Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đừng coi thường ngay cả những cú ngã nhẹ: Nếu thấy những biểu hiện này, bạn cần phải được cấp cứu ngay nếu không sẽ nguy hiểm tính mạng

Thứ năm, 08:40 18/06/2020 | Sống khỏe

Sơ sảy bị vấp ngã là những tai nạn tưởng chừng rất bình thường trong cuộc sống, tuy nhiên mọi người nên chú ý quan sát những bất thường của cơ thể bởi rất có thể tiềm ẩn những nguy hiểm đối với sức khỏe, đặc biệt là chấn thương vùng đầu.

Chấn thương đầu có thể được hiểu là bất kỳ chấn thương nào xảy ra ở vùng đầu, bao gồm cả não, sọ và da đầu. Loại chấn thương này có thể xảy ra với bất cứ ai khi gặp tai nạn xe cộ, va đập với người khác, bị ngã và bị đụng đầu.

Đừng coi thường ngay cả những cú ngã nhẹ: Nếu thấy những biểu hiện này, bạn cần phải được cấp cứu ngay nếu không sẽ nguy hiểm tính mạng - Ảnh 1.

Bất ngờ vấp ngã có thể là dấu hiệu của chấn thương đầu.

Các trường hợp bị chấn thương ở đầu dù là vết thương nhẹ cũng vẫn cần được kiểm tra một cách cẩn thận để đảm bảo phần đầu không gặp vấn đề nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.

Sau khi bị ngã, nếu bạn nhận thấy cơ thể đang có những dấu hiệu này thì chứng tỏ phần đầu đã bị chấn thương, hãy nhanh chóng đi cấp cứu trước khi những điều tồi tệ hơn xảy đến.

1. Xuất hiện tổn thương bên ngoài

Nếu bạn bị tai nạn hoặc gặp các sự cố không may, bạn có thể dành vài phút xem xét kỹ những tổn thương bên ngoài. Hãy kiểm tra kỹ lưỡng toàn bộ đầu bằng cách dùng mắt quan sát và sờ một cách nhẹ nhàng.

Các dấu hiệu này có thể là:

- Những vết cắt hoặc vết trầy xước chảy máu, có thể chảy nhiều máu vì trên đầu có nhiều mạch máu hơn các bộ phận khác của cơ thể

- Mũi hoặc tai chảy máu hoặc dịch

- Da chuyển màu xanh đen bên dưới mắt hoặc tai

- Thâm tím

- Sưng cục

- Dị vật kẹt trong đầu

2. Xuất hiện các triệu chứng lạ bên trong

Các triệu chứng lạ bên trong có thể cảnh báo chấn thương nghiêm trọng bên ngoài hoặc bên trong đầu. Các dấu hiệu này có thể xuất hiện ngay sau chấn thương hoặc sau đó vài giờ.

Đừng coi thường ngay cả những cú ngã nhẹ: Nếu thấy những biểu hiện này, bạn cần phải được cấp cứu ngay nếu không sẽ nguy hiểm tính mạng - Ảnh 2.

Các dấu hiệu thường là:

- Ngưng thở

- Đau đầu dữ dội hoặc cường độ đau tăng dần

- Mất thăng bằng

- Mất ý thức

- Yếu sức

- Không thể điều khiển tay hoặc chân

- Kích thước đồng tử không đều hoặc chuyển động mắt bất thường

- Co giật

- Khóc không dứt (ở trẻ em)

- Mất vị giác

- Buồn nôn hoặc nôn

- Cảm giác váng vất hoặc quay cuồng

- Ù tai tạm thời

- Cực kỳ buồn ngủ

Đừng coi thường ngay cả những cú ngã nhẹ: Nếu thấy những biểu hiện này, bạn cần phải được cấp cứu ngay nếu không sẽ nguy hiểm tính mạng - Ảnh 3.

Đặc biệt, khi thấy mình hoặc người xung quanh sau khi ngã có dấu hiệu thay đổi tâm trạng, mất phương hướng, mất trí nhớ, nói líu lưỡi, nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh... thì nên gọi cấp cứu ngay.

3. Cần làm gì để tự cứu mình nếu xuất hiện các dấu hiệu lạ sau khi ngã

Nếu sau khi ngã, bạn xuất hiện các triệu chứng bên trên thì khả năng cao đã bị chấn thương đầu, hãy đến bác sĩ hoặc gọi dịch vụ cấp cứu ngay để giảm thiểu nguy cơ chấn thương nghiêm trọng, nguy hiểm đến tính mạng và được điều trị thích hợp.

Bạn nên đến gặp bác sĩ trong vòng một hoặc hai ngày khi bị chấn thương đầu, ngay cả khi vết thương không đòi hỏi phải cấp cứu. Nhớ kể cho bác sĩ biết chấn thương đã xảy ra như thế nào và bạn đã dùng các biện pháp giảm đau nào ở nhà.

4. Sơ cứu y tế như thế nào với người bệnh gặp chấn thương đầu?

- Điều đầu tiên, bạn nên gọi ngay cho bác sĩ để cấp cứu cho bệnh nhân kịp thời.

- Nếu người bị chấn thương đầu còn tỉnh táo, điều quan trọng là cố định đầu của nạn nhân khi chăm sóc hoặc chờ cấp cứu.

- Dù chấn thương nhẹ hay nặng, điều quan trọng là phải cầm máu nếu nạn nhân chảy máu. Bạn có thể dùng băng gạc hoặc vải sạch áp vào vết thương trong mọi trường hợp chấn thương đầu.

Đừng coi thường ngay cả những cú ngã nhẹ: Nếu thấy những biểu hiện này, bạn cần phải được cấp cứu ngay nếu không sẽ nguy hiểm tính mạng - Ảnh 4.

- Một số trường hợp có thể cảm thấy buồn nôn khi bị chấn thương đầu, lúc này bạn cần lăn nạn nhân nằm nghiêng để hạn chế rủi ro bị nghẹn do nôn.

- Nếu thấy vết thương bị sưng, bạn có thể sử dụng các túi nước đá để kiềm chế sưng viêm, giảm đau hoặc cảm giác khó chịu.

- Tốt nhất là bạn nên theo dõi nạn nhân trong vài ngày hoặc cho đến khi có sự trợ giúp chuyên khoa.

Theo Nhịp sống Việt


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông 52 tuổi ở Lào Cai nhiễm vi khuẩn 'ăn thịt người' Whitmore khi dọn bùn sau lũ

Người đàn ông 52 tuổi ở Lào Cai nhiễm vi khuẩn 'ăn thịt người' Whitmore khi dọn bùn sau lũ

Bệnh thường gặp - 1 phút trước

GĐXH - Sau khi dọn bùn đất sau lũ không sử dụng đồ bảo hộ, người đàn ông 52 tuổi tại Lào Cai đã phải nhập viện do nhiễm vi khuẩn "ăn thịt người" Whitmore nguy hiểm.

2 nguồn thực phẩm giàu protein lành mạnh tốt cho tim

2 nguồn thực phẩm giàu protein lành mạnh tốt cho tim

Sống khỏe - 4 phút trước

Ăn nhiều thịt không phải là cách tốt nhất để cung cấp protein cho cơ thể. Có rất nhiều thực phẩm giàu protein lành mạnh khác tốt cho sức khỏe và tốt cho tim hơn.

Nam bác sĩ bật khóc, ôm người mẹ vừa qua đời khi thực hiện xong di nguyện

Nam bác sĩ bật khóc, ôm người mẹ vừa qua đời khi thực hiện xong di nguyện

Sống khỏe - 27 phút trước

Bác sĩ Trung nén đau thương hiến giác mạc theo di nguyện lúc sinh thời của mẹ. Khi hoàn thành thủ tục, vị bác sĩ quân y ôm mẹ khóc.

Uống bao nhiêu ly rượu mỗi tuần có nguy cơ mắc ung thư?

Uống bao nhiêu ly rượu mỗi tuần có nguy cơ mắc ung thư?

Sống khỏe - 12 giờ trước

Phụ nữ uống 7 ly rượu mỗi tuần, nam giới uống 14 ly sẽ đối mặt với nguy cơ mắc một số loại ung thư.

Nam bác sĩ hiến giác mạc của mẹ để mang lại ánh sáng cho 2 người

Nam bác sĩ hiến giác mạc của mẹ để mang lại ánh sáng cho 2 người

Y tế - 15 giờ trước

Nam bác sĩ quyết định hiến tặng giác mạc người mẹ theo di nguyện của bà để mang lại ánh sáng cho hai người bệnh

4 loại trà làm dịu đường ruột, tốt cho người bị viêm loét đại tràng

4 loại trà làm dịu đường ruột, tốt cho người bị viêm loét đại tràng

Sống khỏe - 17 giờ trước

Một số loại trà có tác dụng làm dịu, tốt cho người viêm loét đại tràng. Tham khảo 4 loại trà dưới đây để biết về tác dụng của chúng.

Đầu gối yếu có nên chạy bộ không?

Đầu gối yếu có nên chạy bộ không?

Sống khỏe - 17 giờ trước

Đầu gối yếu, lỏng lẻo hay thoái hóa khiến nhiều người lo ngại không chạy bộ. Tuy nhiên, nếu bạn thực hiện một số bài tập tăng cường sức mạnh cho đầu gối thì hoàn toàn có thể thực hiện chạy bộ mỗi ngày.

Người mang nhóm máu O, A, B, AB có nguy cơ mắc bệnh gì?

Người mang nhóm máu O, A, B, AB có nguy cơ mắc bệnh gì?

Sống khỏe - 22 giờ trước

Nếu mang nhóm máu O, bạn sẽ có khả năng sống lâu hơn người mang nhóm máu khác, trong khi nguy cơ bị đông máu sẽ cao hơn nếu bạn mang nhóm máu AB. Hãy cùng tìm hiểu nhóm máu có thể ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ dưới đây.

Loại lá có mùi thơm tự nhiên, giúp hạ đường huyết và ngừa cao huyết áp, người bệnh tiểu đường nên ăn để phòng bệnh

Loại lá có mùi thơm tự nhiên, giúp hạ đường huyết và ngừa cao huyết áp, người bệnh tiểu đường nên ăn để phòng bệnh

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

GĐXH - Lá nếp được ghi nhận có công dụng tốt cho người bệnh tiểu đường. Các chiết xuất hóa học từ lá nếp chứa nhiều hợp chất phenol và có tác dụng hạ đường huyết...

Điều gì sẽ xảy ra nếu đi bộ hơn 4.000 bước mỗi ngày?

Điều gì sẽ xảy ra nếu đi bộ hơn 4.000 bước mỗi ngày?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Đi bộ mỗi ngày trở thành thói quen của nhiều người, nhất là người muốn giảm cân, người cao tuổi, vậy điều gì sẽ xảy ra nếu đi bộ hơn 4.000 bước mỗi ngày?

Top