Hà Nội
23°C / 22-25°C

“Cứ gieo và gieo…rồi sẽ có lúc mùa gặt đến”

Chủ nhật, 15:26 14/02/2016 | Sống khỏe

GiadinhNet - Điềm tĩnh, pha chút dí dỏm, ông là thầy thuốc, nhà giáo, nhà quản lý có công lớn trong việc xây dựng ngành Ung bướu học và phát triển phòng chống Ung bướu ở miền Nam- Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng.

Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng chia sẻ, ông thích triêt học,  văn thơ, mê triết lý phương Đông. Lúc học đệ nhị, đệ nhất, ông được các thầy khen có khiếu văn chương và Triết. Ông thích nghiên cứu tam giáo: Đạo Phật, Khổng Tử, Lão Tử. Từ nhỏ, ông thường nghe cha kể chuyện Tàu. Đến lúc học trung học, thấy trong tủ sách của ông ngoại có mấy quyển chuyện Tàu, tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, bộ Nho Giáo của Trần Trọng Kim, nhất là cuốn Văn minh Đông phương và Tây phương của Nguyễn Duy Cần, ông đã say sưa đọc và suy ngẫm. Bấy nhiêu sách, theo ông, là hành trang đầu đời cho nghề thầy thuốc, thầy giáo sau này.

Ông thích hình ảnh người reo hạt trên bìa cuốn từ điển Pháp Petit Laurousse, cứ gieo và gieo… rồi sẽ có lúc mùa gặt đến. Ông cũng mê hoa lục bình với suy nghĩ tích cực: vừa trôi vừa trổ bông, không cần bám đất, chỉ chút nắng, chút mưa, chút sương, chút gió nhưng có cả một bầu trời… Học và đọc Kinh Dịch, ông tâm đắc về quẻ “Tỉnh” ( cái giếng) trong Chu Dịch với hàm ý: Giếng nước ngọt không đậy nắp thì sẽ có nhiều người uống, mà giếng thì vẫn trong vắt, nước lại ra đầy, không cạn. Vì thế nên đào nhiều giếng chung cho mọi người dung. Ông càng thấm thía hơn ý nghĩa lời dạy, tấm lòng người thầy đã từng truyền kiến thức lẫn đạo đức cho mình.


Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng

Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng

Y khoa có nhiều ngành, sao Giáo sư lại chọn ngành khó và có nhiều thách thức như U bướu?

Tôi chọn chuyên khoa Ung thư do người thầy đỡ đầu là Giáo sư Đào Đức Hoành- bấy giờ la viện trưởng viện Đại học Y Sài Gòn, Giám đốc bệnh viện Bình dân TP. HCM- có phong cách quá uyên thâm và mẫu mực. Về sau, càng làm việc, càng khám phá tôi càng say mê. Cách đây khoảng 40 năm, Ung thư vẫn còn là một thách đố, người mắc bệnh thường được xã hội nhìn với thành kiến quá nặng nề. Nhiều người nghĩ, mắc phải căn bệnh “trời kêu” này thì ít có cơ may sống sót. Tuy nhiên, đây lại là “cánh rừng già” còn rất nhiều nơi cần khám phá, nghĩa là còn nhiều điều cần nghiên cứu. Tôi nghiệm ra Ung thư không hoàn toàn là một trong  tứ chứng nan y như người dân cam chịu, sợ hãi. Về sau, tôi nghĩ ra từ Ung bướu thay thế từ Ung thư cho người bênh nhẹ lòng hơn. Đến nay, những từ rất chuyên môn như “Ung bướu”, “xạ trị”, “nhũ ảnh” … mà tôi nghĩ ra đã được dùng phổ biến. Từ đó, tôi nghiệm ra rằng, con đường chon gai mà mình đã lựa chọn lại là con đường đúng…

Giáo sư vừa là một bác sĩ hàng đầu về Ung bướu, nhà báo, nhà quản lý rồi lại là Chủ tịch hội Ung thư Việt Nam, ở vị trí nào Giáo sư tâm đắc nhất?

Mọi người đều biết nhiều đến tôi ở vị trí của một thầy thuốc. Khi ra trường một vài năm, tôi là giảng viên chính thức của Đại học Y khoa Sài Gòn rồi kế tiếp là Đại học Y Dược TP. HCM… Lúc này tôi là một nhà giáo của ngành Y. Vị trí thầy thuốc đã che mất chức năng nhà giáo của tôi. Tôi cũng làm ở các cương vị quản lý… nếu cho tôi chọn một, tôi sẽ  chọn là một thầy giáo. Thầy giáo nhưng không tách rời thầy thuốc. Vì sao? Nhà giáo của ngành y không chỉ đơn thuần là cầm cục phấn. Tôi thích hình ảnh nhà giáo vừa cầm phấn vừa mang cả ống nghe. Trong ngành y, bác sĩ phải luôn luôn học. Khiến thức của nhân loại cnagf lúc càng phong phú và người làm ngành y phải luôn gia tốc kiến thức hơn nữa. Câu nói “lương y như từ mẫu” rất hay. Từ mẫu ở đây không có nghĩa là ngồi giang vòng tay ôm người bệnh vào òng mà khóc cùng nổi đau của người bệnh. Hành động này không giải quyết được vấn đề gì. Thầy thuốc thương bênh nhân là phải luôn học hỏi và sử dụng được những trang thiết bị mới, thuốc mới. Nếu thầy thuốc vừa học vừa nâng cao tay nghề và tiếp tục truyền nghề cho những người thầy thuốc khác thì hay quá. Hành động này cũng giống như gieo gặt. Gieo nhiều năm mới gặt được nhiều lúa. Nếu không gieo thì cũng chỉ là một hạt lúa thôi. Tôi tâm niệm, mình là một mần đã được người khác gieo cho, tới phiên mình phải gieo được nhiều mần tốt. Như thế, cuộc đời mới có ý nghĩa. Thầy thuốc mỗi ngày cầm dao mổ cũng chỉ được một vài người bệnh nhưng là một nhà giáo thì dạy được nhiều người mổ và hiệu quả sẽ tăng lên.

Thế còn danh hiệu”tay chèo u bướu phương Nam” mà nhiều người thường gọi?

Cũng giống như một cái ghe, trở quá nặng thì “khẳm”. Trung tâm Ung bướu khi thành lập chỉ có và chục bác sĩ chuyên khoa với 350 giường bệnh. Sau 7-8 năm thì đông bệnh nhân tới mức báo chí bắt đầu nói từ “quá tải”, giống như “ghe khẳm chỉ còn một be”. Mỗi lúc bà con phát hiện một dấu hiệu lạ trên cơ thể thì chạy đến trung tâm! Ghe chở 5,7 tấn thấy khẳm, đóng ghe lớn hơn, tuyển “người chèo” nhiều hơn: bác sĩ tù vài chục lên tới vài tram người. Phòng ốc từ lạc hậu đến hiện đại lên. Đến nay, Trung tâm đã trở thành Bệnh viện Ung bướu (TP. HCM) và được xem là đơn vị đầu ngành các tỉnh phía Nam về Ung thư. Lúc còn đương chức GIám đốc, tôi tổ chức thi tuyển bác sĩ đa khoa vừa mới ra trường, sắp đặt vừa học vừa làm thêm 3 năm ở các lĩnh vực: hóa trị, xa trị, phẫu trị… sau đó học tiếp chuyên khoa cấp 1, cấp 2. Cuois cùng, tôi có gắng tao cơ hội cho anh em đi tập huấn nước ngoài nếu có dịp. Việc đào tạo theo định hướng này được áp dụng cho các khoa Ung bướu ở Cần Thơ, Tiền Giang, Khánh Hòa… Mỗi tháng, mỗi năm, khi họp tổng kết công tác, tôi đang dùng từ “trôi chảy”. Một tảng đá chắn ngang dòng nước thì nước lại lách sang cho thông dòng. Đừng cực đoan bắt mọi thứ phải “tốt”, hãy ngắm thái cực đồ, biểu tượng trong âm có dương, trong dương có âm, âm dương phải quấn quýt hài hòa…

Trong một hội thảo chuyên đề mới đây, giáo sư đã khăng đinh, Ung thư có thể phòng tránh được. Vậy cách phòng tránh như thế nào để có hiệu quả, thưa Giáo sư?

Trong tất cả các cuộc hội thảo, giao lưu, mọi người thường hay hỏi tôi rằng ung thư  có phòng tránh được không? Tôi xin khẳng định: Ung thư có thể phòng tránh được. Mọi người cần hiểu được nguyên nhân gây ra ung thư để phòng tránh.

Chẳng hạn, nếu trong nhà có một người hút thuốc thì bản thân người đó va gia đình có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi. Ung thư gan là do bị viêm gan siêu vi B,C. Trong nhà có người bị ung thư gan thì cả nhà nên đi thử viêm gan siêu vi B đẻ phòng ngừa. Ung thư cỏ tử cung do virus gây ra. Ngoài ra, bệnh còn từ miệng vào. Thói quen sử dụng thức ăn nhanh, nước ngọt rất dễ gây ung thư. Cần hạn chế đến những nơi đông người như làng nướng, quán nhậu vì ở đó có sử dung các vật liệu, cách chế biến nướng, chiên cộng với thuốc lá… được xem là nơi phát xuất tổ hợp gây ung thư

Để phòng tránh ung thư, nên ăn nhiều rau, quả, thức ăn tươi. Cần lựa nhiều loại rau, đa màu sắc giúp cung cấp nhiều hoạt chất vitamin phòng chống ung thư và các bệnh khác nhau. Khoa học chứng minh rằng: ăn rau, hoa quả không chỉ ngừa ung thư mà còn tiểu đường, béo phì. Ngoài ra, cần hạn chế ăn mặn, dưa muối, cà pháo, các loại cá khô.

Liều thuốc tốt nhất là vận động co thể: chỉ cần mỗi ngày đi lại 1 giờ, tập dưỡng sinh 30 phút thì ít bệnh nào xuất hiện. Bệnh gì cũng không có thì chắc chắn cũng không có bệnh ung thư.

Võ Tuấn/Báo Gia đình&Xã hội.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

Có phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Sống khỏe - 4 giờ trước

Liên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 5 giờ trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

GĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

Sống khỏe - 8 giờ trước

Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 17 giờ trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 17 giờ trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 23 giờ trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Top