Tục lạ cưới hỏi của đại gia đình các dân tộc Việt Nam
Hôn nhân gia đình của người Kháng
Ngày xưa, việc lấy vợ, lấy chồng của người Kháng vừa tự do vừa phải qua nhiều nghi thức. Sau bốn năm đêm tìm hiểu và ngủ lại nhà người con gái, nếu đôi trai gái ưng ý nhau thì tiến hành ăn hỏi...
Hôn nhân gia đình của người Gié-Triêng
Trẻ em trai khoảng 10 tuổi bắt đầu ngủ đêm tại nhà rông, khoảng 13-15 tuổi bắt đầu cà răng và sau đó vài ba năm sẽ lấy vợ. Trong lễ cưới, cô gái phải chuẩn bị đủ 100 bó củi để nộp cho nhà trai, còn các chàng trai muốn có vợ phải biết đan lát, biết tấu chiêng cồng...
Hôn nhân gia đình của người Cơ Tu
Nhà trai phải tốn của cải nộp cho nhà gái và tổ chức cưới. Việc lấy vợ phải trải qua các bước nghi thức: hỏi, đính hôn, lễ cưới và sau này, khi đã khá giả thường tổ chức thêm lễ cưới lần nữa!
Hôn nhân gia đình của người Xtiêng
Thông thường con trai từ tuổi 19-20, con gái từ tuổi 15-17 bắt đầu tìm bạn đời. Nếu nhà trai có đủ của cải sính lễ, cô dâu về ở đằng chồng, nhưng thực tế phần đông phải ở rể do chưa có đủ đồ dẫn cưới theo yêu cầu của nhà gái (ché quý, chiêng cồng, trâu...) nên chàng rể luôn phải về ở nhà vợ.
Hôn nhân gia đình của người Mnông
Phụ nữ thường chủ động hơn trong việc hôn nhân. Lễ cưới do 2 bên cùng tổ chức. Sau hôn nhân phổ biến là cư trú phía nhà gái, ở nhiều nhóm địa phương lại phổ biến hình thức luân cư song phương.
Hôn nhân gia đình của người Hrê
Ðám cưới của người Hrê có nghi thức dâu và rể kết gắn với nhau thông qua việc trao bát rượu, miếng trầu cho nhau hay quàng chung một vòng dây sợi...
Hôn nhân gia đình của người Xơ Đăng
Ðám cưới của người Xơ Đăng có lễ thức cô dâu chú rể đưa đùi gà cho nhau ăn, đưa rượu cho nhau uống, cùng ăn một mâm cơm... để tượng trưng sự kết gắn hai người.
Hôn nhân gia đình của người Cơ Ho
Người Cơ Ho hiện vẫn tồn tại 2 hình thức gia đình: gia đình lớn và gia đình nhỏ. Tuy nhiên, gia đình lớn hiện nay đương trong quá trình tan rã và hình thức gia đình nhỏ ngày càng trở nên phổ biến, nhất là những vùng trù phú, ven các đường quốc lộ, gần thị trấn, thị xã...
Hôn nhân gia đình của người Khơ Me
Hôn nhân thường do cha mẹ xếp đặt, có sự thoả thuận của con cái. Cưới xin trải qua 3 bước: làm mối, dạm hỏi và lễ cưới, được tổ chức ở bên nhà gái...
Hôn nhân gia đình của người Kinh
Người Kinh có nhiều dòng họ, mỗi tộc họ thường có nhà thờ tổ riêng, họ lại chia ra làm nhiều chi phái và mỗi chi phái lại bao gồm nhiều nhánh. Mỗi nhánh lại bao gồm các anh em cùng bố mẹ, ông bà. Quan hệ họ nội được truyền giữ bền chắc qua nhiều đời...
Hôn nhân gia đình của người Mường
Ngày cưới, chú rể mặc quần áo đẹp chít khăn trắng, gùi một chón (gùi) cơm đồ chín (bằng khoảng 10 đấu gạo), trên miệng chón để 2 con gà sống thiến luộc chín. Cô dâu đội nón, mặc váy áo đẹp ngoài cùng là chiếc áo dài màu đen thắt 2 vạt ở phía trước. Cô dâu mang về nhà chồng thường là 2 chăn, 2 cái đệm, 2 quả gối tựa để biếu bố mẹ chồng và hàng chục gối con để nhà trai biếu cô dì, chú bác.
Hôn nhân gia đình của người Thổ
Từ những đêm "ngủ mái", họ chọn bạn trăm năm. Trong hôn nhân, nhà trai phải tốn không ít tiền của và trước khi cưới, chàng trai phải năng đến làm việc cho nhà vợ tương lai.
Hôn nhân gia đình của người Cống
Trong hôn lễ của người Cống, thường chỉ có lễ dạm hỏi. Sau lễ dạm hỏi, chàng trai bắt đầu ở rể vài năm chứ chưa tổ chức cưới chính thức. Thường họ sinh vài đứa con mới cưới...
Hôn nhân gia đình của người Co
Đám cưới của người Co đơn giản, gọn nhẹ, không tốn kém nhiều, chỉ là dịp mọi người vui chứng kiến đôi trai gái thành vợ, thành chồng. Hình thức cư trú đằng chồng sau lễ cưới là phổ biến...
Hôn nhân gia đình của người Chăm
Trong hôn nhân của người Chăm, nhà gái c¬ưới chồng cho con, sính lễ cũng do nhà gái lo liệu. Con trai ở rể nhà vợ. Con gái sinh ra mang họ mẹ và cũng chỉ có con gái được thừa kế tài sản, đặc biệt người con gái út phải nuôi dưỡng cha mẹ già nên được phần chia tài sản lớn hơn các chị...
Hôn nhân gia đình của người Chứt
Khi vợ sắp đến ngày ở cữ, người chồng thường dựng một cái lều nhỏ cho vợ ở ngoài rừng, thỉnh thoảng đến thăm nom, tiếp tế, còn lại phải để vợ tự xoay sở hết thảy mọi việc... Sau 7 ngày chồng mới đến đón vợ con vào nhà!
Hôn nhân gia đình của người Chơ Ro
Ở người Chơ Ro tồn tại cả hai hình thức trong cưới hỏi: nhà trai đi hỏi vợ hoặc nhà gái đi hỏi chồng. Hôn lễ tổ chức tại nhà gái, sau lễ thành hôn thì cư trú phía nhà vợ, sau vài năm sẽ dựng nhà ra ở riêng.