Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đi khám vì đau chân suốt nửa năm, người phụ nữ choáng váng nghe bác sĩ kết luận bị ung thư cổ tử cung

Thứ năm, 19:14 17/06/2021 | Sống khỏe

Nghe kết quả, cô liền chất vấn bác sĩ: Làm sao mà từ đau chân lại liên quan đến ung thư cổ tử cung? Bác sĩ có nhầm lẫn gì không?

Chúng ta thường cho rằng mỗi khi một căn bệnh nào đến, nó đều "gửi thư" báo trước bằng các triệu chứng, kiểu như trước khi chính thức cảm cúm sẽ nhức đầu, sổ mũi và ho nhẹ vậy. Tuy nhiên, trên thực tế không phải bệnh nào cũng "chịu khó" báo hiệu trước đâu. Đơn cử như trường hợp của Dì Lý (43 tuổi), sinh sống ở Thâm Quyến (Trung Quốc).

Dì Lý có một cửa hàng gà rán buôn bán rất tốt. Sau khi chồng mất, một mình dì đảm đương mọi việc ở cửa hàng, bận rộn cho đến tận khuya. Cách đây nửa năm, dì Lý phát hiện bắp đùi của mình bị đau, thỉnh thoảng còn đau đến mức dì không thể đứng được. Con trai liền bảo mẹ khám bệnh nhưng công việc bận rộn cộng thêm suy nghĩ "chắc không sao đâu" nên dì Lý mãi chẳng đến bệnh viện.

Đi khám vì đau chân suốt nửa năm, người phụ nữ choáng váng nghe bác sĩ kết luận bị ung thư cổ tử cung - Ảnh 1.

Bị đau chân suốt mấy tháng, đến khi đi khám, dì Lý bất ngờ nghe bác sĩ nói mình bị ung thư cổ tử cung giai đoạn 1 (Ảnh minh họa)

Cho đến ngày 8/6 vừa qua, người phụ nữ này đã bị đau đến mức không thể đi lại được. May mắn là người hàng xóm trông thấy nên đã chở dì Lý vào bệnh viện kiểm tra. Bác sĩ thông báo bệnh nhân đã bị ung thư cổ tử cung giai đoạn 1 và cần phải làm phẫu thuật cắt bỏ một số mô gấp. Đối mặt với kết quả, dì Lý không tin vì không phải mình chỉ bị đau chân thôi sao. Làm sao mà từ đau chân lại liên quan đến ung thư cổ tử cung? Bác sĩ có nhầm lẫn gì không?

Trước những câu hỏi của bệnh nhân, bác sĩ từ tốn giải thích: "Khi bị ung thư cổ tử cung các tế bào bất thường xuất hiện, nó sẽ chèn ép lên các mô và mạch máu xung quanh. Và nếu các tế bào lạ này chèn vào mạch máu hoặc hoặc dây thần kinh ở đùi sẽ gây ra hiện tượng đau nhức ở khu vực này. Trong trường hợp không được chữa trị ngay từ đầu, các cơn đau ở chân ngày càng nặng, đến mức không thể đi được".

Ngoài ra, bác sĩ cũng cho biết thêm nếu cơ thể các chị em có 2 triệu chứng này thì nên đi khám:

Đi khám vì đau chân suốt nửa năm, người phụ nữ choáng váng nghe bác sĩ kết luận bị ung thư cổ tử cung - Ảnh 2.

Khi thấy dịch tiết nhiều, có mùi kèm theo đau bụng bất thường thì bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt (Ảnh minh họa).

1. Dịch tiết có mùi

Dịch tiết có mùi tanh, hôi, khó chịu, đồng thời đã chuyển từ dạng lỏng sang dạng rắn như đậu phụ, cùng với lượng dịch tăng lên thì lúc này chị em đừng nghĩ đây là căn bệnh viêm nhiễm vùng kín bình thường. Nó có thể là dấu hiệu cho thấy tử cung của bạn đang bị bệnh, và bạn cần phải đi khám phụ khoa càng sớm càng tốt.

2. Đau bụng và tiểu tiện bất thường

Khi cổ tử cung bị tổn thương, nó sẽ gây đau âm ỉ vùng bụng dưới. Những cơn đau này khác với cơn đau bụng kinh, là nó làm bạn có cảm giác bụng xẹp xuống, co rút lại. Bênh cạnh đó, bạn sẽ són tiểu mỗi khi hắt hơi, vận động mạnh hoặc đau buốt trong khi đi vệ sinh.

Cũng theo bác sĩ, nguyên nhân gây ra bệnh ung thư cổ tử cung là do virus HPV gây ra. Và virus này có thể lây lan từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc da với da, lây truyền qua quan hệ tình dục, bao gồm cả âm đạo, hậu môn và thậm chí quan hệ tình dục bằng miệng và tay.

Vì vậy, để bảo vệ bản thân khỏi căn bệnh ung thư cổ tử cung, các chị em phụ nữ cần:

- Chú ý vệ sinh cá nhân: Bạn cần tắm rửa thường xuyên, không "yêu" trong thời kỳ kinh nguyệt, thay băng vệ sinh thường xuyên, không dùng chăn khăn tắm với người khác, đặc biệt không sử dụng khăn tắm và bồn tắm khi nghỉ ở khách sạn.

- Thực hiện lịch sinh hoạt làm việc và nghỉ ngơi hợp lý: Bạn cần thực hiện một lối sống lành mạnh, trong đó có dành thời gian để nghỉ ngơi, tập luyện thể thao và ngủ đủ giấc. Có như thế các mô trong cơ thể mới hoạt động bình thường, hệ miễn dịch được nâng cao, ngăn ngừa nhiễm virus HPV tái phát.

Hồng Hạnh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Sống khỏe - 13 giờ trước

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng lá tía tô để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt như chữa hàn, nhức đầu, ho, chướng bụng, ngộ độc cá, cua và nhiều bệnh khác. Vậy dùng lá tía tô để chữa bệnh gout có hiểu quả hay không, đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Sống khỏe - 14 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì loại nước này có công dụng giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tự nhiên...

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 16 giờ trước

GĐXH - Mắm là món ăn rất dễ nhiễm vi khuẩn. Do đó, mọi người khi mua mắm cần lựa chọn các loại có nguồn gốc rõ ràng, kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác...

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Sống khỏe - 19 giờ trước

Canxi là khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, là thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng. Nếu cơ thể thiếu canxi có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương, gãy xương... Vậy, đâu là dấu hiệu cần bổ sung canxi?

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Sống khỏe - 21 giờ trước

Rối loạn lipid máu (mỡ máu) là một trong những nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch. Thay đổi chế độ ăn góp phần giảm cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Sống khỏe - 22 giờ trước

Nghiên cứu đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ mới đây cho biết, có mối quan hệ giữa giai đoạn tức giận cấp tính và nguy cơ đau tim gia tăng. Theo đó, chỉ tức giận trong 8 phút có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

(Tổ Quốc) - Lòng bàn tay cũng có thể là “tài liệu tham khảo” cho thấy tình trạng sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Dưa hấu ngọt, mát, nhiều nước nên rất được yêu thích vào mỗi mùa hè. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp cùng loại trái cây này.

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Sống khỏe - 1 ngày trước

Điều trị suy giáp bao gồm thuốc, các phương pháp không dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, các bài tập dưỡng sinh sẽ hỗ trợ tốt trong việc điều trị triệu chứng.

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Thủy đậu là bệnh lành tính, có thể hồi phục sau khi phát bệnh. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng thì thủy đậu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy đến sức khỏe.

Top