Chuyện về ngôi nhà đặc biệt của 6 cô gái bị khiếm thính
Mỗi cô gái bị khiếm thính trong ngôi nhà này có quê quán, hoàn cảnh gia đình khác nhau nhưng tình cờ gặp nhau trong ngôi nhà này, họ coi nhau như chị em gái. Hàng ngày, họ cùng nhau sinh hoạt, giao tiếp bằng thứ ngôn ngữ rất riêng và cần mẫn làm việc để nuôi sống chính bản thân mình.
Chân dung những cô gái bị khiếm thính bẩm sinh kể trên chính là Lê Thị Thúy Hằng, Hà Thị Mai Hòa, Lê Thị Vân, Phùng Linh Chi, Nguyễn Thị Kim Ngân và Phạm Thị Ngọc Ánh. Hiện gần 2 năm nay, 6 cô gái trẻ này cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc với nhau trong ngôi nhà nhỏ ở tổ 6, phường Mỗ Lao, quận Hà Đông, Hà Nội.
Một sáng hè, chúng tôi tìm đến địa chỉ ngôi nhà đặc biệt kể trên. May mắn chúng tôi đã gặp đủ 7 thành viên cũng rất đặc biệt của ngôi nhà này. Mỗi thành viên đều có hoàn cảnh, tính cách khác nhau. Song hầu hết họ có tuổi đời còn rất trẻ. Thành viên lớn tuổi nhất năm nay chỉ mới 28 tuổi. Còn thành viên ít tuổi nhất năm nay 21 tuổi. Hàng ngày, họ cùng nhau sinh hoạt, vui đùa và làm việc với nhau như một gia đình đầm ấm thật sự dưới sự quản lý của người mẹ thứ 2 - chị Nguyễn Thị Đính (50 tuổi).
Ngay từ khi bước chân vào căn nhà nhỏ này nằm sâu trong ngõ này, vì đang trong giờ làm việc nên tuyệt nhiên không nghe thấy những tiếng nói cười đùa ồn ã. Ngược lại, chỉ nghe thấy tiếng lạch cạch của những chiếc máy may. 7 cô trò trong căn phòng nhỏ lại thi thoảng ngước lên hỏi nhau bằng những cử chỉ khua khoắng tay - một thứ ngôn ngữ ký hiệu của các bạn khiếm thính.
Người thủ lĩnh tận tâm dồn hết năng lượng
Người đầu tiên phải kể tới trong ngôi nhà nhỏ đặc biệt này chính là chị Nguyễn Thị Đính, 50 tuổi (người chuyên phụ trách chăm sóc 6 cô gái khiếm thính ở công ty Kym Viet). Dù gia cảnh chỉ bình thường nếu chưa muốn nói là khá khó khăn khi mọi thu nhập chỉ trông chờ vào người chồng lái taxi, nhưng 1 năm rưỡi quản lý và làm việc tại đây, chị Đính vẫn luôn tận tâm dồn hết năng lượng cho ngôi nhà này. Chính bởi thế, chị được 6 cô gái trẻ coi như người mẹ hiền thứ 2 của mình.
Mỗi ngày, dù đi làm xa nhà 8-10km, nhưng không ngày nào chị vắng mặt. Bởi nếu không đến, chị sẽ cảm thấy không yên tâm khi các em nhốn nháo, mong chờ cô đến: “Hàng ngày mình vạch kế hoạch công việc cụ thể, sau đó phân chia công việc hợp lý cho các em. Tiếp đó, khi thì mình tự làm các sản phẩm mẫu, hướng dẫn các em cách phối màu, cách may, cách ghép vải… lúc lại chạy ra chợ mua nguyên liệu, mua vải may nếu hết. Hay khi có khách order hàng, mình lại tranh thủ trưa hoặc chiều tối hay khi đi mua nguyên liệu để đi đưa hàng. Một ngày của mình cứ xoay như chóng chóng với đủ thứ việc lặt vặt như vậy”.
Vì hàng ngày tiếp xúc trò chuyện với các cô gái nhiều nhất, lại hiểu được ngôn ngữ ký hiệu của các em khiếm thính nên phần nào chị còn hiểu tính nết của 6 thành viên này còn hơn cả bố mẹ các em ở nhà. Thương các em hơn cả các em thương mình, hàng ngày chị Đính luôn tận tâm chăm lo cho các em từ cái tăm, gói băng vệ sinh đến gạo, nước, rau ăn hàng ngày.
Chị chia sẻ: “Vì 6 em ở đây đều là những cô gái bị khiếm thính bẩm sinh, lại có có hoàn cảnh khá đặc biệt nên các em rất nhạy cảm. Do đó mình thật sự thương các em nhiều hơn phần các em thương mình. Bởi mình luôn muốn các em trưởng thành hơn để sau này khi có gia đình, các em cũng đỡ khó khăn hơn, trưởng thành trong xã hội. Do đó, bất cứ việc gì giúp được các em, mình cũng không nề hà”.
Chính bởi thế mà dù đi làm xa nhà, công việc lại vất vả, trong khi lương chỉ được 4 triệu đồng/tháng nhưng chị Đính vẫn cứ gắn bó với lớp học và theo 6 cô gái từ ngày đầu đến giờ: "Nhiều khi mình cũng mệt mỏi, buồn, bất lực lắm. Bởi công việc đòi hỏi nhiều tâm sức, thời gian. Mình đã dồn hết năng lượng của mình có mà nhiều khi các em chỉ tiếp thu, học được phần nào, đặc biệt có những lúc, các em chưa có tính tự giác cao khiến mình khá vất vả".
Nhất là những ngày đầu khi ngôi nhà chung này mới hoạt động, do số vốn ban đầu ít ỏi, sản phẩm bán ra dù đẹp nhưng chưa có đầu ra, chưa được tiêu thụ nhiều trên thị trường nên hoạt động rất khó khăn: "Rất nhiều lần mình buồn chán nhưng đến lớp học là chẳng dám thể hiện ra mặt. Mình không muốn các em biết nỗi buồn, gánh nặng cũng như những cực nhọc của mình. Bởi các em khiếm thính nên rất nhạy cảm. Mình sợ những hành động tiêu cực của mình ảnh hưởng đến tâm trạng các em. Do đó, mình phải lẳng đi hết những gì buồn chán để hòa vào với các em”.
Cứ thế, chị Đính cứ nhẹ nhàng quan sát, lắng nghe những gì các em nói. Chị cũng nhẫn nại giải thích cho các em từng ly từng tí một. Với các mẫu cũ mà cô trò làm thạo rồi không nói làm gì. Nhưng các mẫu mới nào ra mắt, hầu như 7 cô trò làm đều phải làm việc khá vất vả.
"Nhiều khi, mình chỉ bảo thì trò bảo hiểu rồi. Nhưng trò có thể hiểu sai hoặc làm không đúng ý nên sản phẩm vẫn sai. Mình lúc ấy cũng phải rất nhẫn nại giải thích cho các em. Bởi thực sự, dạy và hướng dẫn những người bình thường đã khó, đằng này lại dạy và hướng dẫn cho cả 6 cô gái vừa câm vừa điếc nên càng khó hơn” - Chị Đính thú nhận.
Khi 6 cô gái đã hiểu những gì chị Đính truyền tải bằng ký hiệu ngôn ngữ riêng của nhóm, mỗi người mỗi công đoạn sẽ được chị phân công làm. Để sản phẩm mỗi ngày một đẹp hơn, chị luôn đòi hỏi kỹ thuật may đẹp, làm đẹp.
"Với những em đã làm đẹp rồi, may đẹp rồi thì mình luôn nhắc cần phải may đẹp hơn. Hay có những bạn lại may sản phẩm ẩu, không cẩn thận thì hướng dẫn và nhắc con phải may cẩn thận hơn, gọn gàng, sạch sẽ hơn. Để làm được điều này, mình cũng phải tự quan sát để ý vể nắm hết tính cách và thế mạnh của từng bạn và phân công hợp lý, bình đẳng thì các bạn mới phục và không tị nạnh nhau" - Chị kể.
Ngoài sát sao trong công việc, chị đặc biệt này cũng kiêm luôn người mẹ, người chị hướng dẫn các em lau nhà, quét sân, lau dọn nhà vệ sinh... Thậm chí, từ việc rửa bát, rửa cốc chén thế nào, hướng dẫn tắm giặt ra sao, chị cũng tranh thủ phải làm cụ thể và hướng dẫn từng ly từng tý cho các em.
Có lẽ, vì cô trò quá gắn bó với nhau còn hơn cả người thân ruột thịt nên ở lớp học này chị Đính được các bạn yêu quý như người mẹ hiền: “Ngày thường, cô trò đều hay ăn cơm trưa cùng nhau. Có những hôm 12h trưa mà cô đi đâu đó chưa về là các em cũng nhất định chờ cơm cô dù cô bảo cứ ăn trước đi. Hoặc những buôit trưa nghỉ ngơi, cô thường vừa ăn cơm vừa là phiên dịch viên bất đắc dĩ các bộ phim các em thích xem".
Thậm chí, mang tiếng giờ làm mỗi ngày thường kết thúc vào lúc 5h chiều nhưng rất hiếm khi chị đã ở lớp học về được trước 6 giờ tối: "Chiều nào cứ hết giờ làm, cả nhóm lại xúm lại nhờ mình đọc và trả lời, tư vấn, giải thích giúp tin nhắn của các bạn gửi đến mà các bạn ý không hiểu. Hoặc có bạn nào đó giận nhau thì nhờ mình hòa giải giúp".
Ngôi nhà đặc biệt đầy ước vọng của 6 cô gái khiếm thính xinh đẹp
Qua tiếp xúc và tìm hiểu hoàn cảnh của 6 cô gái này, chị Đính cho hay:“Tất cả các em ở đây đều sinh ra trong những gia đình nghèo khó, anh chị em nhiều người mắc khuyết tật khiếm thính. Trước khi đến công ty này làm việc, hầu hết các em đều đã trải qua tuổi thơ buồn tủi với nhiều lời phân biệt khiến ai cũng ắặc cảm suốt 1 thời gian dài”. Tuy nhiên, bằng nghị lực và ý chí mạnh mẽ, tất cả 6 cô gái bị khiếm thính trẻ tuổi này hiện đều cố gắng vươn lên để tạo dựng cuộc sống tự lập cho riêng mình.
Trong 6 cô gái, Hà Thị Mai Hòa (SN 1987) là cô gái nhiều tuổi nhất. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình quê ở Nghệ An nghèo khó quanh năm. Thế nhưng thiệt thòi chưa dừng tại đó khi trong gia đình Hòa có 4 anh chị em thì 3 anh chị em Hòa đều bị khiếm thính. Gia đình Hòa vì thế rất khó khăn nên bố mẹ đành phải gửi con lên đây.
Tại ngôi nhà nhỏ này, cô gái 28 tuổi này nhận nhiệm vụ chuyên máy vì Hòa có tính may vá rất cẩn thận. Chính Hòa là người chuyên may vá những con thú nhồi cát tại ngôi nhà nhỏ này.
Cô gái thứ 2 được đánh giá là xinh đẹp nhất nhà trong ngôi nhà này là Lê Thị Vân (SN 1994). Vân sinh ra trong gia đình có 3 anh chị em ở Hà Tây nhưng Vân và một chị gái cũng bị khiếm thính từ nhỏ. Từ nhỏ, cuộc sống ở quê nghèo nên Vân chỉ hay quanh quẩn trong nhà.
Rồi Vân biết đến ngôi nhà chung này và nhanh chóng nhận nhiệm vụ chuyên làm búp bê. Bởi thực tế, Vân là bạn gái làm búp bê rất nhanh và giỏi. Vì khéo tay nên búp bê nào Vân làm cũng có hồn, có hình dáng rất xinh xắn và tươi tắn như chính con người Vân ngoài đời vậy. Em cũng thường xuyên thêm thắt những ý tưởng mới lạ khác với cô giáo nên búp bê trở nên hồn nhiên, sinh động hẳn lên.
Cô gái thứ 3 tên Phạm Thị Ngọc Ánh. Khác với các bạn trong lớp học, cô gái Phạm Thị Ngọc Ánh (SN 1993) sinh ra trong 1 gia đình Hà Nội nhưng nhà chỉ có mỗi Ánh là con 1. Gia đình Ánh không đến nỗi quá khó khăn nhưng Ánh vẫn thích ở ngôi nhà chung này. Tại đây, Ngọc Ánh luôn cần mẫn chuyên lộn các sản phẩm đã may cho các thú nhồi bông và búp bê. Sau đó, Ánh giúp nhồi cát và ngồi thêu mặt búp bê.
Ngoài ra, phải kể tới cô gái mang cái tên rất đẹp - Phùng Thị Linh Chi (SN 1994). Với bản tính nhanh nhẹn, chăm chỉ, ngoan và rất khéo tay, Linh Chi là người phải làm tương đối nhiều việc và toàn việc nặng như: chuyên tỉa, làm sạch các sản phẩm, rang gạo, đập quế hồi...
Sinh năm 1994, cô gái Nguyễn Thị Kim Ngân lại đến từ Thái Bình. Tuy có hoàn cảnh gia đình khá khó khăn nhưng từ ngày vào ngôi nhà này, Kim Ngân luôn chăm chỉ học và có trách nhiệm với công việc. Vì thế, Ngân dần trở nên khá khéo tay và là người chuyên đảm nhận việc khâu, là sản phẩm.
Cuối cùng, phải kể tới Lê Thúy Hằng - cô gái trẻ tuổi nhất trong ngôi nhà này. Hằng năm nay vừa bước sang tuổi 21. Cũng như nhiều bạn ở đây, Hằng có tuổi thơ vô cùng thiếu thốn khổ cực khi sinh ra và lớn lên trong 1 gia đình nông nghiệp có 6 anh chị em ở Nghệ An.
Tại lớp học, Hằng được coi là thủ lĩnh thứ 2 trong căn nhà này vì Hằng khá nhanh nhẹn, thông minh, hoạt bát và đặc biệt có kỹ năng quản lý tốt. Nhưng khi cô giáo Đính bận, Hằng thay cô chỉ đạo các bạn ăn uống, quán xuyến công việc. Bên cạnh đó, Hằng cũng thường xuyên phối hợp cùng cô vẽ, cắt mẫu, làm, may mẫu với tay nghề tương đối vững.
Nói chung, tuy không thể nghe nói bình thường nhưng 6 cô gái bị khiếm thính này đều sở hữu đôi mắt tinh anh và đôi bàn tay khéo léo để tạo ra những con thú nhồi cát xinh xắn, ngộ nghĩnh với chất liệu đặc biệt an toàn.
Ngoài được làm tỉ mỉ từ vải, chúng còn được nhồi bằng cát ấm Quảng Bình - thứ cát mịn, không thể chui lọt khe vải và bao giờ cũng được ướp hương quế hồi thơm nồng. Do tất cả các sản phẩm thú nhồi cát ở đây được 6 cô gái làm hoàn toàn bằng thủ công nên để làm ra sản phẩm mất khá nhiều công sức. Bình thường, tùy vào từng mẫu thiết kế, kích cỡ và độ tinh xảo khác nhau mà thời gian 6 cô gái làm ra sản phẩm hoàn chỉnh cũng khác nhau. Tính ra, một người hàng ngày miệt mài và làm nhanh nhất cũng chỉ làm ra 1 -2 con/ngày.
Theo chị Nguyễn Thị Đính cho biết: "Những sản phẩm này khi bán trên thị trường có giá trên dưới 100 ngàn đồng. Tuy nhiên, vì chưa tìm được nơi để xuất buôn nên sản phẩm bán ra chưa được nhiều. Trong khi chi phí phải chi trả hàng tháng thì quá lớn".
Được biết, dù hoạt động còn nhiều eo hẹp nhưng Kym Việt luôn cố gắng chi trả toàn bộ chi phí ăn ở, toàn bộ vật dụng sinh hoạt hàng ngày cho 6 cô gái. Chưa kể, các cô gái này cũng được nhận thêm 2 triệu tiền lương mỗi tháng để chi tiêu.
"Ở đây, các em làm việc từ thứ 2 đến thứ 7. Chủ nhật nào các em cũng được nghỉ. Khi ấy, các em hay tham gia sinh hoạt các hoạt động ngoại khóa của các câu lạc bộ người khuyết tật. Vừa được làm và vừa được vui chơi bổ ích, các em vui lắm. Hôm nào không sinh hoạt ngoại khóa, các em lại cùng nhau ở nhà nấu nướng, xem phim quây quần bên nhau vui vẻ chẳng khác gì chị em gái" - Chị Đính nhìn các em và nói trong hạnh phúc.
Theo Trí thức trẻ
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng
Thời sự - 10 giờ trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.
Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích
Xã hội - 10 giờ trướcGĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?
Đời sống - 11 giờ trướcGĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án
Pháp luật - 12 giờ trướcGĐXH - Ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961, trú phường Tây Lộc, TP Huế) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, trú phường Vĩnh Ninh, TP Huế) về "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".
Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn
Đời sống - 12 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.
Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang
Pháp luật - 12 giờ trướcGĐXH - Một đường dây chuyên làm giả giấy tờ, trong đó có những giấy tờ của lực lượng vũ trang nhằm mục đích lừa đảo vừa bị Công an quận Đống Đa triệt phá.
Thủ đoạn lừa chạy thủ tục làm 'sổ đỏ' để chiếm đoạt tài sản
Pháp luật - 13 giờ trướcGĐXH - Lợi dụng tâm lý e ngại thủ tục hành chính và các thủ tục liên quan đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của người dân, các đối tượng tự nhận bản thân có các mối quan hệ nên làm được nhanh khiến nhiều nạn nhân "nhẹ dạ, cả tin" sập bẫy.
Công an tìm người gửi tiền vào một doanh nghiệp vàng bạc ở Nghệ An
Pháp luật - 13 giờ trướcGĐXH - Công an tỉnh Nghệ An đang điều tra vụ việc một doanh nghiệp vàng bạc ở huyện Yên Thành mở sổ tiết kiệm như ngân hàng, huy động vốn của người dân.
Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội
Thời sự - 14 giờ trướcGĐXH - Sau phản ánh của chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức Khỏe và Đời sống), UBND quận Nam Từ Liêm cho biết sẽ chỉ đạo Công an Quận, Đội thanh tra GTVT thường xuyên kiểm tra, xử lý nếu phát sinh việc dừng đỗ, thu tiền trông giữ phương tiện trái phép tại ngõ 8 đường Tôn Thất Thuyết, thuộc phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm.
Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển
Giáo dục - 14 giờ trướcNhiều trường đại học có sự tính toán tổ hợp xét tuyển đại học trong năm 2025 phù hợp với lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo CTGDPT 2018.
Tin sáng 21/11:Từ năm 2025, người mắc các bệnh này sẽ không được lái xe máy; Thay đổi lương hưu người lao động cần biết
Xã hộiGĐXH - Theo quy định của Thông tư 36/2024, Bộ Y tế quy định những người mắc một trong những bệnh được liệt kê không đủ điều kiện để lái xe máy. Chính sách lương hưu từ năm 2025 có nhiều thay đổi so với Luật BHXH hiện hành, người lao động cần nắm rõ.