Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những dấu mốc quan trọng trong cuộc đời binh nghiệp của Đại tướng Lê Đức Anh

GiadinhNet - Lịch sử thụ phong quân hàm của Đại tướng Lê Đức Anh có 4 dấu mốc quan trọng bao gồm: Thụ phong quân hàm Đại tá năm 1958, thụ phong vượt cấp quân hàm Trung tướng năm 1974, thụ phong hàm Thượng tướng năm 1980 và thụ phong hàm Đại tướng năm 1984.

Theo tin từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, Đồng chí Lê Đức Anh (nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước) đã từ trần vào lúc 20h10 tối 22/4 tại nhà công vụ số 5, phố Hoàng Diệu (TP Hà Nội), hưởng thọ 99 tuổi.

Đồng chí Lê Đức Anh sinh ngày 1/2/1920 tại Phú Lộc - Thừa Thiên Huế. Theo cuốn hồi ký của Nguyên Chủ tịch nước - Đại tướng lê Đức Anh mang tên “Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng”, ông sinh ra trong một gia đình thuần nông.

Năm 1937 ông bắt đầu tham gia hoạt động cách mạng và sau đó từ năm 1945, đồng chí Lê Đức Anh tham gia Việt Nam Giải phóng quân (tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam sau này), giữ các chức vụ từ Trung đội trưởng đến Chính trị viên các cấp Tiểu đoàn, Trung đoàn.

Từ năm 1948 tới năm 1950, ông là tham mưu trưởng lần lượt tại các quân khu bao gồm Quân khu 7, Quân khu 8 và đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn.


Đồng chí Lê Đức Anh trong thời gian công tác tại chiến trường miền Nam mang bí danh Sáu Nam. Ảnh: Tư liệu

Đồng chí Lê Đức Anh trong thời gian công tác tại chiến trường miền Nam mang bí danh "Sáu Nam". Ảnh: Tư liệu

Trong thời gian từ năm 1951 tới năm 1954, đồng chí Lê Đức Anh giữ chức vụ tham mưu phó, quyền tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Nam Bộ.

Sau khi hiệp định Geneve được ký kết, đồng chí Lê Đức Anh đã cùng các đồng đội của mình tập kết ra Bắc. Tháng 5/1955, ông được cử giữ các chức vụ Cục phó Cục Tác chiến, Cục trưởng Cục quân lực Bộ Tổng Tham mưu.

Năm 1958, ông được phong quân hàm Đại tá. Tới năm 1965, ông giữ chúc Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Tháng 2/1964, trước sự diễn biến phức tạp của chiến trường miền Nam, phía ta nhận định địch sẽ đổ quân và tiến hành đánh lấn, đánh lớn trong thời gian sắp tới nên điều đồng chí Lê Đức Anh quay ngược vào Nam, tăng cường cho lực lượng tại chỗ. Năm 1969, ông được điều về làm Tư lệnh Quân khu 9.

Cuối năm 1974, đồng chí Lê Đức Anh được điều trở lại chức Phó Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam và được phong vượt cấp từ Đại tá lên Trung tướng.


Là một người lính dày dặn kinh nghiệm trận mạc, đồng chí Lê Đức Anh luôn có mặt ở những điểm nóng nhất, trực tiếp chỉ huy những người lính của mình trên chiến trường. Ảnh: Tư liệu

Là một người lính dày dặn kinh nghiệm trận mạc, đồng chí Lê Đức Anh luôn có mặt ở những điểm nóng nhất, trực tiếp chỉ huy những người lính của mình trên chiến trường. Ảnh: Tư liệu

Năm 1975, ông được cử giữ chức vụ Phó Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh, kiêm Tư lệnh cánh quân Tây Nam. Thời điểm này, Bộ Chính trị đồng ý chiến dịch tổng tiến công và nổi dậy giải phóng Sài Gòn mang tên Chiến dịch Hồ Chí Minh. Bộ tư lệnh chiến dịch ngày ấy gồm 8 người, gồm: Đại tướng, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh (lúc đó ông là Trung tướng, Phó Tư lệnh).

Đại tướng Văn Tiến Dũng (Tư lệnh chiến dịch); Chính ủy Phạm Hùng; cùng các Phó Tư lệnh gồm: Thượng tướng Trần Văn Trà, Trung tướng Lê Trọng Tấn, Trung tướng Đinh Đức Thiện; Phó Chính ủy/Trung tướng Lê Quang Hòa và quyền Tham mưu trưởng/Thiếu tướng Lê Ngọc Hiền.

Lực lượng trực tiếp tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử gồm 5 quân đoàn, với trên dưới 15 sư đoàn. Các quân đoàn 1, 2, 3, 4 và Đoàn 232 có đủ các binh chủng hợp thành; cùng các lực lượng bộ đội địa phương, dân quân, tự vệ và lực lượng nổi dậy của quần chúng ở nông thôn cũng như thành thị.

Bộ chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh xác định: phải đánh nhanh, quyết liệt, không cho địch co cụm về Sài Gòn; đồng thời, không để cho quân địch ở Sài Gòn chạy về miền Tây. Các cánh quân phải tổ chức các mũi thọc sâu, mũi đánh vòng ngoài kết hợp giữa chủ lực với bộ đội địa phương và kết hợp giữa bộ đội với quần chúng nhân dân, đột phá liên tục, dồn dập cho đến toàn thắng.


Ông Lê Đức Anh và phu nhân thăm trung đoàn không quân 937 vào tháng 5-1996. Ảnh: Tư liệu

Ông Lê Đức Anh và phu nhân thăm trung đoàn không quân 937 vào tháng 5-1996. Ảnh: Tư liệu

Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, Trung tướng Lê Đức Anh ngoài vai trò Phó Tư lệnh còn được giao đảm trách chỉ huy và lãnh đạo trực tiếp cánh quân tiến công trên hướng Tây - Tây Nam Sài Gòn (đoàn 232), một trong năm cánh quân của trận quyết chiến chiến lược cuối cùng.

Thời điểm đó, Bộ Chỉ huy Miền (B2) nhận định, hướng Tây - Tây Nam là nơi khó tiến công nhất vì sình lầy; nhưng đây là một hướng tiến công rất quan trọng vì nhất định ta phải nhanh chóng chia cắt quân địch trên tuyến quốc lộ số 4, để quân địch ở Sài Gòn không thể co cụm về cố thủ ở Tây Đô (Cần Thơ).

Đoàn 232 do Trung tướng Lê Đức Anh chỉ huy gồm các sư đoàn 3, 5 và 9; bốn trung đoàn độc lập, một trung đoàn đặc công với 3 nhiệm vụ chính: chia cắt hai lực lượng Sài Gòn và miền Đông với lực lượng ở đồng bằng sông Cửu Long; tấn công Biệt khu Thủ đô và tấn công Tổng nha cảnh sát, sau đó hợp điểm tại Dinh Độc Lập.

Đúng 17 giờ ngày 26/4/1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu. Các đơn vị hướng Tây - Tây Nam tiến công. Sư đoàn 5 cắt đoạn Bến Lức tới Tân An. Sư đoàn 8 cắt lộ 4 từ Mỹ Tho tới bờ sông Tiền. Sư đoàn 3 đánh chiếm khu vực An Ninh - Lộc Giang, vượt sông Vàm Cỏ. Sư đoàn 9 vượt sông Vàm Cỏ tập kết tại Cầu Bông, Mỹ Thạnh, Đức Hòa.


Từ trái sang: Đô đốc Giáp Văn Cương - Tư lệnh quân chủng Hải quân; Đại tướng Lê Đức Anh - Bộ trưởng Bộ quốc phòng và Thượng tá Phạm Sỹ Ta - Đảo trưởng, thị sát đảo Trường Sa Lớn trong chuyến công tác tháng 5/1988. Ảnh: Tư liệu

Từ trái sang: Đô đốc Giáp Văn Cương - Tư lệnh quân chủng Hải quân; Đại tướng Lê Đức Anh - Bộ trưởng Bộ quốc phòng và Thượng tá Phạm Sỹ Ta - Đảo trưởng, thị sát đảo Trường Sa Lớn trong chuyến công tác tháng 5/1988. Ảnh: Tư liệu

Ngày 30/4, cánh quân hướng Tây - Tây Nam của Trung tướng Lê Đức Anh đã đánh chiếm được Biệt khu Thủ đô, Bộ Tư lệnh cảnh sát quốc gia, Tổng nha cảnh sát, cảnh sát đô thành, các quận Tân Bình, Bình Chánh, hợp điểm tại Dinh Độc Lập đúng theo kế hoạch. Đúng 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, đất nước hoàn toàn thống nhất, non sông nối liền một dải.

Trong hồi ký của Đại tướng Lê Đức Anh ông viết: “Thắng lợi trọn vẹn của chúng ta có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân to lớn nhất, cơ bản nhất, gốc rễ nhất là tư tưởng “Nhân ái”. Tư tưởng “nhân nghĩa” của thời đại Hồ Chí Minh là bắt nguồn truyền thống chí nhân chí nghĩa của dân tộc, như Nguyễn Trãi từng viết trong “Đại Cáo Bình Ngô”: “Lấy chính nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo”.

Sau khi kháng chiến chống Mỹ kết thúc, ông vẫn giữ chức vụ Tư lệnh quân khu 9 cho tới năm 1978. Sau đó, ông được điều sang làm Tư lệnh kiêm Chính uỷ Quân khu 7, chỉ huy trưởng cơ quan tiền phương Bộ Quốc phòng ở mặt trận Tây-Nam (Chiến trường K).

Năm 1980, đồng chí Lê Đức Anh được phong hàm Thượng tướng. Năm 1981, khi đang giữ chúc vụ Tư lệnh Quân khu 7, ông được phân công kiêm thêm chức vụ Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, kiêm Tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia, Phó trưởng ban, Trưởng ban lãnh đạo chuyên gia Việt Nam tại Campuchia.


Ông Lê Đức Anh trong chuyến thăm Trường Sa năm 1988. Ảnh: Tư liệu

Ông Lê Đức Anh trong chuyến thăm Trường Sa năm 1988. Ảnh: Tư liệu

Năm 1984, ông được thụ phong quân hàm Đại tướng. Cùng thụ phong quân hàm Đại tướng trong năm này còn có đồng chí Lê Trọng Tấn. Hai đồng chí Lê Trọng Tấn và Lê Đức Anh đã vinh dự trở thành Đại tướng thứ 6 và thứ 7 của Quân đội Nhân Dân Việt Nam.

Tháng 12/1986, Đồng chí Lê Đức Anh được cử giữ chức Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Từ tháng 2/1987 tới tháng 8/1991, ông là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Bí thư thứ nhất Đảng uỷ Quân sự Trung ương.

Năm 1991, ông được bầu vào Thường trực Bộ chính trị, năm 1992 được Quốc hội phê chuẩn bầu vào vị trí Chủ tịch nước. Ông giữ cương vị này tới năm 1997 sau đó chuyển sang trở thành Cố vấn Trung ương Đảng và từ tháng 4/2001, ông chính thức nghỉ hưu.

Lịch sử thụ phong quân hàm của Đồng chí Lê Đức Anh có bốn dấu mốc quan trọng bao gồm: Thụ phong quân hàm Đại Tá năm 1958, thụ phong vượt cấp quân hàm Trung tướng năm 1974, thụ phong hàm Thượng tướng năm 1980 và thụ phong hàm Đại tướng năm 1984.


Ông Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an trao tặng Cuốn thư ghi nhận công lao, đóng góp cho nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh trong cuộc Gặp mặt truyền thống các thế hệ. Ảnh: Tư liệu

Ông Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an trao tặng Cuốn thư ghi nhận công lao, đóng góp cho nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh trong cuộc Gặp mặt truyền thống các thế hệ. Ảnh: Tư liệu

Đại tướng Lê Đức Anh được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng Nhất, Huân chương Chiến công hạng Nhất, Huân chương Chiến thắng hạng Nhất,...

Năm 2008, ông được Đảng Cộng sản Việt Nam tặng Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng. Năm 2013, ông được Đảng Cộng sản Việt Nam tặng Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng. Năm 2018,ông được Đảng Cộng sản Việt Nam tăng Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng tại bệnh viện quân đội 108.

Một tướng trận, một nhà cầm quân đại tài

Theo các nhà sử học và tướng lĩnh nghiên cứu quân sự, Đại tướng Lê Đức Anh thực sự là một tướng trận, một nhà cầm quân đại tài. Đại tướng cũng là một trong số ít người đã trải qua các cuộc chiến tranh và xung đột từ năm 1945 - 1989. Ông luôn có mặt ở những điểm nóng nhất và cũng luôn trở về trong từng chiến thắng, từng chiến dịch được giao phó và đảm nhiệm.

Cuộc đời ông gắn liền với những chiến thắng, những bước ngoạt thăng trầm của lịch sử, của vận mệnh dân tộc, của thời đại Hồ Chí Minh mà có lẽ thế hệ sau để hiểu về ông sẽ cần có những nghiên cứu, những trang giải mật.

Cao Tuân – Lược ghi từ tuyển tập “Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng”

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đài Truyền hình Việt Nam thông tin về việc lái xe 16 chỗ vượt ẩu gây tai nạn ở Mai Châu

Đài Truyền hình Việt Nam thông tin về việc lái xe 16 chỗ vượt ẩu gây tai nạn ở Mai Châu

Đời sống - 45 phút trước

GĐXH - Ngày 22/11, thông tin từ Đài Truyền hình Việt Nam cho biết, đơn vị đã làm việc với các cơ quan chức năng ngay sau khi xảy ra vụ tai nạn giao thông ở huyện Mai Châu (tỉnh Hòa Bình) ngày 18/11.

Vờ hỏi đường rồi rút dao đe doạ để cướp

Vờ hỏi đường rồi rút dao đe doạ để cướp

Pháp luật - 49 phút trước

GĐXH - Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Mai Văn Quang (SN 1996, trú tại xã Nga Phượng, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá) để điều tra về hành vi “Cướp tài sản”.

Phá đường dây mua bán pháo 'khủng'

Phá đường dây mua bán pháo 'khủng'

Pháp luật - 52 phút trước

GĐXH - Các đối tượng mua pháo từ nước ngoài đưa về Việt Nam, sau đó tham gia hội nhóm mua bán pháo trên không gian mạng để rao bán kiếm lời.

Từ 2025, nhiều lái xe lo lắng khi quy định này được ban hành, vừa bị thu hồi giấy tờ quan trọng vừa bị mất tiền

Từ 2025, nhiều lái xe lo lắng khi quy định này được ban hành, vừa bị thu hồi giấy tờ quan trọng vừa bị mất tiền

Đời sống - 57 phút trước

GĐXH - Theo Thông tư số 65 vừa được Bộ Công an ban hành, từ 2025, lái xe phải kiểm tra kiến thức để phục hồi điểm giấy phép lái xe.

Tin tối 22/11: Đám cưới dùng 1 tấn rau củ trang trí ở Bình Định; Thông tin mới vụ ô tô 'đậu' trên cổng nhà ở Đồng Nai

Tin tối 22/11: Đám cưới dùng 1 tấn rau củ trang trí ở Bình Định; Thông tin mới vụ ô tô 'đậu' trên cổng nhà ở Đồng Nai

Đời sống - 58 phút trước

GĐXH - Đám cưới dùng rau củ quả để trang trí, tạo ra không gian lạ lẫm, đẹp mắt, khách khứa sau khi ăn cỗ còn được tặng đồ về nấu; Hình ảnh chiếc ô tô Matiz "đậu" trên mái cổng nhà ở Đồng Nai gây xôn xao dư luận...

Khởi tố đối tượng nổ súng để giải quyết mâu thuẫn

Khởi tố đối tượng nổ súng để giải quyết mâu thuẫn

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Công an tỉnh Cao Bằng đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra đối với Bùi Trung Kiên (SN 1998, trú tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng.

Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động

Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động

Giáo dục - 2 giờ trước

GĐXH - Nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp môn xét tuyển từ năm 2025 để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.

Bắt tạm giam 2 đối tượng tổ chức sử dụng và tàng trữ trái phép ma túy

Bắt tạm giam 2 đối tượng tổ chức sử dụng và tàng trữ trái phép ma túy

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình tuần tra, kiểm soát tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, Công an huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã phát hiện 2 đối tượng đang có hành vi tổ chức và tàng trữ trái phép chất ma túy nên đã tiến hành bắt giữ.

Khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xé Quốc kỳ

Khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xé Quốc kỳ

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Khi đi qua đoạn đường vắng, thấy người dân treo Quốc kỳ để chuẩn bị cho "Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc", do bốc đồng 2 đối tượng đã xé Quốc kỳ.

Sau 2 ngày lẩn trốn, hung thủ giết người đã sa lưới

Sau 2 ngày lẩn trốn, hung thủ giết người đã sa lưới

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH – Sau khi sát hại nạn nhân, Bạch bỏ trốn khỏi hiện trường gây án. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, chỉ hơn 2 ngày sau, đối tượng đã bị bắt giữ.

Top