Chuyện Tết Hàn thực năm xưa: Bánh trôi là món ăn đánh dấu lần đầu tiên vào bếp cùng mẹ của biết bao đứa trẻ, giờ đã lớn cả rồi!
Với rất nhiều người, lần đầu tiên vào bếp cùng mẹ chính là để nặn bánh trôi, chuẩn bị cho ngày Tết Hàn thực.
Khi càng gần đến ngày 3/3 âm lịch, bạn sẽ thấy bánh trôi bánh chay đã được bán ở khắp các chợ và cả trong siêu thị. Giữa phố thị ồn ào tấp nập, người người ngược xuôi trong vòng quay công việc nhưng khi nhìn thấy những đĩa bánh trôi bánh chay thì sẽ chợt nhớ: "À! Sắp đến Tết Thanh minh". Nhìn thấy bánh trôi bánh chay như nhìn thấy một miền kí ức xưa cũ đẹp đẽ, ăm ắp tiếng cười đùa... Tết thanh minh hay còn gọi là Tết Hàn thực (3/3 âm lịch) và cũng là Tết bánh trôi bánh chay.
Vào ngày này, các gia đình thường cúng tổ tiên bằng những đĩa bánh trôi, bánh chay hoặc chè trôi nước. Ở miền Bắc, món bánh truyền thống trong ngày Tết Hàn thực chính là bánh trôi nước .
Bánh trôi nước
Món bánh trắng trắng, tròn tròn này là cảm hứng của rất nhiều tác phẩm nghệ thuật. Ngày xưa, chúng ta có "Bánh trôi nước" man mác buồn của Hồ Xuân Hương. Ngày nay, chúng ta có "Bánh trôi nước" phiên bản sôi động, "chất chơi" hơn của Hoàng Thùy Linh.
Nhưng ngay cả khi chẳng có một tâm hồn mộng mơ, thi sĩ đi nữa, bánh trôi nước chắc chắn vẫn là món ăn gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều người.
Món ăn đầu tiên bạn cùng nấu với mẹ là gì? - "Bánh trôi nước"!
Ngày xưa, món bánh trôi nước chỉ có một phiên bản duy nhất: Lớp bột bánh màu trắng được làm từ bột nếp, bột tẻ; nhân bánh là những viên đường phên cắt hạt lựu. Đơn giản, không cần nhiều màu sắc mà đứa trẻ con nào cũng thích mê mệt.
Trẻ con muốn ngồi nặn bánh cùng mẹ vì tò mò, muốn... nghịch là chính chứ chẳng góp sức được bao nhiêu. Hồi đó, chắc chắn tụi nhỏ ấy chẳng biết mẹ đã phải xay bột bằng chiếc cối đá nặng mấy chục cân, nén đá rồi ủ bột qua đêm mới có thứ cho mình ngồi nhào nhào, nặn nặn.
Bây giờ, những chiếc cối đá gần như đã "đi vào dĩ vãng". Chuyện làm bánh trôi nước cũng đơn giản hơn nhiều vì bột đã bán sẵn rồi, chưa kể còn có nhiều phiên bản bánh trôi nước màu sắc vô cùng bắt mắt nữa. Nhưng phiên bản truyền thống chắc chắn vẫn là điều mà nhiều người thuộc thế hệ 7x, 8x và 9x đời đầu nhớ nhất. Lý do rất đơn giản: Đó là món ăn đầu tiên chúng ta được cùng mẹ vào bếp, ngồi nặn bánh như ngồi nặn đất sét, thích thú vô cùng!
Nên làm gì trong ngày Tết Hàn thực?
Nhiều người lầm tưởng rằng vào Tết Hàn thực, chỉ cần làm bánh trôi bánh chay để cúng ông bà tổ tiên. Tuy nhiên điều đó đúng mà chưa đủ. Theo truyền thống, vào ngày Tết Hàn thực, người ta còn làm những việc sau:
- Đi tảo mộ;
- Làm mâm cúng;
- Chỉ nói những điều hay ý đẹp, tránh mâu thuẫn cãi vã lẫn nhau;
- Tưởng nhớ công ơn những người đã khuất;
- Ăn mặc chỉn chu khi làm lễ, thắp hương.
Nếu ngày xưa, bạn cũng đã từng cùng mẹ và bà làm bánh trôi nước, vậy thì Tết Hàn thực năm nay, hãy thử tự mình vào bếp làm món bánh này xem sao?
Cách làm bánh trôi nước cho ngày Tết Hàn thực
Cách làm bánh trôi nước
Bạn có thể tìm mua các nguyên liệu này tại các hàng tạp hóa, hoặc các siêu thị lớn/nhỏ.
- Bước 1: Trộn bột bánh
Bạn cho vào bát: 220gr bột nếp và 50gr bột gạo tẻ, trộn đều. Tiếp theo, bạn đổ từ từ 100ml nước ấm (khoảng 60 độ) vào bát bột. Vừa đổ nước vừa trộn đều, khi thấy bột có độ kết dính và ẩm là được.
Bạn dùng tay nhào bột khoảng 5-7 phút để bột mịn và dẻo rồi dùng màng bọc thực phẩm bọc kín bát bột lại, để bột nghỉ khoảng 30 phút.
Cách làm bánh trôi nước
- Bước 2: Nặn bánh
Nếu bạn mua đường phên nguyên miếng, vậy thì hãy cắt đường thành từng viên nhỏ, dạng hạt lựu. Hoặc để tiết kiệm thời gian và công sức, bạn có thể mua đường phên dạng viên.
Bạn chia phần bột bánh đã ủ thành từng miếng nhỏ đều nhau. Lấy 1 miếng bột, ấn 1-2 viên đường phên vào giữa, khéo léo gói kín phần nhân đường lại và lăn tròn miếng bột trong lòng bàn tay.
Lưu ý: Khi vo tròn để tạo hình cho bánh, bạn nên miết mạnh 1 chút để bề mặt bột bánh không còn các lỗ khí nhỏ. Nếu không, khi luộc bánh sẽ dễ bị nứt hoặc phần đường phên tan và tràn ra ngoài.
Cách làm bánh trôi nước
Bạn lặp lại thao tác trên cho đến khi hết phần bột và đường phên đã chuẩn bị.
- Bước 3: Luộc bánh
Trước tiên, bạn cần chuẩn bị 1 âu nước đá lạnh.
Sau đó, cho vào nồi khoảng 1.2 lít nước, đun thật sôi. Khi nước đã sôi, bạn hãy thả phần bánh đã nặn vào nồi, dùng thìa khuấy nhẹ để bánh không dính vào nhau.
Chú ý: Bạn không nên đậy vung khi luộc bánh.
Các viên bánh trôi khi mới thả vào nồi sẽ chìm nghỉm dưới nước, lúc nào bạn thấy bánh nổi lên nghĩa là bánh đã chín rồi! Dùng muôi lỗ vớt bánh khỏi nồi và thả ngay vào âu nước lạnh, ngâm khoảng 1-2 phút.
Cách làm bánh trôi nước
Cuối cùng, bạn dùng muôi lỗ vớt bánh ra khỏi âu nước đá, xếp ra đĩa, rắc 1 ít hạt mè rang lên đĩa bánh.
Vậy là món bánh trôi nước cho ngày Tết Hàn thực đã được hoàn thành rồi!
Cách làm bánh trôi nước
Nếu bạn đã lập gia đình và đã có con, đừng quên rủ các bé cùng vào bếp và nặn bánh trôi nước nhé! Có thể sẽ hơi mất công dọn dẹp cho các mẹ, và thời gian làm bánh thậm chí còn tăng lên, nhưng chắc hẳn đây sẽ là trải nghiệm khiến các bé vô cùng hào hứng và sẽ nhớ mãi về sau này.
Giống như cách chúng ta nhớ về lần đầu được ngồi nghịch bột, nặn bánh với mẹ ngày xưa vậy!
Theo Nhịp sống Việt
'Chiếc bánh thần kỳ' giải mã vận hạn, cá tính của bạn
Ẩm thực 360 - 15 giờ trướcGĐXH - Trắc nghiệm dưới đây mang tính tham khảo nhưng có thể sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân mình.
Rán cá rô nên để vảy hay cạo vảy?
Mẹo nấu nướng - 16 giờ trướcNhiều người băn khoăn, khi rán cá rô nên để vảy hay cạo vảy để cá có chín đều từ ngoài vào trong, giòn thơm hấp dẫn.
Đỉnh như cỗ miền Tây, dân mạng chỉ nhìn thôi cũng phát thèm
Ẩm thực 360 - 17 giờ trướcGĐXH - Ở mỗi nơi, cỗ cưới lại có những đặc trưng riêng, trong đó cỗ cưới miền Tây luôn thu hút khách mời ngay từ hình thức cho đến hương vị của món ăn.
Cách chế biến món ăn đơn giản từ loại hạt tốt ngang với insulin tự nhiên, cực giàu dinh dưỡng nhưng giúp hạ đường huyết rất hiệu quả
Ẩm thực 360 - 20 giờ trướcGĐXH - Hạt kê có hàm lượng dinh dưỡng cao và có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Dưới đây là những món ăn dễ chế biến từ hạt kê.
Cách làm lạc kho tương ngon bùi cực kỳ đưa cơm
Mẹo nấu nướng - 23 giờ trướcThay cho món lạc rang muối hay lạc rang nước mắm truyền thống, bạn có thể biến tấu đôi chút với món lạc kho tương ăn "cuốn" đến mức bao nhiêu cơm cũng hết.
Cách ngâm chanh đào đường phèn mật ong chữa ho
Ăn - 1 ngày trướcChanh đào ngâm đường phèn mật ong là một phương thuốc dân gian có hiệu quả cao trong việc giảm ho, đau họng và tăng cường hệ miễn dịch trong mùa đông.
'Nấu gì cho bữa cơm nhà ngày trời trở lạnh?': Đây là 5 món nóng hổi, dễ làm và ngon miệng vô cùng
Ăn - 1 ngày trướcChúng ta hãy cùng khám phá 5 món ăn ngon nóng hổi, giàu dinh dưỡng rất thích hợp cho những ngày thời tiết đầu mùa đông này.
5 mẹo đơn giản nhận biết trứng vịt lộn già và non
Mẹo nấu nướng - 1 ngày trướcGĐXH - Trứng vịt lộn là một trong những món ăn bổ dưỡng và hấp dẫn trong ẩm thực Việt Nam. Có người thích ăn trứng vịt lộn già, có người thích trứng còn non, vậy làm sao để phân biệt?
Mẹo bảo quản hành lá, ớt, tỏi được lâu
Ăn - 1 ngày trướcCác mẹo bảo quản hành lá, ớt, tỏi được hướng dẫn bên dưới sẽ giúp bạn kéo dài đáng kể thời gian sử dụng các loại gia vị này với chất lượng cao nhất.
Trắc nghiệm: Món ăn bạn ghét nhất tiết lộ con người thật của bạn
Ăn - 1 ngày trướcGĐXH - Hãy thử xem điều đó có đúng không?!
Món ngon mùa Đông bổ rẻ: Biến loại củ tốt cho người tiểu đường thành món ngon chỉ có trong mùa lạnh
ĂnGĐXH – Cách chế biến đơn giản được làm từ loại củ tốt cho người tiểu đường này là món ngon mùa Đông bổ rẻ, được nhiều người ưa thích trong thời tiết lành lạnh.