Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dân văn phòng trẻ ‘đau đầu’ vì nhiều chứng bệnh thường gặp

Thứ bảy, 10:18 06/06/2020 | Sống khỏe

Ngồi lâu, ít vận động, uống ít nước, thức khuya là hàng loạt thói quen khiến nhiều người mắc các chứng bệnh thường gặp như béo phì, trĩ, táo bón, đau mỏi vai gáy.

Với đặc thù công việc làm trong lĩnh vực thiết kế, thời gian ngủ trung bình của anh Duy Sơn (27 tuổi, Tây Hồ) chỉ khoảng 5h/ngày. Chính vì thế, mỗi ngày tới công ty, anh Sơn thường cảm thấy mất tập trung, uể oải và khó hoàn thành công việc đúng như kế hoạch đề ra. Thêm vào đó, mỗi ngày anh Sơn phải ngồi làm việc với máy tính khoảng 13-15 tiếng đồng hồ, gây khô mắt, đau mỏi vai gáy…

Anh Sơn chỉ là một trong những số những người trẻ văn phòng mắc nhiều bệnh thường gặp bởi thói quen, chế độ ăn uống không khoa học. Nếu không sớm khắc phục, các bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, giảm tuổi thọ.

Những bệnh lý liên quan đến giới văn phòng

- Bệnh lý về mắt: Các số liệu thông kê cho thấy tật khúc xạ ở dân văn phòng dao động từ 25% đến 40%. Nhìn chằm chằm vào màn hình máy tính liên tục có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị lực với các bệnh như: đau mỏi mắt, ngứa rát, thậm chí đau đầu, chóng mặt.

Nguyên nhân là mắt làm việc với cường độ cao, khi sử dụng máy tính, con người chớp mắt 10 lần/phút, ít hơn so với nói chuyện bình thường gây ra khô mắt.

Dân văn phòng trẻ ‘đau đầu’ vì nhiều chứng bệnh thường gặp - Ảnh 1.

Thói quen và lối sống không lành mạnh khiến ngày càng nhiều người trẻ văn phòng mắc các chứng bệnh về mắt, xương khớp, tiêu hóa, béo phì...Ảnh: Shutter.

- Các vấn đề về xương khớp: Những bệnh lý xương khớp như thoái hóa, đau mỏi vai gáy, gù lưng…đang có dấu hiệu ngày càng nhiều và trẻ hóa. Trong đó, đối tượng tập trung đa phần là giới văn phòng.

Do tính chất công việc, nhân viên văn phòng phải ngồi trước máy tính liên tục, hơn 8h/ngày, không tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên. Ngồi quá lâu gây quá tải cho hệ xương khớp và dẫn đến tình trạng thoái hóa sớm. Chưa kể, nhiều người ngồi không đúng tư thế, có thói quen cúi gằm xem điện thoại cũng là tác nhân đẩy nhanh quá trình thoái hóa xương khớp.

- Bệnh trĩ, táo bón: Trung bình mỗi ngày nhân viên văn phòng ngồi từ 10-12 tiếng. Điều này làm tăng áp lực lên ổ bụng, dồn xuống vùng hậu môn trực tràng. Thói quen xấu này làm giảm nhu động ruột, kéo dài tình trạng táo bọn.

Thêm vào đó, lối sống không lành mạnh, ăn uống không điều độ, quên đi vệ sinh càng góp phần gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và đường tiết niệu. Một số người còn có thói quen sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh làm tăng nguy cơ mắc trĩ.

- Béo phì, tiểu đường và bệnh tim mạch: Thức khuya làm việc, áp lực vô tình khiến giới văn phòng trẻ tuổi không chú tâm tới ăn uống, bỏ bữa hoặc ăn những thực phẩm không lành mạnh, kém vệ sinh.

Ngoài ra, ngồi nhiều cũng là tác nhân gây nhiều tình trạng sức khỏe kém. Khi ngồi, các bộ phận của cơ thể trở về trạng thái tĩnh. Cứ mỗi phút tĩnh lại giảm tiêu thụ năng lượng 1 Kcalo và lượng enzyme chống béo phì giảm 90%. Ngồi trên 2h, 20%c lượng cholesterol có lợi cũng bị mất đi. Tất cả yếu tố này làm tăng nguy cơ béo phì, bệnh tim mạch.

- Viêm đường hô hấp: Không gian hẹp, kín, thường xuyên mở điều hòa lạnh của các văn phòng khiến các bệnh về đường hô hấp dễ lây lan. Một số căn bệnh bội nhiễm đường hô hấp mà nhân viên văn phòng thường gặp phải như viêm họng, mũi, viêm xoang, khàn tiếng, ho, nhức đầu, mệt mỏi, nổi mẩn ở da…

Dân văn phòng trẻ ‘đau đầu’ vì nhiều chứng bệnh thường gặp - Ảnh 2.

Nên nghỉ giải lao, vận động và không nên ngồi quá lâu trong văn phòng. Ảnh: Shutter.

Cải thiện bằng thói quen sống lành mạnh

- Đi lại thường xuyên: Để giảm nguy cơ tử vong và mắc các bệnh văn phòng, chúng ta nên có thói quen đứng dậy đi lại thường xuyên. Hãy tập thói quen thả lỏng cơ thể ít phút, giải lao sau mỗi 2h làm việc.

Ngoài ra, cần điều chỉnh tư thế ngồi đúng, lưng thẳng, cân đối hai vai, không ngồi lún quá sâu vào ghế.

- Tập thể dục: Đây là thói quen lành mạnh không chỉ giới văn phòng mà ở mọi công việc, ngành nghề nên duy trì. Nếu không có thời gian, bạn có thể luyện tập bằng cách chạy bộ 30 phút hoặc vận động nhẹ bằng các động tác như vươn vai, xoay người, cúi xuống, đứng lên và hít thở nhẹ nhàng để khí huyết lưu thông.

- Ăn uống lành mạnh, khoa học, hợp vệ sinh: Cần ăn đủ chất, bổ sung nhiều rau xanh, chất xơ trong các bữa ăn chính. Ngoài ra, nên bổ sung thêm trái cây, vitamin, uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày.

Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong cơ thể. Đây là thời gian các cơ quan như gan, thận…làm việc. Do đó, để khỏe toàn diện từ bên trong, bạn nên duy trì thói quen ngủ sớm, ngủ đủ giấc. Không nên ngủ “nướng”, ngủ bù, thức khuya vào những ngày cuối tuần để tạo lối sống lành mạnh, khoa học.

Theo Tri thức trực tuyến


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 loại vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tim mạch

7 loại vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tim mạch

Sống khỏe - 5 giờ trước

Một trái tim khỏe mạnh tác động tích cực tới nhiều khía cạnh trong cuộc sống: thể chất được cải thiện, tuổi thọ cao hơn, tinh thần thoải mái hơn,... Tất cả những lợi ích tuyệt vời đó sẽ có được khi bạn biết chăm sóc trái tim đúng cách.

10 nhóm người không nên uống nhiều trà xanh

10 nhóm người không nên uống nhiều trà xanh

Sống khỏe - 7 giờ trước

Trà xanh có một số lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi uống nhiều trà xanh, liệu có gây ra tác dụng phụ gì không?

5 loại trái cây cần hạn chế khi muốn giảm cân

5 loại trái cây cần hạn chế khi muốn giảm cân

Sống khỏe - 11 giờ trước

Một số loại trái cây chứa tỷ lệ đường tự nhiên cao hơn, cần tiêu thụ điều độ để duy trì chế độ ăn uống cân bằng, đặc biệt khi muốn giảm cân hoặc kiểm soát lượng đường trong máu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

Sống khỏe - 23 giờ trước

Mất ngủ là rối loạn được đặc trưng bởi việc khó đi vào giấc ngủ. Người bị mất ngủ thường cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Mất ngủ không chỉ làm suy giảm năng lượng và cảm xúc, mà còn gây tổn hại cho cả sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống.

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Giải độc gan bằng thực phẩm tự nhiên là phương thuốc tốt nhất để hỗ trợ quá trình chữa bệnh của gan, trong đó phải kể đến của cải trắng.

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Mẹ và bé - 1 ngày trước

Trẻ bị viêm tiểu phế quản sẽ xuất hiện các biểu hiện như khó thở, thở khò khè, có thể gây suy hô hấp. Vậy khi trẻ bị viêm tiểu phế quản cha mẹ cần làm gì, chăm sóc như thế nào và có nên dùng thuốc kháng sinh?

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Ban đầu khi triển khai tiêm vaccine COVID-19, chúng ta rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Bệnh thường gặp

Rối loạn tiền đình đi kèm với một vài bệnh lý như thiếu máu não, đái tháo đường, tăng huyết áp có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, đe dọa tính mạng người bệnh. Việc điều trị sớm giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.

Top