Đây là 6 lý do vì sao bạn nên thay đổi thói quen ăn tối muộn, tuyệt đối tránh ăn vào khung giờ này để bảo vệ nội tạng
GiadinhNet - Ăn tối muộn là một thói quen xấu gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, cụ thể như: Tăng cân, tăng nguy cơ đột quỵ, tăng nguy cơ ung thư dạ dày,…

Bữa tối là bữa ăn cuối cùng trong ngày, trước khi cơ thể bước vào một thời gian nghỉ ngơi dài. Cũng chính vì thế mà người xưa có câu: "Ăn tối đúng cách sẽ sống lâu trăm tuổi", ngược lại nếu bữa tối quá sơ sài hoặc quá dư thừa chất sẽ khiến bệnh tật tìm đến.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời gian lý tưởng nhất để ăn tối mà không làm ảnh hưởng tới cân nặng là từ khoảng 18h - 19h. Đừng ăn tối quá muộn vì sau bữa tối, chúng ta thường hoạt động ít hơn và dễ chìm vào giấc ngủ, từ đó làm hệ tiêu hóa bị đình trệ và dẫn đến mỡ thừa tích tụ, gây tăng cân mất kiểm soát.

Ảnh minh họa
Trong trường hợp ăn muộn hơn, hãy cố gắng hoàn thành bữa tối trước 21h. Nguyên tắc: Ăn tối cách giờ đi ngủ ít nhất 3 tiếng. Nếu bạn đi ngủ lúc 22h, hãy ăn tối trước 19h. Nên tránh ăn nhẹ lúc nửa đêm vì sẽ ảnh hưởng đến cân nặng.
Việc ăn tối muộn thường xuyên, cơ thể sẽ có nguy cơ hứng chịu những bệnh nguy hiểm sau:
Gây béo bụng, tăng cân
So với ban ngày, hoạt động của cơ thể vào ban đêm sẽ giảm dần. Chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo ăn tối muộn có thể dẫn đến việc tăng cân nhiều hơn. Đặc biệt là gây tích mỡ xung quanh vùng bụng của bạn.
Vì vậy, để giảm mỡ bụng, bạn nên tránh ăn tối quá muộn, tránh ăn những thực phẩm có nhiều calo, carbs tinh chế đây đều là nguồn thực phẩm dẫn đến béo bụng
Gây trào ngược axit dạ dày
Dạ dày của chúng ta chỉ hoạt động tốt trong khoảng thời gian trước 20 giờ. Sau thời gian này đường ruột bắt đầu tiêu hóa chậm lại và việc ăn muộn bữa tối có thể khiến tình trạng trào ngược axit dạ dày trở nên tồi tệ hơn. Hơn nữa, sau bữa tối bạn có xu hướng ít vận động hoặc nằm ngửa, điều này có thể khiến axit trong ruột trào lên thực quản.
Thống kê cho thấy, hiện nay có rất nhiều người mắc chứng bệnh này ngày một tăng do ăn tối quá muộn. Vì vậy, hãy cố gắng ăn trước 19 giờ để đảm bảo sức khỏe.
Tỉnh giấc giữa đêm
Thông thường bữa tối nên được ăn trước khi đi ngủ từ 3 – 4 tiếng để đảm bảo lượng thức ăn được tiêu hóa xong trước khi đi ngủ. Nếu ăn tối quá nhiều với các thực phẩm khó tiêu, cùng với việc ăn muộn sẽ gây ra tình trạng ợ nóng, trào ngược axit, từ đó khiến cơ thể bứt rứt, khó chịu, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Gia tăng nguy cơ đột quỵ
Theo các nghiên cứu, việc ăn quá muộn gây ảnh hưởng lớn tới huyết áp, đặc biệt là những người có thói quen ăn tối trước khi đi ngủ. Trong khi đó, huyết áp cao là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các vấn đề về tim mạch.

Ảnh minh họa
Tăng nguy cơ mắc tiểu đường
Ăn tối muộn cùng với ăn quá nhiều sẽ giảm lượng insulin sinh ra. Insulin là chất có tác dụng kiểm soát và làm giảm lượng đường trong máu. Khi lượng insulin không đủ sẽ gây tăng đường huyết, dẫn tới nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Gây sỏi thận và sỏi đường tiết niệu
Sau khi ăn, hệ bài tiết sẽ cần hoạt động từ 3- 4 tiếng để thải 1 lượng canxi ra ngoài cơ thể. Việc đi ngủ ngay sau khi ăn sẽ ảnh hưởng lớn tới việc bài tiết, làm lượng canxi này ứ đọng trong thận gây ra tình trạng sỏi thận.

Uống sữa vào thời điểm nào hiệu quả nhất? 7 nhóm người này tốt nhất không nên dùng
Sống khỏe - 39 phút trướcGĐXH - Làm thế nào để tận dụng tối đa giá trị dinh dưỡng của sữa? Uống sữa như thế nào để không gây hại cho cơ thể? Những ai không nên uống sữa?... là những câu hỏi sẽ được giải đáp dưới đây.

Cục Quản lý Dược chỉ cách người dân tự nhận biết thuốc giả, thuốc thật
Y tế - 10 giờ trướcLãnh đạo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa cho biết, người dân, doanh nghiệp có thể tự tra cứu sản phẩm thuốc tân dược qua Cổng dịch vụ công: https://dichvucong.dav.gov.vn/congbothuoc.

Đặt thành công máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100
Y tế - 12 giờ trướcBệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công hai ca đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100.

Hà Nội: Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở bụi chuối, trên người nhiều vết xước và côn trùng đốt
Y tế - 15 giờ trướcGĐXH - Ngay khi phát hiện, người dân địa phương đã đưa trẻ vào trạm y tế trong tình trạng tỉnh, khóc to, hạ nhiệt độ, trên người nhiều vết trầy xước và côn trùng đốt, rốn còn tươi.

Nhiều người lớn mắc sởi chuyển nặng, phải can thiệp thở máy
Sống khỏe - 15 giờ trướcGĐXH - Hiện nay, bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn, đặc biệt là nhóm người có bệnh nền hoặc suy giảm miễn dịch.

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.

Bị kỳ thị về ngoại hình, người phụ nữ rơi vào trầm cảm
Y tế - 19 giờ trướcGĐXH - Cân nặng "quá khổ" không chỉ gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày mà còn khiến D luôn tự ti vì bị kỳ thị về ngoại hình, thậm chí có ý nghĩ tự tử.

Nam thanh niên 22 tuổi ở Hà Nội suýt mất khả năng vận động vì chủ quan với dấu hiệu này trong lúc chơi thể thao
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Rách sụn chêm quai xô là một tổn thương nặng, hiếm gặp ở người trẻ, cần can thiệp sớm để tránh biến chứng.

7 loại thực phẩm dễ gây mất ngủ nhất
Sống khỏe - 21 giờ trướcNghiên cứu cho thấy, thực phẩm là một trong những nguyên nhân gây ra mất ngủ ở nhiều người. Vậy đâu là những thực phẩm nằm trong danh sách này?

6 câu hỏi thường gặp về hội chứng đầu cổ
Sống khỏe - 22 giờ trướcHội chứng đầu cổ là một tình trạng phức tạp, có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tạo ra sự không thoải mái và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh.

4 thói quen buổi sáng tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên làm để ngừa biến chứng
Bệnh thường gặpGĐXH - Uống nước ấm, ăn một bữa sáng giàu protein và chất xơ, giảm căng thẳng sau khi thức dậy... có thể giúp ổn định lượng đường huyết ở người bệnh tiểu đường.