Chuyện về một dòng tộc yêu nước
GiadinhNet - Vào những ngày thu tháng Tám năm 2013, chúng tôi có dịp về thăm Từ đường dòng họ Lê Minh ở làng Đại Bái (xã Thiệu Giao, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa). Những gì nhận biết được ở ngôi Từ đường này đã cho tôi hiểu, vì sao Anh hùng Lao động GS Vũ Khiêu đã đề tặng cho Từ đường bức hoành phi “Trung Hiếu Truyền Gia”.
Trung hiếu truyền gia
Từ đường thờ những người con của dòng họ Lê Minh, khởi từ cụ Lê Minh Dung, từng tham gia chống Pháp cùng Tổng đốc Nguyễn Tri Phương. Nghe theo Chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, cụ Lê Minh Dung hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa Ba Đình. Tháng 2/1887, cụ đã hy sinh anh dũng sau một trận huyết chiến ở hệ thống cứ điểm Mã Cao.
Con trai cụ Lê Minh Dung là quan cửu phẩm Lê Văn Tiến, vì tham gia phong trào Duy Tân và phong trào chống thuế Trung kỳ, bị thực dân Pháp bắt và kết án tử hình, sau giảm án xuống 9 năm tù khổ sai, đày đi Côn Đảo, mang số tù 7648. Khi nghe tin chồng bị kết án tử hình, cụ bà Trịnh Thị Thường đang ôm con (là ông Lê Quang Phấn, lúc đó 3 tuổi) nằm trên võng bị đột quỵ qua đời.
Gia cảnh đau thương và dòng máu yêu nước chảy trong huyết quản đã khiến ông Lê Quang Phấn sớm giác ngộ cách mạng, trở thành một trong những hạt giống đỏ đầu tiên của Đà Lạt (Lâm Đồng), đóng góp tích cực vào cuộc cách mạng đánh đổ ách áp bức bóc lột của thực dân Pháp, giành độc lập tự do cho dân tộc.
Người thành lập chi bộ đầu tiên ở Lâm Đồng
Ngày 18/8/2013, chúng tôi may mắn có mặt trong buổi Lễ khánh thành “Bia lưu niệm về một dấu tích lịch sử cách mạng” do Hội Khoa học lịch sử Việt Nam phối hợp với Tỉnh ủy - UBND tỉnh Lâm Đồng, TP Đà Lạt và gia đình cố lão thành cách mạng Lê Quang Phấn tổ chức. Trong lời khai mạc, ông Dương Trung Quốc - Tổng Thư ký Hội Khoa học lịch sử Việt Nam nêu rõ: “Nơi đây là dấu tích hoạt động của những chiến sĩ cộng sản đầu tiên trên mảnh đất Lâm Đồng…”. Ngày 24/10/2012, khi biết tin công trình Bia lưu niệm chuẩn bị khởi công, tuy đang mệt nặng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn gửi một bức thư tới gia đình cố lão thành cách mạng Lê Quang Phấn. Bức thư có đoạn: “Cách mạng luôn ghi nhớ công lao của những người đã đặt viên gạch cách mạng đầu tiên tại mảnh đất Đà Lạt (Lâm Đồng), trong đó có cố lão thành cách mạng Lê Quang Phấn…”.
Chính tại nơi dựng Bia lưu niệm này cách đây 85 năm, là ngôi nhà của cố lão thành cách mạng Lê Quang Phấn - một trong ba đảng viên đầu tiên của Chi bộ Cộng sản đầu tiên tại tỉnh Lâm Viên trước đây - và người vợ, người đồng chí của ông là bà Đỗ Thị Khương. Ngôi nhà nằm ở cây số 12 (Trạm Bò) trên đường 11, nay thuộc xã Xuân Thọ, TP Đà Lạt.
Tháng 4/1930, ông Trần Diệm, Bí thư Chi bộ Tân Việt Đà Lạt, triệu tập một cuộc họp chi bộ tại căn buồng số 2, trên tầng gác của nhà xe, khách sạn Palace để thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đà Lạt gồm 3 đảng viên: Trần Diệm, Trần Hữu Duyệt và Lê Quang Phấn.
Ông Phấn và bà Khương đã biến chính ngôi nhà của mình thành cơ quan bí mật của Đảng, nơi gặp gỡ, tổ chức các lớp huấn luyện cho các chiến sĩ cách mạng, nuôi giấu cán bộ trong những năm tháng đầu tiên sau khi tổ chức cộng sản được thành lập... Ông bà không những tích cực trong hoạt động tuyên truyền, giác ngộ quần chúng mà còn nhận nhiệm vụ làm kinh tế để nuôi cách mạng. Chính ông Lê Quang Phấn là nhà thầu lớn nhất thầu xây dựng Dinh Bảo Đại 2 và một số công trình lớn khác ở Đà Lạt. Bà Đỗ Thị Khương là quần chúng tích cực của Đảng. Bà có công nhiều trong việc đóng góp tài chính cho Đảng, tích cực giúp đỡ cán bộ, làm liên lạc cho Đảng, đưa tài liệu mật xuống Nha Trang, Tháp Chàm...
Sau Xô Viết Nghệ Tĩnh, thực dân Pháp điên cuồng khủng bố, đàn áp phong trào cách mạng. Do có kẻ phản bội nên ông Phấn, bà Khương bị giặc Pháp bắt giam. Dù bị tra tấn, đánh đập hết sức dã man nhưng ông bà vẫn một lòng kiên trung với cách mạng. Không khai thác được gì, chứng cứ không đủ nên giặc Pháp buộc phải thả ông bà.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 bùng nổ, ông Lê Quang Phấn tham gia cướp chính quyền ở Thọ Xuân (Thanh Hóa), quê hương ông và trở thành Chủ tịch UBND thị xã huyện lỵ Thọ Xuân ( từ 4/1945- 9/1947)… Bà Đỗ Thị Khương được UBND tỉnh Phú Khánh cấp Giấy chứng nhận là “Người có công giúp đỡ cách mạng chống đế quốc và phong kiến, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc” (1981) và được Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng tặng Bằng “Có công với nước” với lời biểu dương: “ Đã nêu cao tinh thần yêu nước, tích cực giúp đỡ và bảo vệ cách mạng góp phần xứng đáng vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám” (28/8/1985).
Thủ lĩnh phong trào sinh viên yêu nước Đà Lạt
Trong buổi Lễ khánh thành Bia lưu niệm tại Đà Lạt hôm đó, chúng tôi chú ý tới một người đàn ông đứng tuổi, cao gầy, tóc bạc trắng nhưng dáng vẻ vẫn rất nhanh nhẹn với ánh mắt linh hoạt, thân thiện, tươi vui. Được biết, ông chính là cựu tù Côn Đảo kiên trung, cựu lãnh tụ sinh viên Đà Lạt Ngô Ngọc Dũng, cháu ruột nhà cách mạng Lê Quang Phấn (con trai cô em gái của ông Phấn).
Tiếp cận ông Dũng, chúng tôi tìm cách khơi gợi để ông kể về những năm tháng hào hùng, hoạt động trong phong trào sinh viên, học sinh Đà Lạt trong những năm 60 của thế kỷ trước. Ông chia sẻ: Khi Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam ra đời thì tôi được 16 - 17 tuổi. Giữa lúc cả miền Nam đang sục sôi cách mạng, mẹ tôi thỉnh thoảng vẫn nhắc cho anh em chúng tôi biết rằng ông ngoại Lê Văn Tiến của chúng tôi là sĩ phu yêu nước, chống thực dân Pháp bị lưu đày Côn Đảo gần 9 năm. Thông tin của mẹ tôi cung cấp chỉ vỏn vẹn có mấy câu nhưng tôi cứ suy nghĩ và tự hứa đừng làm gì trái với chí hướng của ông ngoại. Nghĩ như vậy nhưng phải làm gì? Đâu là con đường phải đi? lúc đó đối với tôi vẫn là những câu hỏi còn để ngỏ. Năm 1963- 1965, tôi tham gia phong trào học sinh, sinh viên chống chính quyền quân phiệt Sài gòn. Từ trong phong trào, tôi đã kết thân với một số anh em cùng lớp có chung thao thức: Thanh niên yêu nước phải làm gì?”.
Ông Ngô Ngọc Dũng và 6 người bạn thân lập thành nhóm “Thất hiền Đà Lạt”. Họ cùng khẳng định: Chỉ có một con đường đúng đắn là đi theo Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đánh đuổi đế quốc Mỹ. Tháng 2/1965, họ cùng nhau vào chiến khu tuyên thệ, học tập, đồng thời xin được thành lập Đoàn Thanh niên Ái quốc Việt Nam (gọi tắt là AQ, tức là Ái quốc) nhằm vận động thanh niên, sinh viên, học sinh Đà Lạt tham gia cách mạng. Từ đó hai chữ AQ xuất hiện trên truyền đơn, biểu ngữ, khẩu hiệu chống Mỹ-Ngụy được rải khắp Đà Lạt khiến chính quyền Sài Gòn lúc đó vô cùng hoảng sợ. Nhóm nòng cốt AQ đã cho ra đời tờ báo Đà Lạt Thức. Báo ra 5 số thì bị đình bản. Ông Ngô Ngọc Dũng và một người bạn bị bắt. Hàng ngàn học sinh, sinh viên và nhân dân Đà Lạt biểu tình đòi thả ngay hai người này. Nhằm tập hợp lực lượng rộng rãi hơn, nhóm AQ đã thành lập Tổ chức “Thanh niên, sinh viên, học sinh Đà Lạt tranh thủ dân chủ” và đưa ông Ngô Ngọc Dũng làm Phó Chủ tịch.
Những ngày tháng 4/1966, nhóm AQ đã đưa phong trào đấu tranh lên đỉnh cao. Thông qua tổ chức “Thanh niên học sinh sinh viên Đà Lạt tranh thủ dân chủ”, họ đã lãnh đạo hàng ngàn sinh viên, học sinh và những người dân lao động kéo đến vây Dinh Tỉnh trưởng, đưa yêu sách và hô vang “Đả đảo!”, ào ào xông tới chiếm Đài Phát thanh, chiếm Ty Thông tin chiêu hồi, đốt hết các hồ sơ, giấy tờ thu 10 xe thông tin, chiếm trụ sở Hợp tác xã rau Đà Lạt… Trong suốt 4 ngày, 4 đêm làm chủ Đài Phát thanh, nhóm AQ đã lên chương trình phát sóng liên tục, thay nhau diễn thuyết đường lối đấu tranh đòi dân sinh dân chủ, hòa bình thống nhất đất nước. Nhờ vậy, quần chúng được giác ngộ lý tưởng cách mạng, đồng tình, ủng hộ cách mạng chống chế độ Mỹ - Ngụy.
Đài Phát thanh bị Chính quyền Sài Gòn huy động quân đội tấn công tái chiếm. Sinh viên, học sinh bằng những vũ khí tự chế thô sơ, đã chiến đấu anh dũng, nhiều người đã ngã xuống, bị thương… Trước khi rút lui, các sinh viên đã đốt cháy Đài phát thanh. Cuộc đấu tranh của sinh viên, học sinh và những người dân lao động buộc chính quyền cũ ở Đà Lạt lùi bước, chấp nhận một chính quyền do sinh viên làm chủ. Trong suốt 77 ngày đêm, tại Đà Lạt đã hình thành trạng thái “hai chính quyền song song tồn tại” như một hình thức tiền khởi nghĩa.
Sau cao trào năm 1966, ông Ngô Ngọc Dũng vào Sài Gòn hoạt động. Đầu năm 1968, ông bị địch bắt giam. Sau khi bị đưa qua nhiều nhà tù, cuối năm đó ông bị lưu đày ra Côn Đảo. Ông Dũng nhớ lại: “Đặt chân lên Côn Đảo, nơi mà 60 năm trước ông ngoại tôi là Lê Văn Tiến cũng bị địch giam cầm, tra tấn. Tôi cảm thấy mình đã trưởng thành... Tôi thầm hứa sẽ giữ vững khí tiết cách mạng để xứng đáng với ông, với truyền thống của gia đình”.
Trong thời gian bị giam cầm, ông Dũng luôn bất khuất trước những đòn roi tra tấn của kẻ thù. Bị nhốt trong chuồng cọp, chịu đủ các nhục hình của “địa ngục trần gian” ông vẫn hăng hái đi đầu trong tất cả các cuộc đấu tranh của anh em tù chống lại sự đàn áp của địch. Đến ngày miền Nam được giải phóng (30/4/1975), ông Dũng cùng các chiến sĩ trong trại tù đã nổi dậy cướp chính quyền và trở về quê hương cùng đoàn quân chiến thắng.
Sau giải phóng, ông Ngô Ngọc Dũng đã giữ nhiều trọng trách về Đảng và chính quyền tại Thành ủy TPHCM và UBND huyện Cần Giờ, làm Giám đốc, Bí thư đảng ủy nhiều đơn vị kinh tế quốc doanh lớn ở TPHCM, Cần Thơ... Trong thời gian công tác, ông luôn chăm lo đời sống cho anh em, đặc biệt đối với những người có công với Cách mạng, những bạn tù chính trị. Nhưng với quyền lợi của bản thân, ông tuyệt đối không hề đòi hỏi.
Trong những năm tháng cuối đời, ông Dũng phải chống chọi với những cơn đau khủng khiếp của căn bệnh ung thư ác tính. Khi được hỏi: Ông có nguyện vọng gì đề đạt với Đảng, với Nhà nước không, ông xúc động trả lời: “Cả cuộc đời tôi theo Đảng, theo Cách mạng… để con cháu có được ngày hôm nay. Tôi thấy sự hy sinh của các thế hệ đi trước đã được đền đáp xứng đáng. Tôi không có đòi hỏi gì hơn”. Và cho đến những giây phút cuối cùng của cuộc đời, gương mặt ông vẫn luôn thanh thản.
Trong những ngày cả nước hân hoan kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 này, chúng tôi muốn nhắc tới những người đã góp phần làm nên cuộc cách mạng vĩ đại của dân tộc, trong đó có những người con của dòng họ Lê Minh… Trên đất nước thân yêu của chúng ta có biết bao dòng họ có truyền thống yêu nước, bất khuất như dòng họ Lê Minh. Tất cả các dòng họ kết thành dân tộc Việt Nam anh dũng, bất khuất không chịu khuất phục trước bất cứ kẻ thù nào.
Đất nước hòa bình đã 40 năm, nhưng gia đình Ngô Ngọc Dũng vẫn sống trong một căn phòng chật hẹp hơn 20m2 thuê của Nhà nước, trong một con hẻm nhỏ tại chợ Cầu Muối (TPHCM). Tuy còn khó khăn nhưng ông luôn vui vẻ, lạc quan. Khi con cháu trong gia đình muốn ông chia sẻ thêm về những năm tháng phải chịu cực hình trong chuồng cọp Côn Đảo, ông chỉ cười: “Ba cũng như anh em, đồng đội khác, cũng phải chịu những đòn roi tra tấn, có gì để kể thêm đâu!”.
Hồ Thủy Tiên/Báo Gia đình & Xã hội
Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: UBND tỉnh gửi 'tối hậu thư' đến nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1
Thời sự - 21 phút trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn đã ra văn bản chỉ đạo nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 trong sự việc, xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
Đài Truyền hình Việt Nam thông tin về việc lái xe 16 chỗ vượt ẩu gây tai nạn ở Mai Châu
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Ngày 22/11, thông tin từ Đài Truyền hình Việt Nam cho biết, đơn vị đã làm việc với các cơ quan chức năng ngay sau khi xảy ra vụ tai nạn giao thông ở huyện Mai Châu (tỉnh Hòa Bình) ngày 18/11.
Vờ hỏi đường rồi rút dao đe doạ để cướp
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH - Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Mai Văn Quang (SN 1996, trú tại xã Nga Phượng, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá) để điều tra về hành vi “Cướp tài sản”.
Phá đường dây mua bán pháo 'khủng'
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH - Các đối tượng mua pháo từ nước ngoài đưa về Việt Nam, sau đó tham gia hội nhóm mua bán pháo trên không gian mạng để rao bán kiếm lời.
Từ 2025, nhiều lái xe lo lắng khi quy định này được ban hành, vừa bị thu hồi giấy tờ quan trọng vừa bị mất tiền
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Theo Thông tư số 65 vừa được Bộ Công an ban hành, từ 2025, lái xe phải kiểm tra kiến thức để phục hồi điểm giấy phép lái xe.
Tin tối 22/11: Đám cưới dùng 1 tấn rau củ trang trí ở Bình Định; Thông tin mới vụ ô tô 'đậu' trên cổng nhà ở Đồng Nai
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Đám cưới dùng rau củ quả để trang trí, tạo ra không gian lạ lẫm, đẹp mắt, khách khứa sau khi ăn cỗ còn được tặng đồ về nấu; Hình ảnh chiếc ô tô Matiz "đậu" trên mái cổng nhà ở Đồng Nai gây xôn xao dư luận...
Khởi tố đối tượng nổ súng để giải quyết mâu thuẫn
Pháp luật - 3 giờ trướcGĐXH - Công an tỉnh Cao Bằng đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra đối với Bùi Trung Kiên (SN 1998, trú tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng.
Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động
Giáo dục - 3 giờ trướcGĐXH - Nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp môn xét tuyển từ năm 2025 để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.
Bắt tạm giam 2 đối tượng tổ chức sử dụng và tàng trữ trái phép ma túy
Pháp luật - 3 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình tuần tra, kiểm soát tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, Công an huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã phát hiện 2 đối tượng đang có hành vi tổ chức và tàng trữ trái phép chất ma túy nên đã tiến hành bắt giữ.
Khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xé Quốc kỳ
Pháp luật - 3 giờ trướcGĐXH - Khi đi qua đoạn đường vắng, thấy người dân treo Quốc kỳ để chuẩn bị cho "Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc", do bốc đồng 2 đối tượng đã xé Quốc kỳ.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luậtGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.