Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đo đường huyết lúc đói, chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường?

Thứ năm, 18:59 10/04/2025 | Sống khỏe

GĐXH - Xét nghiệm đường huyết lúc đói là cách nhanh và đơn giản nhất để chẩn đoán bệnh tiểu đường, tiền tiểu đường và giúp điều trị hiệu quả ở các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

Người bệnh tiểu đường cần làm gì để giảm và ổn định đường huyết?Người bệnh tiểu đường cần làm gì để giảm và ổn định đường huyết?

GĐXH - Người bệnh tiểu đường cần chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp để ổn định và kiểm soát đường huyết, làm chậm các nguy cơ biến chứng.

Đo đường huyết lúc đói quan trọng thế nào với người bệnh tiểu đường?

Đường huyết đói là chỉ số đường huyết được đo lần đầu vào buổi sáng nhịn ăn ít nhất 8h trở lên, lúc đó bạn chưa ăn hay uống bất kỳ loại thực phẩm nào.

Khi đói, hàm lượng đường trong cơ thể tăng nhờ kích thích từ hormone glucagon. Lúc này, sẽ có 2 trường hợp:

- Nếu là người bình thường, cơ thể sẽ tiết ra insulin để vận chuyển đường từ trong máu vào tế bào, từ đó giúp cân bằng lượng đường trong máu.

- Nếu bị tiểu đường, hàm lượng insulin tiết ra không đủ hoặc cơ thể không sử dụng được insulin, đường trong máu không được vận chuyển vào trong tế bào dẫn tới lượng đường trong máu tăng lên.

Chính vì vậy mà sáng sớm, lúc cơ thể đang đói, đo đường huyết ở thời điểm này, chỉ số đường huyết sẽ ở mức thấp nhất. Nếu chỉ số này thay đổi, cao hơn ngưỡng bình thường thì có thể chẩn đoán người đó mắc bệnh tiểu đường.

Đo đường huyết lúc đói, chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường? - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Chỉ số đường huyết kiểm tra lúc đói bao nhiêu là bình thường?

Theo các chuyên gia y tế, giá trị đường huyết lúc đói với cơ thể bình thường sẽ dao động trong khoảng từ 3,9 - 5,4 mmol/dl. Nếu kết quả thu được cao hơn ngưỡng bình thường thì sẽ có 2 trường hợp:

- Bệnh nhân bị tiền tiểu đường hay rối loạn dung nạp glucose nếu kết quả kiểm tra trong khoảng từ 5,5 - 6,9 mmol/dl.

- Bệnh nhân bị bệnh tiểu đường nếu chỉ số đường huyết lúc sáng sớm đo được cao hơn 7 mmol/dl. Để đảm bảo kết quả chắc chắn bệnh nhân có bị tiểu đường hay không, bạn nên kiểm tra lại lần 2 ở cùng thời điểm vào hôm sau để biết chính xác.

Ngoài ra, nếu chỉ số đường huyết lúc đói nhỏ hơn 3,9 mmol/dl thì bệnh nhân được chẩn đoán bị hạ đường huyết. 

Cần làm gì khi đường huyết thay đổi thất thường

Cách xử lý tốt nhất khi chỉ số đường huyết sáng sớm thay đổi bất thường là tìm đến cơ sở y tế uy tín để bác sĩ chuyên khoa thăm khám và lên kế hoạch điều trị sớm, tránh để tình trạng kéo dài gây hậu quả nghiêm trọng.

Bệnh tiểu đường cần được theo dõi liên tục và điều trị trong thời gian dài để duy trì mức đường huyết ổn định. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần thực hiện chế độ dinh dưỡng và vận động phù hợp dành cho người bị tiểu đường.

Chính vì vậy, cách xử lý tốt nhất khi chỉ số đường huyết sáng sớm thay đổi bất thường là tìm đến cơ sở y tế uy tín để bác sĩ chuyên khoa thăm khám và lên kế hoạch điều trị sớm, tránh để tình trạng kéo dài gây hậu quả nghiêm trọng.

Đo đường huyết lúc đói, chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường? - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Xét nghiệm đường huyết lúc đói nên bao lâu một lần?

Theo thông tin từ Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ (tên viết tắt là ADA) khuyến cáo rằng:

- Nếu bạn trên 45 tuổi và chưa có khả năng bị tiểu đường thì vẫn nên xét nghiệm đường huyết lúc đói 2 – 3 năm 1 lần.

- Nếu bạn là người ít hoạt động thể chất; có tiền sử gia đình có người mắc bệnh tiểu đường type 2; huyết áp cao từ 140/90mmHg trở lên hay đang được điều trị cao huyết áp; có mức độ cholesterol lipoprotein HDL thấp dưới 35mg/dL hoặc mức triglyceride lớn hơn 250mg/dL... thì nên xét nghiệm định kỳ 1 năm/1 lần (hay 6 tháng 1 lần nếu có nhiều nguy cơ):

- Nếu bạn bị tiền tiểu đường, bạn nên kiểm tra đường huyết định kỳ hàng tháng, tiếp đó cách 2 – 3 tháng tùy thuộc chỉ định của bác sĩ. Đối với các trường hợp bạn đã mắc bệnh tiểu đường, cần theo dõi chỉ số đường huyết lúc đói hàng tháng (hoặc tối thiểu 2 tháng/lần).

Có thể kèm theo xét nghiệm HbA1c nếu kiểm tra tại các bệnh viện lớn, từ tuyến tỉnh trở lên.

8 món ngon, giàu dinh dưỡng nhưng người bệnh tiểu đường cần kiểm soát khi ăn để bảo vệ đường huyết8 món ngon, giàu dinh dưỡng nhưng người bệnh tiểu đường cần kiểm soát khi ăn để bảo vệ đường huyết

GĐXH - Việc hiểu biết và nắm được những thực phẩm có chỉ số GI cao sẽ giúp những người bị bệnh tiểu đường kiểm soát khẩu phần ăn hằng ngày, ổn định đường huyết.

Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn và kiêng gì để ổn định đường huyết?Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn và kiêng gì để ổn định đường huyết?

GĐXH - Người bệnh tiểu đường cần biết và nắm rõ các nguyên tắc về dinh đưỡng để tránh đường huyết tăng, giúp ngăn chặn và làm chậm các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

GĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh

Bệnh thường gặp - 51 phút trước

GĐXH - Người bệnh tiêu đường cần điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên... Đây là những điều cần thiết, bất kể bạn mắc bệnh tiểu đường loại nào.

Người bình thường có cần tăng cơ?

Người bình thường có cần tăng cơ?

Sống khỏe - 2 giờ trước

Nhiều người cho rằng chỉ những ai tập luyện thể hình mới cần tăng cơ. Tuy nhiên, kể cả người bình thường muốn giữ dáng hay tăng cường sức khỏe đều cần có lượng cơ khỏe mạnh...

Bộ Y tế vào cuộc vụ sản phụ tử vong sau sinh mổ lần 3 ở Hải Phòng

Bộ Y tế vào cuộc vụ sản phụ tử vong sau sinh mổ lần 3 ở Hải Phòng

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH - Ngày 13/4, Cục Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Sở Y tế thành phố Hải Phòng về việc xác minh và báo cáo trường hợp sự cố y khoa đối với bà LTC tại BVĐK huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.

'Sửa chữa' từ trong bào thai cho thai nhi bị cạn ối hoàn toàn, giãn đài bể thận hai bên

'Sửa chữa' từ trong bào thai cho thai nhi bị cạn ối hoàn toàn, giãn đài bể thận hai bên

Y tế - 5 giờ trước

GĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ nghi ngờ thai nhi bị tắc nghẽn đường tiết niệu dưới – một bất thường có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng thận và sự phát triển của thai nhi.

Vụ trẻ 20 tháng tuổi bị bảo mẫu bạo hành: Bộ Y tế đề nghị xử lý nghiêm đối tượng có hành vi vi phạm quyền trẻ em

Vụ trẻ 20 tháng tuổi bị bảo mẫu bạo hành: Bộ Y tế đề nghị xử lý nghiêm đối tượng có hành vi vi phạm quyền trẻ em

Y tế - 5 giờ trước

GĐXH - Cục Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế tỉnh Quảng Nam về việc xác minh, xử lý vụ việc trẻ em bị bạo lực.

Ít ăn trái cây và rau củ có sao không?

Ít ăn trái cây và rau củ có sao không?

Sống khỏe - 6 giờ trước

Rau củ và trái cây đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chế độ ăn hàng ngày của con người, không chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể.

Người đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ thoát di chứng đột quỵ sau 3 tháng kiêng trì làm việc này

Người đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ thoát di chứng đột quỵ sau 3 tháng kiêng trì làm việc này

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Sau 3 tháng kiên trì tập luyện phục hồi chức năng theo đúng phác đồ điều trị, người đàn ông bị đột quỵ đã hồi phục toàn thân, đã bắt đầu tập đi và độc lập trong sinh hoạt hàng ngày.

Việt Nam ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU  ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ điều trị khối u

Việt Nam ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ điều trị khối u

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH – Việc ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ tại Việt Nam đem tới bước ngoặt mới trong việc điều trị hiệu quả các khối u và nhiều bệnh lý như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, tuyến cơ tử cung, u vú lành tính…

Hướng dẫn cách phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban ở trẻ

Hướng dẫn cách phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban ở trẻ

Sống khỏe - 19 giờ trước

GĐXH - Theo các chuyên gia, sốt phát ban và sởi đều là những bệnh do virus gây ra. Sốt phát ban thường lành tính và tự khỏi, sởi lại có thể dẫn đến những biến chứng như viêm phổi hay viêm não nếu không xử lý kịp thời. Chẩn nhầm bệnh có thể dẫn đến điều trị sai vì vậy, nhận diện đúng dấu hiệu từng bệnh giúp chẩn đoán đúng, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả.

Sau vụ 7 trẻ bị xâm hại ở Đà Lạt: Bộ Y tế đề nghị thanh tra toàn bộ các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em

Sau vụ 7 trẻ bị xâm hại ở Đà Lạt: Bộ Y tế đề nghị thanh tra toàn bộ các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em

Y tế - 19 giờ trước

GĐXH - Bộ Y tế đề nghị các địa phương cần tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân, các cấp, các ngành trong việc phát hiện, báo cáo và xử lý các vụ việc vi phạm quyền trẻ em, phòng chống xâm hại trẻ em.

Top