Đừng biến trường học thành trung tâm luyện thi vô cảm
Theo nghiên cứu sinh tiến sĩ Nguyễn Quốc Vương, để thành công và sống hạnh phúc, con người cần có sức khỏe tốt và vốn văn hóa nền tảng mạnh, trước khi cần điểm số hay bằng cấp.
Vụ việc nam sinh trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến, TP.HCM, tự tử , để lại thư tuyệt mệnh bày tỏ sự khủng hoảng tinh thần trước áp lực học hành đang làm xôn xao dư luận. Một sự kiện buồn và có thể nói là bi thảm, đau đớn.
Áp lực học tập, thi cử quá lớn
Nhìn gần, đây là áp lực học tập. Nhìn xa, đó là hiện tượng biến giáo dục thành khoa cử, biến trường học thành trung tâm luyện thi.
Nhận thức mù mờ về triết lý - mục tiêu giáo dục khiến trường học quay cuồng trong triền miên các cuộc cải cách mà hầu hết là… cải cách thi.
Cải cách thi tốt nghiệp, cải cách thi đại học, cải cách thi vào lớp 6, cải cách thi vào lớp 10.
Ở trường học, nhịp điệu sinh hoạt một năm bó hẹp lại cũng chỉ có một chữ "thi": Các bài kiểm tra đủ dạng, thi khảo sát đầu năm, thi giữa kỳ, thi cuối kỳ, thi thử đại học.
Học sinh thi rồi giáo viên cũng thi. Hết thi giáo viên giỏi bộ môn các cấp (quận, huyện, tỉnh, thành phố, quốc gia) lại đến thi giáo viên chủ nhiệm giỏi. Hết thi sáng kiến kinh nghiệm lại đến thi chuyên đề.
Sau khi thi xong sẽ là điểm số (thông báo công khai thay vì đảm bảo riêng tư) và xếp loại, xếp thứ tự.
Việc xếp thứ tự theo lớp, thậm chí là theo khối, thành tích học tâp tính bằng điểm số là "cái án" khủng khiếp với nhiều học sinh. Ở đó, một số thấy mình là người ưu việt, số khác đông hơn cảm thấy mình là người bỏ đi hoặc đần độn.

Thi cử đã trở thành hoạt động trung tâm của giáo dục và trường học thực chất đã biến thành trung tâm luyện thi. Dạy thêm ngoài giờ, dạy phụ đạo, dạy thêm, dạy bồi dưỡng… cũng để phục vụ thi.
Trường học - nơi có chức năng phát hiện, khai mở tối đa phẩm chất năng lực của con người để họ biết sống như người bình thường, một người biết kiếm tìm hạnh phúc cho mình và xã hội - đã biến thành cỗ máy luyện thi lạnh lùng và tàn nhẫn.
Nó đã biến các học sinh chỉ biết có cạnh tranh và đố kỵ thay vì hợp tác.
Nó đã biến đời sống trường học sống động, phong phú và đầy màu sắc thành một màu xám đầy âu lo - nỗi lo bài tập về nhà và thi cử.
Nó cũng biến thành hố đen hút tất cả mối quan tâm và năng lượng của phụ huynh vào đó. Phụ huynh thay vì suy ngẫm xem mình muốn con trở thành người như thế nào đã cuống cuồng lo lắng xem con hôm nay được điểm gì, cuối kỳ đứng thứ bao nhiêu, có được học sinh giỏi không?
Thèm khát con cái thành đạt thông qua thi cử (sự kéo dài của khoa cử phong kiến) đã làm cho nhiều phụ huynh trở nên mù quáng hoặc tham vọng điên cuồng. Học ở trường - chưa đủ. Học ở trung tâm - chưa đủ. Phụ huynh cho con đến học ở cả nhà thầy cô.
Học ngày, học đêm, vừa ăn vừa học, vừa đi xe vừa học.
Mỗi ngày chỉ có 24 tiếng, sức lực con người chỉ có hạn. Hệ quả là sức khỏe của học sinh bị ảnh hưởng nghiêm trọng cả về thể xác và tinh thần.
Càng cuối cấp ba, áp lực càng nặng nề. Bao nhiêu áp lực trong cấu trúc hình tháp - biểu tượng của sự quan liêu và lạnh lùng cuối cùng dồn xuống học sinh - những người còn non nớt cả về thể xác lẫn tinh thần.
Tuyệt đối hóa điểm số là sự mù quáng trong nhận thức
Tâm hồn và thể xác nhiều em sớm bị tổn thương và có thể không bao giờ hồi phục. Trong cả cơn mơ lúc trưởng thành, nhiều em sẽ vẫn ú ớ mình đang... đi thi hoặc thi trượt.
Hài hước làm sao khi cánh cửa đại học ngày càng rộng mở nhưng phụ huynh vẫn điên cuồng lo lắng chuyện thi đại học của con và luôn mong con thi đỗ vào đại học “tốp” đầu hay kỳ vọng phải du học.
Thế giới ngày nay khác xa thời phong kiến. Xưa kia để thành công - thành đạt, nâng cấp địa vị xã hội, chỉ có một con đường: Học - thi đỗ - làm quan.
Ngày nay, con người có nhiều cách để lập thân. Sẽ có những người theo con đường khoa bảng. Sẽ có những người thành công nhờ học các trường danh tiếng. Nhưng cũng sẽ có vô số người khác kiến tạo được cuộc đời tự tin và hạnh phúc không nhờ vào hai con đường nó.
Để thành công và sống hạnh phúc, con người cần có sức khỏe tốt và vốn văn hóa nền tảng mạnh trước khi cần điểm số hay bằng cấp.
Tuyệt đối hóa điểm số trường học hay sự thành công trong học hành trường lớp là sự mù quáng trong nhận thức.
Muốn trở thành con người bình thường và xa hơn là người có cống hiến cho xã hội, không thể chỉ cứ học giỏi các môn giáo khoa trong trường phổ thông hay thi đạt điểm cao là ổn.
Để có điều đó, họ phải có lòng kiên nhẫn, tinh thần khoan dung, khả năng tập trung, khả năng hợp tác với người khác, khả năng vượt khó, khả năng chịu đựng và vượt qua sự chỉ trích…
Những cái đó phần nhiều sẽ không đến từ việc giải đi giải lại các bài toán, lý, hóa theo “form” định sẵn hay đọc và viết các bài văn mẫu để đi thi đạt điểm cao. Nó sẽ đến trong quá trình “xã hội hóa” khi cá nhân trải nghiệm đời sống gia đình, xã hội và trường học.
Đặc biệt, nó đến thông qua việc cá nhân tích lũy nền tảng văn hóa cơ bản của bản thân; thông qua việc đọc sách và biểu đạt bản thân; thông qua thể thao, văn học, nghệ thuật, hoạt động xã hội…
Những người thành đạt mà không có sức khỏe và nền tảng văn hóa tốt rồi cuối cùng cũng sẽ găp rắc rối hoặc sự nghiệp của họ không bền vững.
* Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả.
Ông Nguyễn Quốc Vương là nghiên cứu sinh tiến sĩ về giáo dục lịch sử tại ĐH Kanazawa, Nhật Bản.
Ông Vương là tác giả nhiều cuốn sách liên quan giáo dục như: Giáo dục Việt Nam học gì từ Nhật Bản; Đi tìm triết lý giáo dục Việt Nam, đồng thời dịch các cuốn sách như: Sổ tay giáo dục gia đình Nhật Bản; Cải cách giáo dục Nhật Bản.
Theo Tri thức trực tuyến

Những người sinh ngày Âm lịch này rất có duyên về tiền bạc
Đời sống - 8 giờ trướcGĐXH - Những người sinh ngày Âm lịch này Thần Tài luôn mỉm cười với họ nhờ đó tiền tài dư dả.

ABBANK gây quỹ thành công 100.000 cây quế, giúp người dân Yên Bái xây dựng tương lai bền vững
Xã hội - 10 giờ trướcNgân hàng TMCP An Bình (ABBANK) phối hợp cùng Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) chính thức trao tặng 100.000 cây quế cho bà con xã Pá Lau, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, sau hơn 3 tháng phát động gây quỹ.

Danh tính kẻ 'ngáo đá' cầm kéo đâm nhiều người đi đường ở Cần Thơ
Pháp luật - 11 giờ trướcGĐXH - Cơ quan chức năng xác định, Đặng Thanh Tùng (37 tuổi) là người điều khiển xe máy, mang theo vật nhọn đâm liên tiếp 4 người trên đường. Tùng bị bắt sau gần 1 ngày lẩn trốn, xét nghiệm nhanh cho kết quả dương tính với ma túy.

Quy định mới nhất về độ tuổi được làm hộ chiếu (passport) năm 2025
Đời sống - 13 giờ trướcGĐXH - Hộ chiếu (passport) là giấy tờ quan trọng được sử dụng xuất nhập cảnh. Công dân từ bao nhiêu tuổi có thể làm hộ chiếu?

Cảnh báo nguy cơ trượt tốt nghiệp lớp 12
Giáo dục - 13 giờ trướcGần 32% số bài thi khảo sát lớp 12 của Hà Nội dưới điểm trung bình, trong đó có hàng nghìn bài thi bị điểm liệt. Một trong những nguyên nhân chính là do đề thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 có cấu trúc, định dạng mới.

Thanh Hóa: Đề nghị kiểm điểm lãnh đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Hà Trung
Thời sự - 14 giờ trướcGĐXH – Thanh tra tỉnh Thanh Hóa chỉ ra nhiều vi phạm tại các dự án, đồng thời đề nghị kiểm điểm Giám đốc và Phó Giám đốc phụ trách Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng (BQLDAĐTXD) huyện Hà Trung.

Hãi hùng cảnh nam thanh niên bị kẻ lạ mặt dùng kéo đâm khi đang dừng đèn đỏ
Pháp luật - 15 giờ trướcGĐXH - Đang dừng chờ đèn đỏ, nam thanh niên bất ngờ bị một người đàn ông đi xe máy cầm kéo đâm thẳng vào lưng. Vụ việc được xác định xảy ra tại TP Cần Thơ. Đối tượng gây án sau đó đã bị lực lượng chức năng khống chế, bắt giữ.

Bảo vệ trẻ khỏi xâm hại tình dục: "Trách nhiệm không được phép trì hoãn"
Đời sống - 15 giờ trướcGĐXH - Nạn ấu dâm không còn là những câu chuyện rùng rợn trên báo mà đã len lỏi vào từng chiếc smartphone, từng khung chat, từng buổi học thêm tưởng chừng vô hại. Trẻ em là đối tượng yếu thế nhất nhưng lại đang phải tự xoay sở trong một thế giới chưa thực sự an toàn. Đã đến lúc cộng đồng phải chung tay kiến tạo một lá chắn vững chắc - nơi tuổi thơ được bảo vệ và kẻ xấu không còn 'đất' để ẩn nấp.

Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo kiểm tra, xử lý tình trạng đổ trộm phế thải ở ven sông Hồng
Thời sự - 15 giờ trướcGĐXH - Chủ tịch UBND Thành phố chỉ đạo kiểm tra, xử lý thông tin báo điện tử Công thương phản ánh tình trạng đổ trộm phế thải lấn sông Hồng đoạn chảy qua xã Liên Hà, huyện Đan Phượng.

Hà Nội ra lộ trình chuyển đổi và phát triển hệ thống xe buýt sử dụng điện
Thời sự - 17 giờ trướcGĐXH - Theo UBND TP Hà Nội, trong tháng 4/2025, thành phố sẽ thống nhất lộ trình chuyển đổi và phát triển hệ thống xe buýt sử dụng điện; chậm nhất đến năm 2030 đạt tỷ lệ 100% phương tiện xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn Thành phố.

Ngỡ ngàng 'vương giả chi hoa' khoe sắc giữa chốn Hoàng cung Huế
Đời sốngGĐXH - Những ngày tháng 4, nhiều du khách khi đến tham quan Hoàng cung Huế không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của hoa ngô đồng - loại "vương giả chi hoa".