Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đổi mới, tăng cường hệ thống Y tế, đẩy mạnh công tác DS-KHHGĐ

GiadinhNet - TS Dương Quốc Trọng - Phó Bí thư Đảng ủy Bộ Y tế -đã có bài viết góp ý văn kiện trình Đại hội Đảng XI.

Góp ý cho văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI về Dự thảo các văn kiện trình ĐH Đảng lần thứ XI (bao gồm các dự thảo Báo cáo Chính trị, Cương lĩnh xây dựng đất nước và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 - 2020), tôi xin được đóng góp một số ý kiến về phần công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân và công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ).
 

Công tác DS-KHHGĐ là một trong những mũi nhọn của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.  Ảnh: C.H

 
Chưa nêu hết được thành tựu của ngành y tế, dân số
 
Trước hết, nói về Dự thảo Báo cáo Chính trị trình ĐH Đảng XI, trong phần I "Kiểm điểm 5 năm thực hiện nghị quyết ĐH X; nhìn lại 10 năm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010", tôi thấy việc đánh giá về công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân và công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) còn khá mờ nhạt, chưa tương xứng với tầm của nó.
 
Trong phần này chỉ dành khoảng 3 dòng nói về công tác y tế và dân số: "Công tác DS - KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ đạt được một số kết quả quan trọng; mức hưởng thụ các dịch vụ y tế của nhân dân tăng lên, đặc biệt với trẻ em, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số". Tôi hiểu rằng trong khuôn khổ của Báo cáo Chính trị, mỗi một ngành đều mong muốn được nêu đậm nét hơn. Song tôi cho rằng, đánh giá như thế này chưa thấy hết được thành tựu của ngành y tế, dân số.
 
Mới đây, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã đi dự kỳ họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Tại kỳ họp này, các tổ chức quốc tế đã đánh giá Việt Nam và Ghana là hai điểm sáng trong việc thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ. Dù mới đi được 2/3 chặng đường nhưng Việt Nam đã hoàn thành trước thời hạn được phần lớn các Mục tiêu Thiên niên kỷ đặt ra.
 
Trong đó có sự đóng góp xứng đáng của công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân và công tác DS-KHHGĐ. Về công tác DS-KHHGĐ, tôi chỉ xin nêu một ví dụ để chứng minh: Cách đây 20 năm, dân số Việt Nam hơn Philippines 5,3 triệu người và nay Philippines hơn Việt Nam 7,1 triệu người. Như vậy trong 20 năm qua nếu so sánh với Philippines, chúng ta tránh sinh được 12,4 triệu trường hợp, tương đương với dân số của 13 tỉnh ở mức trung bình.
 
Chúng ta thử hình dung trong thời điểm hiện nay có thêm 13 tỉnh này thì có biết bao nhiêu vấn đề chúng ta sẽ phải lo như giao thông, đường sá, bệnh viện, trường học... Trong khi số tiền đầu tư để làm công tác DS-KHHGĐ trong 20 năm qua (tính tổng cả tiền ngân sách Trung ương, địa phương, vốn vay, viện trợ...) khoảng gần 8.400 tỉ đồng. Điều đó cho thấy được ý nghĩa và sự đầu tư cho công tác DS-KHHGĐ đã mang lại hiệu quả thế nào.
 

Công tác DS-KHHGĐ đóng vai trò quan trọng trong định hướng phát triển Kinh tế - xã hội. Ảnh: Dương Ngọc

 
Đổi mới và tăng cường  hệ thống y tế, đẩy mạnh công tác DS-KHHGĐ
 
Tại mục 3, phần VII của Dự thảo Báo cáo Chính trị, tôi xin đề nghị đổi tiêu đề là "Đổi mới và tăng cường hệ thống y tế, đẩy mạnh công tác DS-KHHGĐ, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em" (thay cho "Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân và công tác DS-KHHGĐ...").
 
Nghị quyết 46 của Bộ Chính trị (khóa IX) về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới đã khẳng định cần phải đổi mới hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển. Có thể nói, công bằng, hiệu quả và phát triển là sợi chỉ đỏ mà hệ thống y tế của chúng ta cần hướng tới. Đó cũng chính là mục tiêu mà nhiều quốc gia đang phấn đấu thực hiện. Tuy nhiên chưa có một mô hình nào thực sự thành công bởi vì ở quốc gia này có thể  đảm bảo được tính công bằng nhưng lại chưa đạt tiêu chí hiệu quả và phát triển; gần đây một số chuyên gia muốn thay tiêu chí phát triển thành tiêu chí chất lượng.
 
Tôi xin lấy Cu Ba là một ví dụ để tham khảo: Tôi đã có dịp đến thăm trạm y tế của một phường tại Lahabana, với dân số khoảng 30.000 người (cũng tương đương với 1 phường ở Hà Nội hiện nay) nhưng trạm y tế đó có tới trên 300 cán bộ y tế, trong đó có trên 100 bác sĩ gia đình (trong khi trạm y tế phường của chúng ta hiện nay thường chưa đạt đến con số 10 cán bộ y tế). Bạn dành đến 25% ngân sách cho y tế. Chính vì vậy mà công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu của bạn rất tốt. Tuy nhiên, do khó khăn về kinh tế nên mặc dù có thể đạt tiêu chí công bằng nhưng bạn vẫn chưa đạt được tiêu chí về hiệu quả và chất lượng.
 
Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta, nhằm đảm bảo cho mọi người dân đều được tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng ngày càng cao không phụ thuộc khả năng chi trả, có như thế mới thực sự đảm bảo tính công bằng.
 
Một trong những vấn đề nổi cộm hiện nay về tài chính y tế, đó là nguồn tài chính công (chủ yếu gồm ngân sách nhà nước và bảo hiểm y tế) chiếm tỷ trọng còn quá nhỏ so với nguồn tài chính tư (chi trả trực tiếp của người bệnh chiếm tới trên 70%) trong công tác khám chữa bệnh. Chính vì thế mà Tổ chức Y tế Thế giới đã xếp hạng Việt Nam đứng thứ 187/191 về tính công bằng trong khám chữa bệnh.
 
Vì vậy, để thực hiện mục tiêu công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, chúng ta cần phải từng bước bảo đảm nguồn tài chính công (chủ yếu gồm ngân sách nhà nước và BHYT) chiếm tỷ trọng lớn hơn các nguồn tài chính tư (chi trả trực tiếp của người bệnh) trong tổng chi tiêu của toàn xã hội cho y tế. Nhà nước duy trì mức đầu tư hợp lý, đồng thời huy động các nguồn lực của xã hội để phát triển hệ thống y tế. Mở rộng bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân, nhằm huy động đóng góp và chia sẻ chi phí cho y tế của người dân một cách công bằng và nhân đạo. Chú trọng củng cố mạng lưới y tế ở các vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc.
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, đặc biệt là ở tuyến tỉnh và huyện. Đổi mới quản lý bệnh viện theo hướng tự chủ, công khai, minh bạch, đẩy lùi tiêu cực trong hoạt động khám chữa bệnh. Thực hiện chế độ đãi ngộ hợp lý, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ y tế. Cùng đó, cũng cần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi người dân, mỗi gia đình và cộng đồng trong việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ. Ưu tiên phát triển y tế dự phòng, không để xảy ra dịch bệnh lớn, phát hiện và can thiệp sớm các bệnh không lây nhiễm; bảo đảm an toàn thực phẩm, nước sạch, vệ sinh môi trường, phòng bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, tai nạn giao thông...
 
Từ khi tiến hành công tác DS-KHHGĐ đến nay, Đảng ta luôn có chủ trương nhất quán, đây là một cuộc vận động lớn. Chúng ta có trách nhiệm tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục người dân, mỗi cặp vợ chồng và cá nhân phải có trách nhiệm với cộng đồng và xã hội trong việc sinh đẻ.
 
Đối với người dân, chúng ta không dùng mệnh lệnh, không dùng các hình thức cưỡng chế, có như thế công tác DS-KHHGĐ mới thực sự bền vững và ý Đảng mới thực sự biến thành lòng dân. Vì vậy, nên thay thế từ "nghiêm" bằng từ "tốt" trong câu "Thực hiện nghiêm chính sách và pháp luật về dân số" để tránh suy diễn đây là mệnh lệnh, sẽ tạo được hiệu ứng lớn trong việc huy động được cộng đồng tham gia vào công tác này.
 
Từ đó tập trung nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình trạng sức khỏe sinh sản, duy trì mức sinh thấp hợp lý, quy mô gia đình ít con, hạn chế sự gia tăng mất cân bằng giới tính khi sinh; dự báo và giải quyết tốt những vấn đề đặt ra liên quan đến sự thay đổi về cơ cấu dân số, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đất nước.
 
Không yêu cầu phát triển nhanh, mà cần củng cố và tăng cường
 
Trong mục 8, phần IV của dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 "Phát triển sự nghiệp y tế, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân", ngay ở ý đầu tiên dự thảo nêu "Tập trung phát triển mạnh hệ thống chăm sóc sức khỏe và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Nhà nước tiếp tục tăng đầu tư đồng thời đẩy mạnh xã hội hội hóa để phát triển nhanh hệ thống y tế". Theo tôi, cần viết thành "Tiếp tục đổi mới và tăng cường hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả và chất lượng" vì hệ thống y tế gồm 6 cấu phần, không chỉ là dịch vụ y tế; không yêu cầu "phát triển nhanh", mà cần "củng cố và tăng cường".
 
Bên cạnh đó, cần duy trì mức đầu tư ngân sách nhà nước cho y tế ít nhất là 10% tổng chi ngân sách nhà nước, đồng thời huy động các nguồn lực của xã hội để phát triển y tế. Tăng cường chỉ đạo thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân như một chính sách ưu tiên quốc gia. Thực hiện tốt chính sách chăm sóc sức khỏe cho các đối tượng chính sách, người nghèo và trẻ em, người cao tuổi. Củng cố mạng lưới y tế công lập, phát triển y tế tư nhân hợp lý, kết hợp quân y và dân y, phát triển mạnh y học dân tộc kết hợp với y học hiện đại, để thực hiện các mục tiêu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
 
Trong ý kiến về chính sách bảo hiểm y tế có nêu cần đổi mới và hoàn thiện đồng bộ các chính sách bảo hiểm y tế, trong đó có "lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân". Về vấn đề này thì trên thực tế, Luật BHYT đã đưa ra lộ trình rồi. Trong việc "tăng cường đào tạo và nâng cao chất lượng chuyên môn, y đức, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ y tế", chúng ta cần quan tâm đến việc phân bổ và sử dụng hợp lý cán bộ y tế - rất quan trọng.
 
Việc đưa bác sĩ về xã là một giải pháp rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân ở tuyến cơ sở nhưng chúng ta cần phải có giải pháp để các bác sĩ đó thường xuyên được cập nhật, nâng cao kiến thức, có trình độ chuyên môn tốt, đặc biệt là những kiến thức và kỹ năng về chăm sóc sức khỏe ban đầu cùng với việc gắn bó với địa phương để đạt được mục đích giúp cho mọi người dân được tiếp cận dịch vụ y tế ngày càng có chất lượng cao chứ không chỉ là "phấn đấu đến năm 2020 tất cả các xã, phường có bác sĩ" một cách hình thức.
 
Trong mấy năm vừa qua, tỷ số giới tính khi sinh tại Việt Nam đã gia tăng một cách nhanh chóng, giống như một số nước láng giềng (Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ...) có nền văn hóa tương đồng như nước ta. Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc đã cảnh báo Việt Nam trước nguy cơ thừa nam, thiếu nữ và những hệ lụy về an sinh xã hội mà có thể nhìn thấy rõ ở một số quốc gia trong khu vực đã rơi vào.
 
Tại Đài Loan, cứ có 5 cô dâu mới được kết hôn thì có 1 cô dâu người nước ngoài; hiện nay đã có 35.000 cô dâu Việt Nam tại Hàn Quốc và tại Đài Loan con số đó lên tới gần 200.000. Các chuyên gia quốc tế đã nhận định rằng tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam xuất hiện muộn hơn so với một số nước làng giềng nhưng tốc độ gia tăng lại nhanh hơn bất kỳ một quốc gia nào.
 
Để khắc phục được hậu quả lâu dài của việc này, Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế đã có Đề án "Can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh" nhằm hạn chế tiến tới ngăn chặn nguy cơ gia tăng mất cân bằng giới tính khi sinh. Để có được kết quả giảm sinh như hiện nay, chúng ta đã kiên trì làm công tác tuyên truyền vận động trong suốt 50 năm qua.
 
Vì vậy cũng không dễ gì một sớm một chiều chúng ta hạ ngay được tỷ số giới tính khi sinh xuống được, mà cần phải xác định đây là một công việc đòi hỏi phải tiến hành một cách liên tục, thường xuyên, bền bỉ và lâu dài. Do đó chúng ta chưa thể "bảo đảm cân bằng giới tính hợp lý" mà cần phải khống chế sự gia tăng mất cân bằng giới tính khi sinh nhằm góp phần cân bằng giới tính chung một cách hợp lý.
 
"Tôi rất tâm đắc với bài viết của Tiến sĩ Bùi Ngọc Thanh, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, đăng trên Tạp chí Cộng sản điện tử, ngày 8/10/2010. Trong bài viết này, TS Thanh đã nhận định về công tác dân số như sau: "Dân số là bài toán tổng thể, là bài toán mẹ của tất cả các bài toán chi tiết, của tất cả các "bài toán con" (dân số là bài toán của kết cấu hạ tầng, của nhà ở; đường sá giao thông; an ninh lương thực, thực phẩm; giáo dục, đào tạo; y tế, khám bệnh, chữa bệnh, lao động, việc làm; xóa đói, giảm nghèo; an sinh xã hội, cứu trợ xã hội...)".
 
Theo đó, TS Bùi Ngọc Thanh đã nhấn mạnh: Với đường lối chiến lược và chính sách đúng đắn của Đảng, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn về DS-KHHGĐ. Quy mô dân số đã được khống chế gần với mức chiến lược đã vạch ra. Nếu không có chính sách, chiến lược đúng đắn đó thì dân số nước ta hiện nay đã lên tới gần 100 triệu người.
 
"Chúng ta thử hình dung xem điều gì sẽ xảy ra nếu như đất nước phải nuôi thêm hơn 12 triệu người (tương đương dân số của một số nước quanh ta), nhất là vào những lúc khó khăn như suy thoái kinh tế trong nước, khủng hoảng tài chính, tiền tệ trên thế giới".
 
Từ những phân tích trên, ông Thanh đã đề nghị: "Phải đặt công tác DS-KHHGĐ đúng với vị trí tổng thể, bao trùm của nó (dân số là mẫu số của tất thảy các bài toán khác) để có chỉ đạo thực hiện một cách nghiêm ngặt, bảo đảm quy mô dân số phù hợp với khả năng tài nguyên quốc gia (nhiều về chủng loại nhưng nghèo nàn và cạn kiệt về trữ lượng; "sinh nhân nhưng bất sinh địa")".

TS Dương Quốc Trọng
 
TS Dương Quốc Trọng
Phó Bí thư Đảng ủy Bộ Y tế
kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Huế sắp có thêm đường đi bộ hàng chục tỷ đồng

Huế sắp có thêm đường đi bộ hàng chục tỷ đồng

Thời sự - 55 phút trước

GĐXH - Dự án đường đi bộ kết hợp đường xe đạp đang triển khai ở Huế có tổng mức đầu tư hơn 35 tỷ đồng, nhằm chỉnh trang môi trường đô thị, tạo cảnh quan sinh thái và điểm nhấn tham quan du lịch.

Lý giải điều trùng hợp kỳ diệu đầy cảm xúc sau 50 năm:  30/4/1975 và 30/4/2025 đều rơi vào thứ Tư

Lý giải điều trùng hợp kỳ diệu đầy cảm xúc sau 50 năm: 30/4/1975 và 30/4/2025 đều rơi vào thứ Tư

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Sau đúng nửa thế kỷ, thời khắc lịch sử như được lặp lại khiến lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước càng trở nên thiêng liêng và ý nghĩa hơn bao giờ hết.

Nửa cuối tháng 4 tài lộc cuồn cuộn đổ về túi 5 con giáp này

Nửa cuối tháng 4 tài lộc cuồn cuộn đổ về túi 5 con giáp này

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Nửa cuối tháng 4 Âm lịch theo dự báo phong thủy và tử vi, là thời điểm mang đến nhiều cơ hội lớn cho một số con giáp.

Ngày 14-15/4, Hà Nội tạm cấm xe tải, xe khách, taxi

Ngày 14-15/4, Hà Nội tạm cấm xe tải, xe khách, taxi

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Công an Thành phố Hà Nội vừa có thông báo phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện trong 2 ngày 14 và 15/4, để bảo đảm an ninh, an toàn và giao thông thông suốt phục vụ công tác bảo vệ đoàn khách quốc tế.

Sau không khí lạnh, miền Bắc xuất hiện đợt nắng nóng đầu tiên và dự báo thời điểm xuất hiện nắng nóng gay gắt

Sau không khí lạnh, miền Bắc xuất hiện đợt nắng nóng đầu tiên và dự báo thời điểm xuất hiện nắng nóng gay gắt

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Sau đợt không khí lạnh cuối mùa này, miền Bắc sắp xuất hiện nắng nóng vào cuối tuần này với nền nhiệt lên tới 36oC.

Ngỡ ngàng nhận được 3,5 tỷ đồng trong tài khoản từ người lạ

Ngỡ ngàng nhận được 3,5 tỷ đồng trong tài khoản từ người lạ

Thời sự - 4 giờ trước

Bất ngờ khi có thêm 3,5 tỷ đồng trong tài khoản, chị Phạm Thị Thanh Ngọc ở TP Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) đã trình báo công an để tìm trả lại cho người chuyển nhầm.

Thông tin cực quan trọng kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội, hàng nghìn thí sinh và phụ huynh nên nắm rõ

Thông tin cực quan trọng kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội, hàng nghìn thí sinh và phụ huynh nên nắm rõ

Giáo dục - 4 giờ trước

GĐXH - Dưới đây là các thông tin quan trọng về kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội, thí sinh và phụ huynh nên cập nhật.

Tin sáng 13/4: Sau kẹo Kera, Bộ Công an bóc vụ sữa giả cực lớn doanh thu gần 500 tỷ đồng; Giá vàng đắt nhất lịch sử, vượt mốc 106 triệu đồng/lượng

Tin sáng 13/4: Sau kẹo Kera, Bộ Công an bóc vụ sữa giả cực lớn doanh thu gần 500 tỷ đồng; Giá vàng đắt nhất lịch sử, vượt mốc 106 triệu đồng/lượng

Thời sự - 5 giờ trước

GĐXH - Bộ Công an vừa triệt phá đường dây sữa giả cho bà bầu, trẻ sinh non... với doanh thu gần 500 tỷ đồng; chốt phiên ngày 12/4, giá vàng SJC tại các thương hiệu tăng mạnh vượt 106 triệu đồng/lượng.

Tạm giữ hình sự bảo mẫu ở Quảng Nam về hành vi hành hạ trẻ

Tạm giữ hình sự bảo mẫu ở Quảng Nam về hành vi hành hạ trẻ

Pháp luật - 5 giờ trước

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với bảo mẫu đánh đập dã man trẻ 20 tháng tuổi

Lái xe như diễn xiếc trên đường phố, cô gái nói mình mắc bệnh tâm thần

Lái xe như diễn xiếc trên đường phố, cô gái nói mình mắc bệnh tâm thần

Pháp luật - 14 giờ trước

Làm việc với công an, cô gái thừa nhận hành vi lái xe buông hai tay, không đội mũ bảo hiểm, đồng thời xuất trình giấy xác nhận mắc bệnh tâm thần.

Top