Điểm danh 6 sai lầm mà các bà nội trợ thường mắc phải khi dùng thớt, khiến sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng
Thớt gỗ là dụng cụ quen thuộc trong bất kỳ căn bếp nào và nếu mắc phải 1 trong 6 sai lầm sau đây, chị em đang vô tình rước bệnh vào người!
Cùng đọc bài viết này để nằm lòng những điều cần tránh khi sử dụng thớt. Bệnh tật có thể chưa ghé thăm ngay lập tức, nhưng về lâu về dài, nếu chị em mắc phải 6 sai lầm này, sức khỏe chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.
1. Không chọn loại gỗ tốt
Thớt gỗ có độ đàn hồi cao, trọng lượng nặng, thích hợp để băm, chặt thức ăn. Tuy nhiên, chúng lại có nhược điểm là dễ thấm hút nước và các loại mùi, nhanh cong vênh, có mùn, nứt, dễ mục.
Do đó, khi chọn mua thớt, bạn nên chọn loại gỗ có độ đàn hồi cao và tốt, không dễ bị cong vênh hoặc mục. Không nên vì tiếc tiền mà chọn những loại gỗ rẻ, thớt có nhãn mác hoặc nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm không rõ ràng.

Ảnh minh họa
Ngoài ra, chị em cũng không chọn những chiếc thớt có bề mặt phủ lớp màu, vì đây là cách để nhà sản xuất che giấu các vết nứt hoặc thấm mốc bên dưới.
2. Sử dụng thớt đã có nhiều vết nứt
Nhiều người thích sử dụng thớt đã dùng lâu năm, bởi sự thuận tiện, quen tay, tuy nhiên những vết rạn nứt trên thớt chính là nơi trú ẩn lý tưởng của nhiều loại vi khuẩn. Vì vậy, thớt sử dụng khoảng 2 năm thì nên thay mới.
3. Cắt thịt và rau trên cùng một chiếc thớt
Bạn nên có những chiếc thớt dành riêng để thái thịt, và những chiếc dành riêng cho rau củ quả để tránh lây nhiễm chéo. Hãy xem xét một hệ thống mã hóa màu sắc, ví dụ thớt nhựa màu đỏ cho thịt sống và màu xanh lá cây cho rau. Nếu bạn thích thớt gỗ, sử dụng loại có mã màu (loại không bị trôi màu dưới nước) khác nhau cho mỗi mục đích.
4. Cho thớt vào máy rửa bát
Cho dù bạn dùng thớt gỗ hay thớt nhựa cũng không nên cho chúng vào máy rửa bát, nơi chúng tiếp xúc lâu với nhiệt và nước, có thể gây cong vênh và nứt. Thay vào đó, chà sạch thớt của bạn trong nước rửa chén và tráng lại bằng nước sạch.

Nếu bạn muốn được an toàn hơn (như sau khi thái thịt sống), ngâm thớt trong một hỗn hợp gồm 1 phần giấm 4 phần nước trước khi làm sạch.
5. Dùng thớt làm bằng kính, đá cẩm thạch, hoặc Corian
Những thớt được trang trí rất đẹp và có vẻ bền, nhưng thật ra những vật liệu này sẽ làm hỏng dao của bạn với tốc độ đáng kinh ngạc. Thêm vào đó, chúng thực sự trơn trượt và khó để bạn thái rau, củ hay thái thịt.
6. Dùng thớt quá nhỏ
Bạn nên dùng những chiếc thớt có kích thước lớn một chút, cung cấp cho mình không gian rộng rãi trong khi bạn đang cắt thực phẩm để thực phẩm không bị rơi ra ngoài. Để chắc chắn rằng thớt của bạn đủ lớn, hãy đặt con dao của bạn theo đường chéo trên thớt. Nếu chiều dài của con dao dài hơn thớt, hãy tăng kích thước, diện tích bề mặt của thớt nên lớn hơn con dao vài cm.
Theo Nhịp sống Việt

Thời tiết nắng nóng, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để ổn định đường huyết
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường không kiểm soát đường huyết tốt trong mùa nắng nóng thì cơ thể sẽ gia tăng bài tiết nước tiểu nhiều, khiến cơ thể mất nước nhanh hơn. Việc mất nước có thể khiến cho đường huyết tăng cao.

Thông tin mới nhất về tình hình sức khỏe của bé trai ở Nam Định bị xe cán qua người
Y tế - 14 giờ trướcGĐXH – “Nhờ can thiệp kịp thời và chăm sóc tích cực, đến nay, bệnh nhi đã tỉnh táo, tự thở, các chỉ số sinh tồn ổn định. Phổi và thận được bảo tồn, không cần can thiệp phẫu thuật thêm”, đại diện Bệnh viện Nhi Trung ương thông tin.

5 loại trái cây mùa hè giúp giảm axit uric
Sống khỏe - 14 giờ trướcMùa hè mang đến cho chúng ta rất nhiều loại trái cây ngon và bổ dưỡng. Một số loại trái cây có thể giúp giảm nồng độ axit uric một cách tự nhiên.

Nam thợ điện thoát chết sau khi bị điện giật cháy đen bàn tay
Y tế - 15 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện cấp cứu trong tình trạng tay phải cháy đen, tâm lý hoảng loạn sau khi bị điện giật.

Người phụ nữ phát hiện ung thư cổ tử cung sau khi sinh con 4 tháng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư cổ tử cung nhập viện trong tình trạng đau bụng dưới quặn thắt kéo dài, cơn đau khiến chị không thể đi lại. Trước đó, chị không hề có bất kỳ biểu hiện bất thường nào như chảy máu âm đạo hay rối loạn kinh nguyệt...

Gìn giữ và phát huy tinh hoa chữa bệnh không dùng thuốc bằng phương pháp Thập chỉ gia truyền
Sống khỏe - 15 giờ trướcSáng ngày 1/5, tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận, phương pháp xoa bóp Thập chỉ gia truyền của lương y Phan Nhật Anh đã vươn đến dấu mốc ý nghĩa khi được Viện Phát triển văn hóa và chăm sóc sức khỏe cộng đồng trao Quyết định thành lập Trung tâm văn hóa chăm sóc sức khỏe cộng đồng Thập chỉ gia truyền Phan Nhật Anh, trực thuộc Viện.

4 biện pháp giúp tránh xa bệnh tật mùa nắng nóng
Sống khỏe - 19 giờ trướcTheo Tổ chức Y tế thế giới, vào mùa hè nhiệt độ cao, kéo dài gây ra căng thẳng tích tụ trong cơ thể con người, làm tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong liên quan đến thời tiết.

Người Nhật không thích tập thể dục nhưng lại có tuổi thọ cao nhất và tỷ lệ ung thư rất thấp, 3 lý do này rất đáng để lưu tâm
Sống khỏe - 19 giờ trướcGĐXH - Nước nào trên thế giới có tuổi thọ trung bình cao nhất? Nhật Bản chắc chắn phải có trong danh sách đầu tiên!

Dấu hiệu cảnh báo sớm và các phương pháp giúp hồi phục sau tai biến mạch máu não hiệu quả
Sống khỏe - 20 giờ trướcTai biến mạch máu não là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế ở người trưởng thành. Mỗi phút trôi qua khi não thiếu máu là hàng triệu tế bào thần kinh có thể bị mất đi vĩnh viễn. Hiểu rõ về cơ chế, dấu hiệu cảnh báo và phương pháp điều trị tai biến mạch máu não sẽ giúp nâng cao cơ hội sống, rút ngắn thời gian phục hồi và hạn chế tối đa di chứng để lại.

Bài tập 15 phút mỗi ngày giúp giảm nguy cơ tử vong sớm
Sống khỏe - 22 giờ trướcCó rất nhiều biện pháp nhằm tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật và nguy cơ tử vong sớm. Trong đó, việc thực hiện đều đặn bài tập 15 phút dưới đây góp phần giúp bạn đạt được mục tiêu sống lâu và khỏe mạnh hơn.

Người đàn ông 65 tuổi bị đột quỵ vì sai lầm nhiều người mắc phải khi điều trị tăng huyết áp
Bệnh thường gặpGĐXH - Người đàn ông bị đột quỵ có bệnh lý tăng huyết áp, tuy nhiên điều trị không thường xuyên. Ông cũng từng mắc đột quỵ một lần và có thói quen hút thuốc lá lâu năm.