Hà Nội
23°C / 22-25°C

Có thể nguy hiểm tính mạng nếu nhổ răng không đúng lúc

Thứ hai, 04:48 10/08/2015 | Sống khỏe

GiadinhNet - Đã có trường hợp gặp biến chứng vì đi nhổ răng khi mới ốm dậy. Các chuyên gia nha khoa khuyến cáo, khi vừa ốm dậy, trong thời kỳ kinh nguyệt, đang mang thai… không nên đi nhổ răng.

 

Bạn không được chải trực tiếp lên vùng vừa nhổ răng trong 24 giờ sau nhổ.

 

Chảy máu kéo dài sau nhổ răng

Chị Nguyễn Thị Thanh (ở Hà Đông, Hà Nội) kể lại, tháng trước chị bị ốm, ăn uống không được lại thấy đau nhức răng. Cảm giác đau bứt rứt khó chịu khiến chị thỉnh thoảng lại lấy tăm nhọn chích chích vào đó. Vết thương ngày càng sưng to, chị ăn ngủ không được, đau buốt đến tận đỉnh đầu. Bị chiếc răng hành hạ nên chị đến một phòng nha tư để khám. Bác sỹ bảo chị viêm nhiễm vùng lợi nặng và cần nhổ chiếc răng sâu.

“Khi bác sỹ tiến hành nhổ, tôi cảm thấy đau buốt. Máu chảy nhiều, cứ thấy bác sỹ vứt bông thấm máu ra liên tục. Thấy cầm máu khó, bác sỹ lại bảo tôi mắc bệnh máu khó đông. Sau đấy để cầm máu, bác sỹ đã phải tiêm cho tôi hai lần thuốc cầm máu rồi viết giấy cho ra Bệnh viện Quân Y 103 làm xét nghiệm máu. Lo lắng đến không ăn ngủ được, hôm sau đi xét nghiệm, các bác sỹ cho biết không sao. Nghĩ lại chắc do mình mới ốm dậy đi nhổ răng nên việc cầm máu khó”, chị Thanh kể.

ThS.BS Chuyên khoa Răng hàm mặt Nguyễn Vũ Trung (Bệnh viện Đa khoa Hà Đông) cho biết, khi ốm hay vừa mới ốm dậy không nên đi nhổ răng vì sức đề kháng không tốt, khả năng đông máu của cơ thể kém, khiến việc cầm máu mất nhiều thời gian. Khả năng phục hồi cũng rất kém sau những tổn thương. Trong khi đó, nhổ răng là kỹ thuật xâm lấn đau đớn và ảnh hưởng trực tiếp đến xương ổ răng. Người đang ốm hay mới ốm dậy không có đủ sức khỏe để chống chọi được sự đau đớn sau khi răng được lấy ra khỏi tổ chức rắn chắc của nó. Việc nhổ răng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nói chung.

Trường hợp của chị Thanh ở trên xảy ra có thể do nha sỹ khi nhổ răng không hỏi kỹ tiền sử của bệnh nhân cách 1 – 2 tuần có ốm sốt hay không vì có liên quan đến yếu tố rối loạn đông máu, nhiễm trùng. Khi nhổ răng thường gây chảy máu, sưng, viêm sốt. Nếu thực hiện nhổ răng số 8 khi ốm hay mới ốm dậy thì càng nguy hiểm hơn. Bởi sẽ gây nhiều biến chứng như viêm, lâu lành vết thương, không cầm được máu, thậm chí gây tổn thương vùng hàm mặt, nguy hiểm tính mạng khi không can thiệp kịp thời.

Bệnh nhân nên làm các xét nghiệm máu, chụp X-quang theo chỉ định trước can thiệp. Trình bày các bệnh lý toàn thân cũng như các thuốc đang sử dụng hiện có cho bác sỹ nhổ răng biết. Trước ngày nhổ răng nên nghỉ ngơi, ngủ sớm, tránh các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá… Lấy vôi răng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước nhổ răng để tránh nhiễm trùng.

Thời điểm tuyệt đối tránh đi nhổ răng

ThS.BS Nguyễn Vũ Trung cho biết, cần tránh đi nhổ răng trong những thời điểm như khi răng đang viêm, sau khi ốm sốt 1 – 2 tuần, giai đoạn kinh nguyệt… Ngày “đèn đỏ” nồng độ hormone trong cơ thể tăng cao, gây sưng, viêm nướu, ảnh hưởng lớn đến việc khám và chẩn đoán bệnh răng miệng của nha sỹ. Thường các bác sỹ sẽ từ chối thực hiện các hoạt động điều trị như mài răng, nhổ răng, niềng răng… Nếu tiến hành làm sẽ đau đớn gấp nhiều lần so với bình thường, vết thương sẽ bị viêm, chảy máu nhiều, thậm chí không cầm được máu.

Ngoài ra, những phụ nữ mang bầu có nguy cơ cao mắc các bệnh về răng miệng do lượng canxi trong cơ thể thay đổi liên tục. Tuy nhiên, trong thời gian mang thai không nên nhổ răng vì có thể gây nhiễm trùng huyết ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu bị đau nhức răng hàm, bạn có thể uống thuốc kháng sinh do bác sỹ nha khoa chỉ định để giảm đau nhức, tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc dễ ảnh hưởng đến thai nhi.

Theo lý giải của các chuyên gia nha khoa, những trường hợp chảy máu kéo dài sau nhổ răng là do nhổ răng cho những người mắc bệnh máu như: Bệnh ưa chảy máu, bệnh bạch cầu; do rách nát phần mềm, vỡ xương ổ răng nhiều; do còn sót lại u hạt ở cuống răng đã nhổ. Sau nhổ răng chảy máu kéo dài cần phải thăm khám cẩn thận, tỉ mỉ để phát hiện nguyên nhân gây chảy máu kéo dài.

Nếu do còn sót u hạt thì nạo huyệt ổ răng lấy hết u hạt, rửa sạch ổ răng và cho cắn gạc theo dõi. Nếu nhổ răng cho những bệnh nhân bị bệnh máu thì cần rửa sạch ổ răng, cầm máu bằng miếng gelaspen, nhét gạc tẩm iodofoc và cố định hàm. Sau đó kết hợp với chuyên khoa huyết học, xác định các yếu tố đông máu và điều trị theo chẩn đoán.

“Mọi người có thể đi nhổ răng vào bất cứ lúc nào trong ngày, nhưng tốt nhất nên đi vào buổi sáng vì cơ thể trải qua một đêm nghỉ ngơi tốt, sức đề kháng sẽ tốt hơn. Buổi chiều, sau một ngày làm việc, cơ thể mệt mỏi, sức chịu đựng kém hơn”, ThS.BS Nguyễn Vũ Trung khuyên.

 

Lưu ý sau khi nhổ răng

Các chuyên gia nha khoa khuyến cáo, sau khi nhổ răng, bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ lời dặn dò của bác sỹ, uống thuốc đầy đủ theo toa để hậu phẫu và lành vết   thương được thuận lợi. Ngoài ra, cần chú ý đến vấn đề ăn uống, khi mới nhổ răng xong cần ăn các thức ăn mềm, lỏng và uống nhiều nước. Không nên ăn thức ăn nóng vào ngày đầu sau phẫu thuật. Vệ sinh răng sạch sẽ, không chải trực tiếp lên vùng vừa nhổ răng trong 24 giờ sau nhổ.

Sau khi nhổ răng sẽ có những hiện tượng như chảy máu, sưng, đau, mọi người nên xử trí bằng cách:

- Chảy máu: Để nhanh cầm máu, bệnh nhân cần cắn chặt bông gòn trong 30 phút. Không nên súc miệng mạnh, khạc nhổ hay dùng bất cứ vật dụng gì chọc ngoáy vào ổ nhổ răng. Không được ngậm hay súc miệng nước muối, hút thuốc hay dùng nước nóng. Nếu máu vẫn chảy ít thì bệnh nhân có thể tiếp tục cắn gòn. Chảy máu nhiều cần phải đến bác sỹ nha khoa để được can thiệp kịp thời.

- Sưng: Vùng nhổ răng có thể bị sưng, mức độ khác nhau tùy vào độ khó của răng nhổ và cơ địa mỗi người. Để giảm tình trạng sưng, bệnh nhân có thể chườm lạnh sau mỗi 20 phút, mỗi lần chườm khoảng 10 phút.

- Đau: Cảm giác này xuất hiện khi thuốc tê không còn tác dụng. Khi đó cần uống thuốc giảm đau và kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng ngay sau khi nhổ răng theo chỉ định của bác sỹ.

Hà My/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại hạt 'siêu thực phẩm' giúp ngừa bệnh xương khớp và tim mạch, được bán rẻ ở nhiều chợ Việt Nam

Loại hạt 'siêu thực phẩm' giúp ngừa bệnh xương khớp và tim mạch, được bán rẻ ở nhiều chợ Việt Nam

Sống khỏe - 52 phút trước

GĐXH - Nhiều nghiên cứu chứng minh, isoflavone trong đậu nành còn giúp ngăn ngừa sự mất xương và tăng mật độ khoáng của xương, giúp xương chắc khỏe hơn.

Tế bào ung thư cực 'ghét' 6 nhóm người sau, bạn yên tâm nếu có mặt trong danh sách này

Tế bào ung thư cực 'ghét' 6 nhóm người sau, bạn yên tâm nếu có mặt trong danh sách này

Sống khỏe - 1 giờ trước

GĐXH - Ai cũng ghét bệnh ung thư xong ngay cả ung thư cũng có những kiểu người mà nó rất ghét. Nếu bạn nằm trong số 6 kiểu người dưới đây thì có thể phần nào yên tâm căn bệnh quái ác này sẽ không tấn công.

4 loại trứng càng ăn càng có hại cho cơ thể

4 loại trứng càng ăn càng có hại cho cơ thể

Sống khỏe - 2 giờ trước

GĐXH - Trứng nứt, trứng sống, trứng lòng đào, trứng chế biến quá kỹ... đều không tốt cho cơ thể, dễ gây tăng cân, nhiễm khuẩn.

5 cách ''làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

5 cách ''làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

Sống khỏe - 14 giờ trước

Các chuyên gia tiết lộ 5 cách làm mát cơ thể tự nhiên, để ngủ ngon suốt đêm mà không cần mở điều hòa.

Bật mí công dụng chữa ‘bách bệnh’ từ loại lá rụng đầy vườn, sử dụng theo cách này rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Bật mí công dụng chữa ‘bách bệnh’ từ loại lá rụng đầy vườn, sử dụng theo cách này rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Ổi được biết đến là một loại quả chứa nhiều vitamin C rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, tác dụng của lá ổi đối với sức khỏe không phải ai cũng nắm rõ. Bài viết dưới đây cung cấp các thông tin hữu ích liên quan đến loại lá này.

Thiếu vitamin và khoáng chất có thể gây ung thư

Thiếu vitamin và khoáng chất có thể gây ung thư

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị ung thư. Sự thiếu hụt một số vitamin, khoáng chất có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư...

Mùa hè, uống trà xanh theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ, đây có thể là 'bí quyết sống thọ' của người Nhật

Mùa hè, uống trà xanh theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ, đây có thể là 'bí quyết sống thọ' của người Nhật

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Trà xanh không chỉ ngon mà còn nhiều lợi ích cho sức khỏe, nó giúp chống oxy hóa cực mạnh, chống các gốc tự do và làm giảm quá trình lão hóa và tất nhiên là cả giảm cân nữa rồi.

Bí quyết để đạt được mục tiêu đi bộ 10.000 bước mỗi ngày

Bí quyết để đạt được mục tiêu đi bộ 10.000 bước mỗi ngày

Sống khỏe - 1 ngày trước

Đi bộ 10.000 bước mỗi ngày đã trở thành một khuyến nghị phổ biến được sử dụng để thúc đẩy hoạt động thể chất thường xuyên. Tuy nhiên, cần làm gì để thực hiện đủ mục tiêu 10.000 bước mỗi ngày?

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 1 ngày trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Quả mướp không chỉ là món ăn ngon mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh, trong đó mướp đặc biệt tốt trong việc ngừa bệnh tiểu đường, mỡ máu, tim mạch...

Top