nam có tới 3,53 triệu người đang chung sống với bệnh ĐTĐ, tương đương với 6% tổng dân số. Dự đoán đến năm 2045 sẽ có 6,3 triệu người mắc ĐTĐ, tăng 78.5%.

TS.BS Nguyễn Quang Bảy - phụ trách khoa Nội tiết, Đái tháo đường (Bệnh viện Bạch Mai)
Tuy nhiên, có tới 70% người mắc ĐTĐ chưa được chẩn đoán và trong số đó, chỉ 28.9% bệnh nhân được điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh. Nguy hiểm hơn nữa là tỷ lệ người mắc bệnh ĐTĐ đang tăng chóng mặt và ngày càng trẻ hóa, rất nhiều người độ tuổi 25-30 mắc ĐTĐ mà không hay biết, thậm chí có những trường hợp trẻ 12, 13 tuổi bị ĐTĐ tuýp 2 đã được ghi nhận.

Kiểm tra đường huyết cho bệnh nhân tham gia câu lạc bộ Đái tháo đường Bệnh viện Bạch Mai
BS Bảy chỉ ra những sai lầm người mắc tiểu đường thường gặp khi trời lạnh tới:
1. Tự ý điều trị cảm giác tê bì: Nhiều người mắc bệnh tiểu đường do thiếu hiểu biết thường có thói quen ngâm chân bằng nước ấm, nóng hoặc tự ý đắp các loại thuốc lá không rõ nguồn gốc để giảm cảm giác tê bì, đả thông kinh mạch, làm sạch và phòng ngừa biến chứng bàn chân. Tuy nhiên, cũng vì thói quen này người tiểu đường đang đối mặt với nguy cơ cao bị nhiễm trùng, hoại tử, phải cắt cụt chi.
Người mắc tiểu đường thường kiểm soát đường máu không tốt, không cảm nhận được nhiệt độ cao thấp. Do vậy, chỉ cần một sơ suất nhỏ, một lần không có người thân kiểm soát giúp nhiệt độ là có thể dẫn tới bỏng nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Ngay cả ngâm chân nước ấm cũng không khuyến khích với bệnh nhân tiểu đường, hoặc phải có người giám sát, đo nhiệt độ nước, do chân người bệnh tê bì không cảm nhận được nhiệt độ nước. Rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị bỏng do ngâm chân trong nước quá nóng mà không biết.
2. Tự chữa loét bàn chân ở nhà: Loét bàn chân là biến chứng của bệnh ĐTĐ. Điều trị biến chứng bàn chân khá tốn kém, thời gian nằm viện kéo dài. Khi có loét bàn chân, nguy cơ bị cắt cụt bàn chân rất cao, thậm chí phải cắt lên đến đùi.
Việc phòng nguy cơ này rất quan trọng. Nhiều bệnh nhân nghĩ, vết loét nhỏ xíu ban đầu không có gì đáng ngại vì nó sẽ tự liền, tự lành. Thực tế thì có vết loét bàn chân dù rất nhỏ nhưng điều này có nghĩa là bệnh nhân đã có nhiều biến chứng nặng như biến chứng thần kinh, mạch máu…
Do đó, khi phát hiện có vết loét nhỏ, phải tới cơ sở y tế điều trị đúng phác đồ y khoa. Nếu tự ý làm bác sĩ cho bản thân mình để chữa loét bàn chân ở nhà, là bệnh nhân tự biến mình thành “đao phủ”.
3. Không kiểm soát, điều trị phối hợp nhiều bệnh mãn tính khác: Nhiều bệnh nhân dù kiểm soát tốt đường huyết nhưng tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) vẫn không giảm. Điều trị giảm đường huyết đơn thuần chỉ là một phần nhỏ của tảng băng chìm. Việc điều trị chỉ nhắm vào glucose là không đủ.
Đơn cử, với bệnh nhân ĐTĐ, đặc biệt type 2 thường mắc các bệnh khác như: tăng huyết áp, rối loạn lipid máu… Nhiều bệnh nhân lại chỉ nhăm nhăm kiểm soát đường huyết, mà quên đi rằng tăng huyết áp hay rối loạn lipid máu cũng là yếu tố nguy cơ tác động qua lại và ảnh hưởng bệnh đái đường.
4. Chỉ đo đường huyết buổi sáng: Nhiều bệnh nhân phản ánh việc sáng nào cũng thử đường máu, chỉ số “đẹp” nhưng sao lại bị biến chứng. Thực tế thì đường huyết dao động trong suốt cả ngày. Những người có chỉ số HbA1C dưới 8.1% có nguy cơ cao tăng đường huyết sau ăn.
Việc tăng đường huyết sau ăn có liên quan mật thiết tới các bệnh như: Tim mạch, võng mạc, giảm tưới máu cơ tim, suy giảm chức năng nhận thức, nguy cơ ung thư hay tăng tỷ lệ tử vong…
Người bệnh phải theo dõi cả đường máu trước và sau ăn (khi đói và no) và phải theo dõi nhiều lần trong một ngày cho đến khi đường máu giảm để bác sĩ khuyến cáo chỉ định điều chỉnh chứ không phải thử đường huyết riêng gì buổi sáng hay trước ăn.
5. Sai lầm trong dùng thuốc:
Dùng thuốc theo đơn của bệnh nhân khác hay uống thuốc "Đông y" để "lành" hơn là hai sai lầm chính trong dùng thuốc của bệnh nhân tiểu đường. Một phần không nhỏ bệnh nhân sử dụng đơn thuốc người quen nhờ “mách bảo”.
Trong khi đó, mỗi cơ thể bệnh nhân có một mục tiêu điều trị khác nhau. Bệnh nhân cần nhớ là bác sĩ chữa người bệnh chứ không phải chữa bệnh, có nghĩa là tùy vào từng cá nhân người bệnh để có mục tiêu/phác đồ điều trị khác nhau.
Nhiều bệnh nhân nghĩ rằng thuốc Đông y, thuốc Nam… dùng lành hơn nhiều so với thuốc Tây y nên nghe lời mách bảo của người quen hoặc lời quảng cáo để dùng. Trong khi đó, thuốc phải được uống/tiêm đúng, đủ, nếu không có thể để lại hậu quả nặng nề, không chỉ làm tăng/hạ đường huyết mà còn ảnh hưởng chức năng gan, thận…
6. Đói = hạ đường huyết, nên phải ăn ngay: Cần hiểu rõ khi nào đói mà không phải hạ đường huyết? Đó là khi đói do bệnh nhân ăn ít hơn bình thường. Với bệnh nhân ĐTĐ, não quen với nồng độ glucose máu cao. Khi glucose máu giảm (mà vẫn trên 10mmol/L) thì não phát ra tín hiệu thiếu glucose.
Ngược lại, có nhiều người bị hạ đường huyết thực sự (glucose máu dưới 3,9 mmol/L) nhưng không có cảm giác đói, đó là biểu hiện của hạ đường huyết không triệu chứng.
7. Khi bị ốm thì bỏ luôn thuốc ĐTĐ: Nhiều bệnh nhân nghĩ, khi bị ốm, ăn kém thì đường huyết sẽ hạ nên cần giảm/ngừng uống thuốc ĐTĐ. Thực tế thì khi bị ốm, các hormone trong cơ thể sẽ tăng lên, đường huyết sẽ tăng cao. Khi thấy cơ thể không khỏe, cần đo đường huyết từ 3-4 giờ/lần, thậm chí 1-2 giờ/lần và ghi lại kết quả.
Khi bị sốt, dù ăn ít nhưng cơ thể lại cần nhiều insulin hơn, cần giữ nguyên liều insulin được chỉ định. Tiếp tục theo dõi đường huyết và tình trạng bệnh lúc nửa đêm, kể cả khi rất mệt. Bệnh nhân cũng cần uống nước nhiều hơn để ngăn chặn tình trạng mất nước. Dù mệt, ốm, bệnh nhân cũng cần ăn đúng bữa, nếu nôn thì uống nước có đường.
Thu Nguyên

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcNhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này
Sống khỏe - 17 giờ trướcGĐXH - Sau 3 ngày ăn tiết canh, bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng rất nặng, nhiễm khuẩn huyết và suy đa cơ quan. Tiên lượng hiện tại rất dè dặt.

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ có khối u xơ kết thành chùm trong tử cung cho biết bỏ tái khám nhiều năm. Gần đây, bụng to dần, kèm theo dấu hiệu chảy máu nhiều khi hành kinh, táo bón... mới đến viện khám.

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú
Mẹ và bé - 22 giờ trướcKhi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ ung thư vú, cần gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được đánh giá, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị kịp thời.

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua
Sống khỏe - 1 ngày trướcThịt vịt thường bị xem là 'béo' hơn so với thịt gà nhưng khi hiểu rõ về thành phần dinh dưỡng và có cách chế biến hợp lý, thịt vịt hoàn toàn có thể trở thành một phần bổ dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày.

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?
Sống khỏe - 1 ngày trướcMùa hè nóng nực, việc bổ sung nước là rất quan trọng giúp cơ thể đảm bảo được sự hoạt động bình thường. Những người có nguy cơ mất nước cần chú ý uống nước nhiều hơn.

5 nhóm thực phẩm dễ gây ung thư nhất
Sống khỏe - 1 ngày trướcUng thư do nhiều nguyên nhân, với tỷ lệ mắc và tử vong ngày càng gia tăng trên toàn cầu. Mặc dù có nhiều yếu tố góp phần vào sự phát triển của ung thư nhưng chế độ ăn uống đóng một vai trò không nhỏ.

Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh nhận viện và được theo dõi vỡ u gan cho biết, anh được chẩn đoán u gan cách đây 5 tháng. Tuy nhiên, anh lựa chọn sử dụng thuốc nam tại nhà.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.