Người phụ nữ 43 tuổi phát hiện ung thư cổ tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua
GĐXH - Đi khám vì bị ra huyết âm đạo sau quan hệ, người phụ nữ nhận kết quả ung thư cổ tử cung nhưng không điều trị. Đến khi tình trạng bệnh không đỡ mới quay lại bệnh viện.

Ra máu sau quan hệ, người phụ nữ đi khám phát hiện ung thư cổ tử cung
Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương cho biết đã khám và tiếp nhận nữ bệnh nhân 43 tuổi bị ung thư cổ tử cung giai đoạn IB2 (theo FIGO).
Được biết, người bệnh đến khám vì ra huyết âm đạo sau quan hệ tình dục. Theo lời bệnh nhân, khoảng 5 tháng trước, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện hiện tượng ra huyết âm đạo sau quan hệ tình dục, tình trạng này ngày càng tăng và không có dấu hiệu thuyên giảm.

Người phụ nữ phát hiện ung thư cổ tử cung nhưng chưa điều trị gì. Ảnh: BVCC
Tại bệnh viện, sau khi làm các xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân mắc ung thư cổ tử cung, tuy nhiên, bệnh nhân chưa điều trị gì. Thời gian gần đây, do thấy tình trạng bệnh không đỡ nên quay lại bệnh viện để thăm khám và kiểm tra lại.
Khi vào viện các bác sĩ đã thực hiện các cận lâm sàng cần thiết, kết quả chụp cộng hưởng từ cho thấy: Hình ảnh tổn thương theo dõi ung thư cổ tử cung (FIGO giai đoạn IB2), có dấu hiệu lan rộng từ cổ tử cung vào các mô xung quanh. Các hạch bất thường dọc theo bó mạch chậu hai bên, nghi ngờ có di căn hạch.
Dựa trên kết quả thăm khám và hội chẩn, bệnh nhân được chẩn đoán ung thư cổ tử cung giai đoạn IB2 (theo FIGO). Hiện tại, các bác sĩ đã lên kế hoạch điều trị và theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân tại khoa Ung Bướu của bệnh viện.
Qua trường hợp trên bác sĩ khuyến cáo: lời cảnh tỉnh đến mọi người dân khi thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường hãy đi khám sớm để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
Ung thư cổ tử cung là gì?
Ung thư cổ tử cung là một bệnh lý ác tính có liên quan đến các viêm nhiễm mạn tính do các loại virus sinh u nhú ở người (HPV). HPV được phát hiện trong 99,7% các khối u của cổ tử cung, đặc biệt là type nguy cơ cao nhất là HPV 16 và 18.
Dấu hiệu ung thư cổ tử cung thường gặp
Ở giai đoạn sớm, người bệnh ung thư cổ tư cung thường không có biểu hiện hay triệu chứng cụ thể. Khi bệnh ở giai đoạn tiến xa, các triệu chứng bắt đầu xuất hiện rõ hơn do khối u phát triển tại chỗ gây ảnh hưởng tới các cơ quan xung quanh.

Ảnh minh họa
- Chảy máu âm đạo bất thường: Phụ nữ đã mãn kinh trong nhiều năm đột ngột gặp phải tình trạng xuất huyết âm đạo mà không có nguyên nhân rõ ràng, lượng máu ít và không có cảm giác đau bụng hay đau lưng. Ngoài ra, tình trạng chảy máu âm đạo ở những thời điểm không phải kỳ kinh, chẳng hạn như ngay trong quá trình đi vệ sinh, là một dấu hiệu ung thư cổ tử cung.
- Chảy máu sau khi quan hệ tình dục có thể là dấu hiệu nhận biết sớm ung thư cổ tử cung. Ma sát giữa dương vật và âm đạo khi quan hệ tình dục có thể làm tổn thương tế bào hoặc tác động đến khối u, gây chảy máu. Mọi người cần đi khám để loại trừ những nguyên nhân khác và xác định chính xác bệnh.
- Huyết trắng xuất hiện nhiều, có sự biến đổi về tính chất, mùi lạ và màu sắc khác thường cũng là dấu hiệu ung thư cổ tử cung.
- Cảm giác đau tức ở vùng bụng dưới, đi tiểu nhiều lần, gây khó chịu khi tiểu.
- Khi ung thư di căn vào bàng quang hoặc trực tràng, bệnh nhân có thể gặp các dấu hiệu ung thư cổ tử cung như đi tiểu, đại tiện ra máu, táo bón, tiêu chảy hoặc tiểu tiện không tự chủ.
- Kinh nguyệt kéo dài và không đều đặn.
- Cảm thấy mệt mỏi, sụt cân mà không rõ nguyên nhân cũng là một trong các triệu chứng ung thư cổ tử cung.
- Khối u khi lớn lên sẽ chèn ép lên các dây thần kinh và làm tắc nghẽn mạch máu nuôi chân. Hậu quả là chân bị sưng và đau. Dấu hiệu ung thư cổ tử cung này thường kéo dài và có xu hướng trở nên tồi tệ hơn.
Cách phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung
Để giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung, bên cạnh việc thường xuyên kiểm tra sức khỏe, chị em cần chú trọng đến việc duy trì lối sống lành mạnh. Việc vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách là điều vô cùng quan trọng.
Đồng thời, việc quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su cũng giúp hạn chế nguy cơ nhiễm virus HPV - nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung.
Bên cạnh đó, việc xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, tập luyện thể dục đều đặn, hạn chế các chất kích thích và duy trì cân nặng hợp lý cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh.


4 dấu hiệu khi đi bộ báo động cơ thể bạn có cục máu đông
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Nếu thấy một trong 4 dấu hiệu này khi đang đi bộ, bạn cần chú ý để kiểm tra sức khỏe, không được chủ quan.

4 thói quen buổi sáng tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên làm để ngừa biến chứng
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Uống nước ấm, ăn một bữa sáng giàu protein và chất xơ, giảm căng thẳng sau khi thức dậy... có thể giúp ổn định lượng đường huyết ở người bệnh tiểu đường.

Đã có người lớn tử vong do sởi, Bộ Y tế đưa ra 5 khuyến cáo cho nhóm nguy cơ cao
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Để tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh sởi nhằm hạn chế các trường hợp nặng tử vong, Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo phòng, chống bệnh sởi với nhóm có nguy cơ cao diễn biến nặng liên quan đến sởi.

Ngực to bất thường, cô gái 22 tuổi ở Hà Nội đi khám vì lo sợ mắc ung thư vú
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Vú có dấu hiệu bất thường, thiếu cân đối quá mức giữa hai bên rất có thể do sự xuất hiện của khối u đang âm thầm phát triển trong tuyến vú.

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiêu đường cần điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên... Đây là những điều cần thiết, bất kể bạn mắc bệnh tiểu đường loại nào.

Người đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ thoát di chứng đột quỵ sau 3 tháng kiêng trì làm việc này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Sau 3 tháng kiên trì tập luyện phục hồi chức năng theo đúng phác đồ điều trị, người đàn ông bị đột quỵ đã hồi phục toàn thân, đã bắt đầu tập đi và độc lập trong sinh hoạt hàng ngày.

Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Để xác định bạn có bị tiểu đường hay không, bác sĩ sẽ dựa trên các chỉ số xét nghiệm về đường huyết cùng với những dấu hiệu cảnh báo bệnh.

Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn, khuyến cáo nhóm người cần đặc biệt lưu ý khi mắc sởi
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH – Hiện nay, bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn, đặc biệt là nhóm người có bệnh nền hoặc miễn dịch suy giảm. Điều đáng nói, nhiều người lớn chủ quan cho rằng sởi chỉ là bệnh nhẹ, sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, thực tế bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong nếu không điều trị kịp thời.

2 người phụ nữ trẻ liên tiếp bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Hai nữ bệnh nhân trẻ tuổi bị đột quỵ do huyết khối xoang tĩnh mạch não đều trong độ tuổi sinh sản và có sử dụng thuốc tránh thai đường uống kéo dài.

Người phụ nữ 35 tuổi ở Vĩnh Phúc bất ngờ phát hiện u màng não kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ phát hiện khối u màng não đường kính 40mm có tiền sử đau đầu âm ỉ, chóng mặt kéo dài, dù đã điều trị nội khoa nhưng không thuyên giảm...

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp tính do rượu cho biết có tiền sử uống rượu bia thường xuyên nhiều năm nay.