Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đại tướng Lê Đức Anh trong lời kể của các tướng lĩnh quân đội ta

Thứ năm, 07:30 25/04/2019 | Xã hội

GiadinhNet - Trò chuyện với chúng tôi sau khi hay tin Đại tướng Lê Đức Anh qua đời, Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh – nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết, Đại tướng Lê Đức Anh mất đi là tổn thất rất lớn đối với Đảng, nhà nước và quân đội. “Cá nhân tôi coi ông như người cha của mình vì thế khi biết tin, cảm xúc rất đau buồn”, Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh chia sẻ.


Đại tướng Lê Đức Anh - nguyên Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam. Ảnh: TL

Đại tướng Lê Đức Anh - nguyên Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam. Ảnh: TL

Người đề xuất danh hiệu “Mẹ Việt Nam anh hùng”

Theo Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, Đại tướng Lê Đức Anh sớm tham gia hoạt động cách mạng và là Lão thành cách mạng. Trong giai đoạn chống Pháp, ông đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng như: Tham mưu trưởng các quân khu 7, quân khu 8 và đặc khu Sài Gòn-Chợ Lớn. Tham mưu phó, quyền Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Nam Bộ. Giai đoạn chống Mỹ, ông giữ các chức vụ cao hơn: Cục phó Cục Tác chiến, Cục trưởng Cục Quân lực thuộc Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam, sau đó là Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.

Sau khi trở lại miền Nam lãnh đạo kháng chiến, Đại tướng Lê Đức Anh giữ chức vụ Phó Tư lệnh, kiêm Tham mưu trưởng Quân Giải phóng Miền Nam, Tư lệnh quân khu 9. Sau đó là Phó Tư lệnh Quân giải phóng Miền Nam, Phó Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh, kiêm Tư lệnh cánh quân hướng Tây Nam đánh vào Sài Gòn. “Trong suốt những năm hoạt động tại miền Nam, Đại tướng Lê Đức Anh là vị tướng chỉ huy tài năng, quyết đoán đặc biệt có tầm nhìn xa, thấy được để giải phóng miền Nam phải xây dựng quân đội thế nào, huấn luyện làm sao. Từ đó, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Mỹ tại miền Nam. Góp phần quan trọng trong chiến lược quân sự cũng như chiến đấu giải phóng miền Nam thống nhất đất nước”, Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh cho biết.

Sau này khi được điều động ra Hà Nội, Đại tướng Lê Đức Anh làm Tổng tham mưu trưởng, Thứ trưởng rồi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Theo Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, Đại tướng Lê Đức Anh là người rất sâu sát việc xây dựng quân đội chính quy, hiện đại.


Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh – Nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh – Nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh cho biết, phong cách sống của Đại tướng Lê Đức Anh rất giản dị, không thích nghi thức, chú trọng hiệu quả công việc. Mỗi khi có dịp đi các địa phương, ông thường tranh thủ gặp gỡ, hỏi han người dân và cán bộ cơ sở để biết rõ tình hình xã hội và cuộc sống của đồng bào một cách thực chất và đúng đắn nhất.

Chính việc sâu sát cuộc sống người dân, nguyên Chủ tịch nước Đại tướng Lê Đức Anh thấy thực tế nhiều mẹ có các con đi chiến đấu và hy sinh, bản thân mẹ khó khăn. Khi trở về Thủ đô, họp Bộ Chính trị, Đại tướng Lê Đức Anh đã đề xuất việc phong tặng danh hiệu “Mẹ Việt Nam Anh hùng”.

“Đề xuất phong tặng danh hiệu “Mẹ Việt Nam anh hùng” có ý nghĩa rất lớn, thể hiện sự quan tâm của Đảng, nhà nước với gia đình có công”, Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh cho biết. Sau các đợt phong tặng “Mẹ Việt Nam anh hùng”, cả nước dấy lên phong trào nuôi dưỡng suốt đời các bà mẹ còn sống, không chỉ các cơ quan nhà nước mà còn có các doanh nghiệp tư nhân. Theo đó, phong trào phát triển lên, nhiều nhà hảo tâm đã xây nhà tình nghĩa, giúp đỡ, tài trợ những gia đình chính sách, thương binh, bệnh binh, người hoạt động cách mạng…

Ấn tượng “lời thề” giữa Trường Sa

Từng được gặp gỡ, trò chuyện thân tình với Đại tướng Lê Đức Anh, Thiếu tướng Lê Mã Lương - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chia sẻ: “Đại tướng Lê Đức Anh là vị tướng mà chúng tôi thường quen gọi là “vị tư lệnh chiến trường”. Gọi như vậy bởi vị tướng ấy là con người rất mẫn cảm với chiến tranh, với chiến trường. Đồng thời thể hiện vị tướng ấy có rất nhiều kinh nghiệm trên chiến trường”.

Theo lời kể của Thiếu tướng Lê Mã Lương, Đại tướng Lê Đức Anh trưởng thành từ một cán bộ hoạt động bí mật, qua chiến đấu ông trưởng thành, giữ các chức vụ quan trọng trong quân đội. Những năm 60 của thế kỷ trước, Đại tướng được lệnh bí mật vào chiến trường miền Nam trên con tàu “không số”. Đại tướng gắn bó với đất và con người Nam Bộ suốt những năm 1960 đến khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Đại tướng để lại thế hệ chúng tôi 5 ấn tượng sâu đậm.


Thiếu tướng Lê Mã Lương, nguyên giám đốc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam.

Thiếu tướng Lê Mã Lương, nguyên giám đốc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam.

Thứ nhất, năm 1973 khi Hiệp định Pari có hiệu lực, trong khi chiến trường khác địch liên tục phá hoại hiệp định, cố tình lấn chiếm thì tại quân khu 9, Đại tướng Lê Đức Anh lúc bấy giờ là Đại tá, tư lệnh Quân khu 9 luôn có mặt ở sở chỉ huy phía trước quân khu. Dưới sự chỉ huy của Đại tướng Lê Đức Anh, chúng ta không những không bị lấn chiếm mà còn mở rộng thêm vùng giải phóng.

Thứ hai, tại chiến dịch Hồ Chí Minh diễn ra với tư cách là Phó Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh, trực tiếp chỉ huy đoàn 232 - một trong 5 binh đoàn tiến vào giải phóng Sài Gòn, thống nhất đất nước. Với tài chỉ huy của Đại tướng Lê Đức Anh, đoàn 232 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, vừa giải phóng miền Nam, vừa ngăn chặn địch mở đường máu rút lui xuống Tây Nam bộ và Đông Nam bộ.

Thứ ba, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, lúc ấy Đại tướng Lê Đức Anh là Trung tướng tư lệnh chỉ huy bộ đội duyệt binh mừng chiến thắng tại quảng trường Ba Đình. Lúc bây giờ người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế biết nhiều hơn về Đại tướng Lê Đức Anh.

Thứ tư, trên cương vị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đầu tháng 5/1988, tại đảo Trường Sa lớn, Đại tướng Lê Đức Anh có bài phát biểu dài 7 phút như một lời thề với các vị tiền nhân quyết giữ vững biển đảo Tổ quốc.

Thứ năm, Đại tướng Lê Đức Anh rất quan tâm đến xây dựng vùng chiến lược, quan tâm chỉ đạo sâu vùng chiến lược Tây Bắc; Vùng chiến lược Khu 3; Vùng chiến lược miền Trung - Tây Nguyên; Vùng chiến lược Đông Nam bộ và Tây Nam bộ. Tư tưởng chiến lược quân sự hình thành vùng chiến lược là dấu ấn chiến lược quân sự sâu sắc của đại tướng.

“Đại tướng Lê Đức Anh là người quan tâm chiến lược hình thành đoàn Kinh tế - Quốc phòng dọc biên giới nhằm giữ gìn an ninh quốc phòng dọc tuyến biên giới, kết hợp phát triển kinh tế vùng khó khăn”, Thiếu tướng Lê Mã Lương nhấn mạnh.

Người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trong cuốn hồi ký “Đại tướng Lê Đức Anh - Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng” do Đại tá Khuất Biên Hòa và Đại tá Nguyễn Trọng Dinh thể hiện (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự Thật xuất bản năm 2015), cố Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười nhận xét: Đại tướng Lê Đức Anh là một vị tướng, một nhà lãnh đạo tài năng, một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã có nhiều cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Cuộc đời của Đại tướng Lê Đức Anh gắn liền với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc và quân đội.

Đại tướng Lê Đức Anh đã có công lao lớn trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, đồng chí có mặt trên nhiều chiến trường khó khăn ác liệt, chỉ huy, trực tiếp chiến đấu trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cũng như trong cuộc chiến tranh bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ ở phía Tây Nam và giúp cách mạng Campuchia đánh đổ chế độ Khmer đỏ diệt chủng để hồi sinh, xây dựng lại đất nước Campuchia. Đặc biệt, trên cương vị Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn đầu đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, Đại tướng Lê Đức Anh đã cùng tập thể lãnh đạo của Đảng, nhà nước có nhiều quyết sách quan trọng trong công tác đối nội, đối ngoại, góp phần đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, quốc phòng - an ninh được giữ vững và củng cố…

Đại tướng Lê Đức Anh là một đảng viên mẫu mực, có phẩm chất trong sáng, sống trung thực, đoàn kết, khiêm tốn, giản dị. Trên cương vị công tác, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, đồng chí cũng luôn trung thành với Đảng, với Tổ quốc, giữ vững và phát huy phẩm chất đạo đức cách mạng của người đảng viên cộng sản, làm hết sức mình với tư tưởng tiến công, hoàn thành cao nhất nhiệm vụ và trọng trách được giao, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, nhà nước và nhân dân. Đồng chí là người hoạt động thực tiễn sôi nổi, sâu sát, có hiệu quả, nói đi đôi với làm, có tư duy sáng tạo, có tinh thần quyết đoán, dám chịu trách nhiệm.

Theo Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao sức yếu, Đại tướng Lê Đức Anh đã từ trần vào hồi 20h10, ngày 22/4/2019 tại nhà Công vụ số 5A, đường Hoàng Diệu, TP Hà Nội; hưởng thọ 99 tuổi.

Cố Tổng Bí thư Đỗ Mười từng nhận xét trong cuốn hồi ký: “Đồng chí Lê Đức Anh là một trong những nhà chính trị tầm cỡ, nhà quân sự lớn của Đảng và Nhà nước ta. Đối với tôi, đồng chí Lê Đức Anh là người đồng chí, người bạn thân thiết, gần gũi trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước”.

Nhật Tân - Lê Bảo

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chủ quán karaoke Tươi Cười đã “lợi dụng” 3 bé gái chưa đủ 16 tuổi thế nào?

Chủ quán karaoke Tươi Cười đã “lợi dụng” 3 bé gái chưa đủ 16 tuổi thế nào?

Pháp luật - 6 giờ trước

Lợi dụng các bé gái chưa đủ 16 tuổi, nhóm bị cáo đã ép buộc làm tiếp viên tại karaoke Tươi Cười ở TP Cần Thơ để thu lợi bất chính.

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: UBND tỉnh gửi 'tối hậu thư' đến nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: UBND tỉnh gửi 'tối hậu thư' đến nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1

Thời sự - 6 giờ trước

GĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn đã ra văn bản chỉ đạo nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 trong sự việc, xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

Đài Truyền hình Việt Nam thông tin về việc lái xe 16 chỗ vượt ẩu gây tai nạn ở Mai Châu

Đài Truyền hình Việt Nam thông tin về việc lái xe 16 chỗ vượt ẩu gây tai nạn ở Mai Châu

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Ngày 22/11, thông tin từ Đài Truyền hình Việt Nam cho biết, đơn vị đã làm việc với các cơ quan chức năng ngay sau khi xảy ra vụ tai nạn giao thông ở huyện Mai Châu (tỉnh Hòa Bình) ngày 18/11.

Vờ hỏi đường rồi rút dao đe doạ để cướp

Vờ hỏi đường rồi rút dao đe doạ để cướp

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Mai Văn Quang (SN 1996, trú tại xã Nga Phượng, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá) để điều tra về hành vi “Cướp tài sản”.

Phá đường dây mua bán pháo 'khủng'

Phá đường dây mua bán pháo 'khủng'

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Các đối tượng mua pháo từ nước ngoài đưa về Việt Nam, sau đó tham gia hội nhóm mua bán pháo trên không gian mạng để rao bán kiếm lời.

Từ 2025, nhiều lái xe lo lắng khi quy định này được ban hành, vừa bị thu hồi giấy tờ quan trọng vừa bị mất tiền

Từ 2025, nhiều lái xe lo lắng khi quy định này được ban hành, vừa bị thu hồi giấy tờ quan trọng vừa bị mất tiền

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Theo Thông tư số 65 vừa được Bộ Công an ban hành, từ 2025, lái xe phải kiểm tra kiến thức để phục hồi điểm giấy phép lái xe.

Tin tối 22/11: Đám cưới dùng 1 tấn rau củ trang trí ở Bình Định; Thông tin mới vụ ô tô 'đậu' trên cổng nhà ở Đồng Nai

Tin tối 22/11: Đám cưới dùng 1 tấn rau củ trang trí ở Bình Định; Thông tin mới vụ ô tô 'đậu' trên cổng nhà ở Đồng Nai

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Đám cưới dùng rau củ quả để trang trí, tạo ra không gian lạ lẫm, đẹp mắt, khách khứa sau khi ăn cỗ còn được tặng đồ về nấu; Hình ảnh chiếc ô tô Matiz "đậu" trên mái cổng nhà ở Đồng Nai gây xôn xao dư luận...

Khởi tố đối tượng nổ súng để giải quyết mâu thuẫn

Khởi tố đối tượng nổ súng để giải quyết mâu thuẫn

Pháp luật - 9 giờ trước

GĐXH - Công an tỉnh Cao Bằng đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra đối với Bùi Trung Kiên (SN 1998, trú tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng.

Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động

Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động

Giáo dục - 10 giờ trước

GĐXH - Nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp môn xét tuyển từ năm 2025 để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.

Bắt tạm giam 2 đối tượng tổ chức sử dụng và tàng trữ trái phép ma túy

Bắt tạm giam 2 đối tượng tổ chức sử dụng và tàng trữ trái phép ma túy

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình tuần tra, kiểm soát tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, Công an huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã phát hiện 2 đối tượng đang có hành vi tổ chức và tàng trữ trái phép chất ma túy nên đã tiến hành bắt giữ.

Top