Đo đường huyết tại nhà cần làm điều này để có kết quả tốt nhất
GĐXH - Đo đường huyết tại nhà giúp bạn nhận biết sớm các biến chứng tiềm ẩn của tiểu đường, như đường huyết cao hoặc thấp quá mức để tránh những vấn đề nghiêm trọng.

Người bệnh tiểu đường vì sao cần đo đường huyết tại nhà?
Vai trò của việc đo đường huyết tại nhà là phát hiện sớm các bất thường về tăng hoặc hạ đường huyết, đồng thời kiểm soát đường trong giới hạn bình thường.
Những đối tượng cần đo đường huyết tại nhà gồm: Người bệnh tiểu đường, nhất là khi bệnh kiểm soát kém, đã có biến chứng hoặc đang bđiều trị với insulin; phụ nữ mang thai có yếu tố nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ như tiền sử mắc tiểu đường thai kỳ, thể trạng thừa cân béo phì; gia đình có người mắc tiểu đường.

Ảnh minh họa
Cách đo đường huyết tại an toàn nhất
- Rửa sạch và lau khô tay sau sát khuẩn. Nếu không, kết quả sẽ không chính xác.
- Xem hạn sử dụng và mã code của que thử. Lắp kim lấy máu vào bút, thực hiện lấy máu. Lưu ý, sau khi đã chuẩn bị đầy đủ dụng cụ phải thực hiện ngay, tránh để lâu dễ bị oxy hóa.
- Nhỏ một giọt máu lên que thử, đặt que vào máy đo và xem hiển thị lượng đường trong máu.
- Ghi lại kết quả xét nghiệm để có thể chia sẻ với bác sĩ (nếu cần).
- Dựa trên kết quả, người bệnh cũng có thể điều chỉnh chế độ ăn uống, tập thể dục hoặc thuốc uống.
Người bệnh tiểu đường đo đường huyết tại nhà bao lần/ngày
Căn cứ vào tình trạng bệnh của mỗi người, bác sĩ khoa sẽ khuyên nên thực hiện thử tiểu đường tại nhà với tần suất và thời gian tương ứng.
Nếu người bệnh sử dụng insulin nhiều hơn một lần mỗi ngày hoặc sử dụng máy tiêm insulin, bác sĩ sẽ khuyên kiểm tra lượng đường trong máu ít nhất 3 lần mỗi ngày.
Ngoài ra, bạn cần kiểm tra đường huyết tại nhà nếu thuộc một trong những đối tượng sau:
- Bệnh tiểu đường loại 1: Thử tiểu đường ít nhất 3 lần/ngày
- Bệnh tiểu đường loại 2: Kiểm tra trước khi ăn sáng, trưa, chiều và sau bữa ăn 1-2 giờ; trước khi đi ngủ hay nghi ngờ có hạ đường huyết.
Nếu bạn làm xét nghiệm không phải lúc đói, mức đường huyết an toàn thông thường nằm trong khoảng từ 70 mg/dL đến 140 mg/dL. Bạn có thể có nguy cơ bị tiền đái tháo đường nếu kết quả từ 140 mg/dL đến 199 mg/dL và có nguy cơ bị đái tháo đường nếu chỉ số đường huyết từ 200 mg/dL trở lên.

Ảnh minh họa
Dấu hiệu đường huyết bất thường, cần gặp bác sĩ sớm
Bạn nên đến gặp bác sĩ khi kết quả kiểm tra đường huyết tại nhà bất thường nhất là khi có các dấu hiệu như:
- Người chưa từng được chẩn đoán tiểu đường: Có biểu hiện ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, sụt cân nhanh bất thường.
- Người đang điều trị và theo dõi bệnh tiểu đường: Có các biểu hiện như mắt nhìn mờ, nhìn đôi, rối loạn thị giác, tê hoặc giảm cảm giác bàn chân, rối loạn tiểu tiện... mới xuất hiện hoặc trở nặng.

Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Trong lần khám gần đây, người đàn ông mắc ung thư biểu mô có biểu hiện mệt mỏi, xanh xao, kết quả xét nghiệm máu cho thấy chỉ số hồng cầu thấp...

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Người bệnh suy thận nên hạn chế những thực phẩm chứa kali. Trong khi rau củ và trái cây tươi lại chứa nhiều kali. Vậy nên việc chọn lựa rau phù hợp với người bệnh suy thận là rất quan trọng.

2 người bị 'bùng phát' viêm gan B mạn tính thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Một người bệnh có tiền sử mắc viêm gan B, thế nhưng anh lại tự dừng thuốc, không đi khám bệnh trong 1 năm nay; một người có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ nhưng lại “quên” kiểm tra xét nghiệm về gan.

Nam sinh 21 tuổi suy tim, suy thận vì loại đồ uống khoái khẩu giới trẻ Việt yêu thích
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Điều tra bệnh sử, các bác sĩ cho biết nam sinh bị suy thận này không có tiền sử bệnh lý nào khác ngoài việc uống quá nhiều đồ uống tăng lực.

Người phụ nữ 64 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư đại tràng di căn phổi từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư đại tràng di căn phổi có dấu hiệu bị táo bón liên tục trong khoảng 3 tháng, trước khi phát hiện bệnh.

7 việc nên làm để phòng nguy cơ suy thận
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Có nhiều nguyên nhân gây suy thận ở người trẻ, trong đó phần lớn liên quan trực tiếp đến lối sống hiện đại như: thức khuya, uống ít nước, thường xuyên dùng thức ăn nhanh, lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá...

Cảnh giác với biến chứng nguy hiểm của bệnh gout
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Nhiều trường hợp người bệnh gout vào viện trong tình trạng hạt tophi nổi nhiều ở ngón chân, ngón tay, khuỷu tay, chân gây đau đớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Người phụ nữ 43 tuổi bất ngờ suy gan, suy thận vì 1 sai lầm trong lúc ăn phở mà nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 4 ngày trướcGĐXH - Đang khỏe mạnh nhưng sau khi ăn phở tái, bệnh nhân bị nhiễm trùng, nhiễm độc nặng, sốc nhiễm trùng, nguy cơ tử vong cao do suy đa tạng, suy gan, suy thận và tổn thương cơ tim.

Phát hiện suy thận lúc khám tiền hôn nhân, cô gái trẻ chia tay mối tình 9 năm
Bệnh thường gặp - 4 ngày trướcChỉ khi khám sức khỏe tiền hôn nhân, Nguyễn Mai Ngọc mới biết mình mắc bệnh thận mạn tính và phải chạy thận suốt đời.

Người đàn ông 64 tuổi ở Vĩnh Phúc thoát cửa tử sau 3 lần ngừng tim dù tiền sử khỏe mạnh
Bệnh thường gặp - 4 ngày trướcGĐXH - Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc đã giành lại sự sống ngoạn mục cho một người bệnh 64 tuổi bị nhồi máu cơ tim cấp – một trong những tình trạng tim mạch nguy hiểm nhất, có thể cướp đi sinh mạng chỉ trong tích tắc.

Người phụ nữ 48 tuổi phát hiện u não to như quả quýt từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị u não cho biết thường xuyên bị đau đầu từng cơn rồi lại hết. Những lúc đau bà chỉ chịu đựng hoặc dùng thuốc giảm đau.